Xi Măng Holcim nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2012
Công tyXi măng Holcim Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất xi măng duy nhất trong 17 doanh nghiệp trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2012.
Giải thưởng chính là sự công nhận cho các nỗ lực của Holcim trong việc tuân thủ các quy định của nhà nước về sản xuất cũng như cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Sự kiện này một lần nữa khẳng định mối quan tâm hàng đầu của Holcim Việt Nam về chất lượng sản phẩm sau khi Holcim Việt Nam chính thức công bố Hợp Quy (CR) trên bao bì tất cả các sản phẩm xi măng Holcim vào cuối tháng 8.2012 vừa qua.
Dấu Hợp Quy có mặt trên 7 sản phẩm xi măng phù hợp với tất cả các công trình như nhà ở dân dụng (xi măng Holcim đa dụng) và 6 sản phẩm xi măng dành cho công trình có quy mô lớn, đem lại sự an tâm cho khách hàng, tạo nền tảng vững chắc cho hàng triệu tổ ấm khắp mọi nơi trên cả nước.
Video đang HOT
Xi măng Holcim, thương hiệu hàng đầu thế giới, được thành lập từ năm 1912 tại Thụy Sỹ, tự hào đã có 100 năm “Vững xây cuộc sống” cho hàng triệu tổ ấm tại hơn 70 quốc gia.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, đến nay Holcim Việt Nam đã có 4 nhà máy, 12 trạm trộn bê tông hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu, với hơn 10.000 cửa hàng bán lẻ rộng khắp, Xi măng Holcim đã tham gia vào rất nhiều dự án từ xây dựng nhà ở dân dụng đến cơ sở hạ tầng, chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng có tầm ảnh hưởng lớn như: cầu Phú Mỹ (Q.7, TP.HCM), cảng Quốc tế Sài Gòn (Bà Rịa-Vũng Tàu), cao ốc Sunrise City (Q.7, TP.HCM), Kum Ho Asia (Q.1, TP.HCM),… tại khu vực miền Nam.
Theo TNO
Sức mua càng "kích" càng yếu - Kỳ 2: Vật liệu xây dựng ế ẩm
Cuối năm là mùa cao điểm của dân xây dựng khi người dân đua nhau xây, sửa nhà đón tết. Năm nay, không khí tại các "chợ" vật liệu xây dựng khá đìu hiu.
Chơi bài giết thời gian
Năm nay khó khăn, bán hàng không được, chỉ trông chờ vào dịp cuối năm, nhưng với tình hình này buôn bán chắc sẽ thất bát
Ông Giang, chủ cửa hàng
Khu "chợ" VLXD trên đường Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Q.10, TP.HCM những ngày này không còn thấy cảnh tấp nập người ra vào mua bán. Thay vào đó là cảnh ế ẩm, nhân viên của hầu hết các cửa hàng chỉ ngồi chơi xơi nước. Tại một cửa hàng chuyên bán ván ép, 4 nhân viên ngồi trên một tấm ván lớn... chơi bài. Theo anh Thắng, nhân viên cửa hàng, khách mua hàng ít, rảnh không biết làm gì nên ngồi chơi bài giết thời gian. Tình trạng ế ẩm đã kéo dài mấy năm nay, nhưng từ đầu năm 2012 đến nay là thê thảm nhất. Hiện đang là mùa cao điểm xây dựng nhưng số lượng giao dịch cũng không tăng nhiều so với những tháng trước.
Tại gian hàng của Công ty Song Trân, ông Trịnh Hoài Hùng buồn bã kể hầu hết nhà nằm trên đường Tô Hiến Thành đều bán VLXD nhưng người mua thưa thớt. So với năm 2009-2010, sức mua giảm 50%. Hiện đã vào mùa cao điểm nhưng từ chủ đến nhân viên chỉ ngồi chơi. Người dân ít sửa chữa nhà nên bán được ít.
Cách đó mấy căn, DNTN Hoàng Nga chuyên bán các loại đá, gạch trang trí mặc dù treo biển giảm giá đến 30% nhưng khách hàng vẫn thưa. Theo chủ DN này, những năm trước đây việc buôn bán đã ế ẩm nhưng năm nay tình hình còn thê thảm hơn. Công trình xây dựng ít nên hàng bán rất chậm.
Cát, xi măng, sắt thép là VLXD chính yếu nhưng theo ông Giang, chủ cửa hàng VLXD trên đường Đất Mới (Q.Bình Tân), thì sức mua rất yếu. "Năm nay khó khăn, bán hàng không được, chỉ trông chờ vào dịp cuối năm, nhưng với tình hình này buôn bán chắc sẽ thất bát", ông Giang than vãn.
Cửa hàng VLXD ế khách, hàng tồn kho tại các công ty sản xuất tăng cao. Theo ông Nguyễn Trung Kiên, phụ trách kinh doanh Công ty Bảo Lộc, hiện công ty còn tồn kho 7 triệu viên gạch. Gạch tồn, chất lượng xuống cấp nên giá cũng giảm. Bình thường bán giá 750 đồng thì nay chỉ bán được 720 đồng/viên. Nếu năm 2008 bán được cả 100 triệu viên thì đến năm 2011 bán được 70 triệu viên và năm nay cố gắng lắm cũng chỉ được 60 triệu viên. Không chỉ ế, lượng hàng ít ỏi bán được lại bị nợ. Thông thường, vào mùa cao điểm, mỗi tháng được 8-10 triệu viên còn nay bán được hơn 5 triệu viên. Công ty của ông cũng chỉ hoạt động cầm chừng.
Khu bán vật liệu xây dựng trên đường Tô Hiến Thành (Q.10) không còn nhộn nhịp như trước đây - Ảnh: Đình Sơn
Khuyến mãi vẫn ế
Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho hay hiện tồn kho xi măng khoảng 2.600 tấn, kính là 80 triệu m2. Công suất sản xuất kính mỗi năm khoảng 170 triệu m2 thì nay chỉ chạy nửa công suất mà vẫn tồn kho tới 80 triệu m2 nên đây là ngành sản xuất VLXD gặp khó khăn nhất. Gạch ceramic trong khi mọi năm sản xuất khoảng 80% công suất thì năm nay sản xuất được 50%. Sản lượng giảm mạnh khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa và cũng đang tồn kho 4 tháng sản xuất. Nhà máy sản xuất dây điện, công tắc, trang trí nội thất cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nguyên nhân khiến thị trường VLXD tồn kho lớn, theo ông Nam, là do năm nay tổng mức đầu tư toàn xã hội, vốn tư nhân, ODA giảm mạnh. Nếu năm trước đầu tư toàn xã hội khoảng 42% GDP thì năm nay còn 30-32%. Dự án ít, người dân cũng ít xây sửa nhà do thu nhập ít đi dẫn đến tồn kho ngày càng gia tăng.
Ông Nguyễn Thanh Vân, Tổng giám đốc Công ty tư vấn - quản lý chất lượng Đầu Tiên (FQM), chuyên về thi công, quản lý dự án xác nhận, tại các khu công nghiệp, tình trạng xây dựng nhà máy chỉ nhỏ giọt. Thị trường trông cậy vào khách hàng cá nhân nhưng người dân cũng đã và đang cắt giảm mạnh việc xây, sửa nhà. Nhu cầu về sắt thép, xi măng, gạch, hàng nội thất... đã giảm 50-60% so với năm trước.
Theo TNO
Vụ cháu bé 10 tháng tuổi bị giết: Lời khai tàn độc của người cha Nghi ngờ đứa con trai không phải con mình, Hà đã nhiều lần nhốt vợ trong nhà, đánh đập, cắt trụi tóc. Chiếc bao tải chứa xác cháu bé tại hiện trường Lấy nhau, có tới 2 mặt con, nhưng Hà vẫn nghi ngờ vợ mình có quan hệ bất chính với người khác nên sinh ra cháu Trần Gia Bình. Vì vậy,...