Xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh: Luật sư của bị cáo đang mang án tử nói gì?
“Quá trình điều tra, bị cáo Sơn đã thành khẩn khai báo, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra nhanh chóng kết thúc vụ án, bản thân ông Sơn cũng rất ăn năn, hối cải”, luật sư Ứng nói.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại phiên tòa xét xử sai phạm ở PVN và PVC.
Sáng 13.1, phiên tòa xét xử các bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN) và Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Cty xây lắp Dầu khí Việt Nam – PVC) tiếp tục phần tranh tụng.
Luật sư Lê Đình Ứng (người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Phó TGĐ PVN) đã nêu quan điểm bào chữa cho thân chủ.
Theo cáo trạng, bị cáo Sơn biết rõ hợp đồng EPC số 33 (hợp đồng thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2) ký trái quy định nhưng bị cáo vẫn chỉ đạo Ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ trái mục đích, gây thiệt hại hơn 119 tỷ đồng.
Bị cáo này bị Viện kiểm sát đề nghị mức án 10-11 năm tù về tội “ Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trình bày quan điểm bào chữa cho thân chủ, ông Ứng cho biết, giai đoạn lấy lời khai, ông Sơn không mời luật sư vì cho rằng làm đúng quy định của PVN nên đã tự bào chữa cho mình. Sau đó, do sức khỏe không đảm bảo, thấy cần luật sư trình bày rõ cho mình trong vụ án, ông Sơn đã mời luật sư.
Video đang HOT
Luật sư Lê Đình Ứng cho rằng, chủ trương xây dựng Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã được lập trước khi ông Sơn về PVN (trước đó ông Sơn công tác tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – OceanBank), các tài liệu chứng cứ đã thể hiện rõ. Như vậy ông Sơn không được tham gia đàm phán, phê duyệt dự án.
Luật sư khẳng định HĐTV, Chủ tịch HĐTV và TGĐ của PVN đã phân công cho Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN phụ trách), hoàn thiện hợp đồng chuyển đổi từ hợp đồng EPC số 33 sang hợp đồng 4194 (chuyển chủ đầu tư từ PVPower về PVN). Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn không được biết sai phạm tại hợp đồng EPC số 33 nói trên bởi trong ban chuyên theo dõi về điện, than không có bị cáo Sơn (ông Sơn phụ trách tài chính kế toán).
“Xuyên suốt các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ thì ngay trong bản cáo trạng cũng không hề có nội dung nào thể hiện bị cáo Sơn biết hợp đồng số 33 có sai sót. Cũng không có nội dung nào về ai báo cáo với bị cáo Sơn việc sai sót này”, luật sư Ứng nói.
Về việc cho PVC ứng tiền theo hợp đồng EPC số 33, luật sư Ứng khẳng định Ban quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do ông Vũ Hồng Chương làm Trưởng ban và có quy chế quản lý tài chính riêng. Ông Sơn không trực tiếp ứng tiền cho PVC, chỉ chuyển cho ban quản lý dự án.
Về việc chỉ đạo Ban quản lý dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 tạm ứng tiền cho PVC – công ty do Trịnh Xuân Thanh điều hành – luật sư cho rằng thân chủ của ông chỉ thực hiện theo quyền được phân công. Theo quy định, các dự án trọng điểm như nhiệt điện Thái Bình 2, việc cấp vốn thực hiện theo kế hoạch cấp được HĐQT PVN phê duyệt. Ban quản lý dự án có trách nhiệm thay mặt tập đoàn quản lý, sử dụng tiền theo quy định hiện hành.
Trích dẫn một số văn bản gửi đi, luật sư Ứng nói ông Sơn luôn nhắc nhở, yêu cầu Ban quản lý dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật.
Theo luật sư Ứng, tiền tạm ứng thực chất là chuyển két nọ sang két kia thuộc tập đoàn, trách nhiệm sử dụng thuộc Ban quản lý dự án.
“Quá trình điều tra ông Sơn đã thành khẩn khai báo, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra nhanh chóng kết thúc vụ án, bản thân ông Sơn cũng rất ăn năn, hối cải… Mong tòa xem xét tổng thể, toàn cảnh vụ án trong bối cảnh cách đây 10 năm”, luật sư Ứng kiến nghị HĐXX.
Trước đó, trong phiên xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (từng giữ chức TGĐ OceanBank) đã bị tuyên án tử hình về các hành vi tham ô, chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái.
Theo Danviet
VKS đề nghị kiểm tra ông Trần Bắc Hà có thực sự xuất cảnh chữa bệnh
Được triệu tập nhiều lần nhưng ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV) vẫn chưa xuất hiện tại tòa để làm rõ các vấn đề liên quan trong vụ án. HĐXX cho biết sẽ tiếp tục triệu tập ông Trần Bắc Hà dù ông đã có đơn xin vắng mặt.
Mặc dù là ngày nghỉ cuối tuần, nhưng sáng nay (13.1) phiên tòa xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại 4 ngân hàng (VNCB, Sacombank, TPBank và BIDV) vẫn tiếp tục.
Sáng nay, HĐXX và các luật sư tiếp tục xét hỏi các bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan về hành vi Phạm Công Danh cùng đồng phạm lập các hồ sơ vay của BIDV khoảng 4.700 tỷ đồng. Tại tòa, HĐXX thông báo đã chuyển đơn xin vắng mặt và bệnh án của ông Trần Bắc Hà cho VKS, đồng thời mời đại diện VKS có ý kiến về trường hợp này.
Sau đó, đại diện VKS yêu cầu HĐXX tiếp tục triệu tập ông Trần Bắc Hà và những người liên quan có mặt tại tòa vào thứ Hai tới (15.1) và được HĐXX đồng ý. Trong trường hợp ông Trần Bắc và những người liên quan không có mặt tại tòa, HĐXX sẽ cho phép VKS sử dụng những lời khai trong cáo trạng để xem xét các hành vi liên quan.
Liên quan đến bệnh tình của ông Trần Bắc Hà (ung thư gan) như đơn xin vắng mặt, đại diện VKS cũng đề nghị tòa kiểm tra bệnh án của ông Trần Bắc Hà, đồng thời kiểm tra cơ quan xuất nhập cảnh xem thật sự ông Hà có đi chữa bệnh ở nước ngoài hay không.
Trong số các lãnh đạo Ngân hàng BIDV được triệu tập, mới chỉ có ông Đoàn Ánh Sáng có mặt tại tòa.
Trước đó, khi bắt đầu phiên tòa, HĐXX và một số luật sư đã yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV) có mặt tại tòa để làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc BIDV cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay số tiền 4.700 tỷ đồng. Tuy nhiên sau nhiều ngày phiên tòa diễn ra, ông Trần Bắc Hà vẫn chưa xuất hiện. Trước đó, ông Trần Bắc Hà có đơn xin vắng mặt tại tòa với lý do ông bị ung thư gan và đang điều trị, nhưng HĐXX chưa có ý kiến chính thức liên quan đến đơn này.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, ông Phạm Công Danh đã lập các hồ sơ vay vốn khống 4.700 tỷ đồng để thực hiện đề án tăng vốn điều lệ VNCB từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng. Ông Danh trả các khoản vay cũ của Tập đoàn Thiên Thanh bằng cách gửi tiền sang BIDV để cầm cố, bảo lãnh và trả nợ các khoản vay do 12 công ty do Danh lập và đứng tên trên hồ sơ vay vốn, gây thiệt hại cho VNCB 2.550 tỷ đồng.
Trong vụ này, ông Trần Bắc Hà được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Cụ thể, ông đã ký 12 báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Phân ban rủi ro trên cơ sở các thành viên Phân ban rủi ro tín dụng đầu tư đóng dấu đồng ý vào phiếu lấy ý kiến về chủ trương cho 12 công ty vay vốn mua vật liệu xây dựng. Ông Hà cũng ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty vay mua vật liệu xây dựng 4.700 tỷ đồng; giao quyền cho bốn chi nhánh cho ông Danh vay và thu nợ.
Tại bảng giải trình gửi cơ quan điều tra trước đó, ông Trần Bắc Hà cho biết cho 12 công ty vay vốn là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường. Với thẩm quyền và trách nhiệm của mình, ông đã ký báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Phân ban rủi ro tín dụng đầu tư với nội dung phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng.
Nguyên lãnh đạo BIDV này cho rằng cá nhân ông đã thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban quản lý rủi ro, nhưng thừa nhận BIDV trong trường hợp này đã có một số thiếu sót như chưa kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng trong hồ sơ vay vốn, không lập phiếu đánh giá khách hàng về tình hình tài chính. Tuy nhiên, đây chỉ là thiếu sót về mặt nghiệp vụ mang tính chất bổ sung, thuộc quy định nội bộ của BIDV và các bộ phận đã rút kinh nghiệm.
Cơ quan điều tra xác nhận không đủ căn cứ xác định các lãnh đạo Ngân hàng BIDV là đồng phạm với Phạm Công Danh, nên không xử lý hình sự. Riêng ông Trần Bắc Hà đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB, chứ không cho Phạm Công Danh vay và cũng không biết các công ty này do Danh thành lập. Do đó, ông Trần Bắc Hà và một số lãnh đạo cấp cao của BIDV chỉ bị đề nghị kiểm điểm và xử lý hành chính.
Liên quan đến hành vi 12 công ty của Phạm Công Danh vay tiền tại BIDV, chỉ có ông Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo (là cựu lãnh đạo và cán bộ BIDV chi nhánh Gia Định) bị cho là đã cố ý làm trái quy định, giúp ông Danh trong việc giải ngân khoản vay 430 tỷ đồng. Hiện, cả 3 người này đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Theo Danviet
Đại gia Trần Bắc Hà khai gì tại cơ quan điều tra? Ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HDQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) nhiều lần được triệu tập tới tham dự phiên tòa xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm nhưng ông tiếp tục có đơn xin vắng mặt do bị ung thư gan đang điều trị tại bệnh viện. Đại gia Trần Bắc Hà tiếp...