Xét xử vụ dùng nhục hình: Luật sư bị cáo đề nghị khởi tố thêm nhiều đối tượng khác
Trong phiên xử vụ “Dùng nhục hình” tại Sóc Trăng ngày 5/10, Luật sư của bị cáo Triệu Tuấn Hưng đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét khởi tố thêm một số hành vi khác của những người có liên quan trong vụ án này.
Chiều ngày 5/10, phiên tòa “Dùng nhục hình” tiếp tục với phần trình bày tranh luận của các luật sư, bị cáo và bị hại.
Phiên tòa chiều ngày 5/10.
Nhiều mâu thuẫn chưa được làm rõ
Tại phần tranh luận, Luật sư Ánh (bào chữa cho bị cáo Hưng) cho rằng, VKS truy tố tội danh “Dùng nhục hình” đối với bị cáo Triệu Tuấn Hưng là không phù hợp. Theo Luật sư Ánh, qua các hồ sơ, quyết định của Ban chuyên án cho thấy bị cáo Hưng không liên quan đến các hoạt động điều tra trong vụ án giết ông Lý Văn Dũng. Tại tòa, Hưng chỉ khai nhận có lấy lời khai của Diễm do lãnh đạo phân công nhưng “không nhớ là ai”.
Luật sư Ánh cũng cho rằng, đã có sự mâu thuẫn lời khai tại tòa của ông Nguyễn Việt Thanh (Trưởng phòng PC45, Trường Ban chuyên án thời điểm xảy ra vụ án) và ông Nguyễn Hoàng Phú (Phó Phòng PC45 thời điểm xảy ra vụ án) với các bản tự khai trước đó.
Theo Luật sư Ánh, cả ông Thanh và ông Phú cho rằng, đối với án nghiêm trọng thì tất cả các điều tra viên đều phải vào cuộc và do đó, Triệu Tuấn Hưng bắt buột phải tham gia theo quy định. Tuy nhiên, cả ông Phú và ông Thanh đều cho biết không phân công Hưng mà do Đội trưởng đội đó phân công. Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Hoàng Quân (thời điểm vụ án là Đội trưởng) khẳng định không có thẩm quyền phân công Hưng. Luật sư Ánh cũng nghi ngờ có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án. Do đó, Luật sư Ánh đề nghị HĐXX tuyên bố Hưng không phạm tội “Dùng nhục hình” và làm rõ việc có hay không làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Các Luật sư cho rằng, bị cáo Triệu Tuấn Hưng không phạm tội “Dùng nhục hình”. Bản thân bị cáo Hưng cũng kêu oan ngay tại tòa.
Tiếp đó, phần trình bày tranh luận Luật sư Phương Văn Thêm (bào chữa cho bị cáo Hưng) dù khá dài nhưng có nhiều điểm gây chú ý. Luật sư Thêm cho rằng, qua xem xét hồ sơ vụ án, CQĐT Viện KSNDTC đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng. Luật sư Thêm đã nêu ra một số chi tiết để chứng minh khẳng định này của mình như có một đối tượng Triệu Tuấn Hưng nhưng có đến 2 lệnh bắt tạm giam; cáo trạng của VKSNDTC xác định hành vi nhục hình của bị cáo Hưng đối với Trần Văn Đở, Hưng không thừa nhận nhưng VKS không cho đối chất giữa Đở với Hưng; CQĐT Viện KSNDTC không điều tra làm rõ biên bản hỏi cung lấy lời khai của Thạch Sô Phách khi có mâu thuẫn trình độ của Phách trong các biên bản lúc thì không biết chữ, lúc có trình độ 4/12 rồi 9/12…
Luật sư Thêm cũng cho rằng, lời khai của người làm chứng là Nguyễn Văn Lượng cùng Hồ Trung Hiếu và lời khai của các bị hại, bị cáo cũng mâu thuẫn nhau. Do đó, Luật sư Thêm đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ. Ngoài ra, Luật sư Thêm cũng đề nghị khởi tố thêm một số tội danh như “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với Thủ trưởng CQĐT huyện Trần Đề, Thủ trưởng CQĐT tỉnh Sóc Trăng, lãnh đạo Phòng PC45; đề nghị khởi tố tội “Làm chứng gian dối”, “Bắt giữ người trái pháp luật”… đối với các lãnh đạo, cán bộ, điều tra viên có liên quan đến vụ án.
Đại diện luật sư đề nghị truy tố thêm nhiều người khác có liên quan về một số hành vi khác…
Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Văn Quynh (bào chữa cho bị cáo Hưng) cho biết, trong ngày 12, 13, 14/7/2013, anh Nguyễn Văn Lượng và Hồ Trung Hiếu (người làm chứng) không có lịch và tên trong sổ trực ban. Do đó, căn cứ nào cho rằng, anh Lượng và Hiếu có mặt tại cơ quan trông giữ và thấy các bị cáo đánh bị hại. Ngoài ra, tại sao 2 anh Lượng và Hiếu chỉ có trông giữ anh Đở mà không là đối tượng nào khác, đó là điều không thuyết phục.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề người làm chứng cũng được Luật sư Quynh phân tích, cho rằng bị cáo Hưng không có động cơ phạm tội bởi bị cáo Hưng không được phân công theo trình tự pháp luật nên bị cáo Hưng không có lý do gì để đánh anh Đở. Trong khi đó, Luật sư Quynh cho rằng, những người làm chứng lại có động cơ để “làm chứng dối” là xuất phát việc mâu thuẫn giữa bị cáo Hưng và anh Ngô Văn Tuấn (cấp trên của Lượng và Hiếu). “Tôi thấy rằng, vụ án này có nhiều uẩn khúc và cần làm rõ có hay không việc ám hại đồng đội của nhau”, Luật sư Quynh đặt nghi vấn.
Còn Luật sư Hưng (bào chữa cho bị cáo Hưng) thì cũng nhận định, người làm chứng trong vụ án là không khách quan bởi giữa người làm chứng và bị cáo có mâu thuẫn. Ngoài ra, việc cho rằng bị cáo Hưng đánh Phách và xưng tên là rất vô lý.
Các Luật sư của bị cáo Hưng đều cùng đề nghị HĐXX tuyên Triệu Tuấn Hưng không phạm tội. Ngòai ra, Luật sư Hưng cho rằng, vụ án này xử lý hành chính là đủ, chứ không cần xử lý hình sự.
Bị cáo Nguyễn Hoàng Quân tự bào chữa cho mình tại tòa. Bị cáo Quân đã “mượn” bị cáo Hưng để diễn tả lại cảnh việc mình bị tố cáo nắm tóc và dùng dùi cui đánh sau lưng bị hại.
Trong khi đó, tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Hoàng Quân đã tự bào chữa cho mình. Theo bị cáo Quân, trong cáo trạng còn có nhiều tình tiết rất mâu thuẫn cần được làm rõ. Bị cáo Quân cho rằng, cáo trạng truy tố tội “Dùng nhục hình” đối với bị cáo là không đúng. Bị cáo Quân đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội “Dùng nhục hình” và trả tự do cho bị cáo.
Với phần trình bày của mình, bị hại Khâu Sóc vẫn khẳng định, bị cáo Quân và Hưng có đánh anh thật sự. “2 bị cáo nói không đánh tôi, tôi không chấp nhận. Lúc đó, tôi có nói các anh đánh tôi chết tôi cũng không thừa nhận tham gia giết ông Lý Văn Dũng. Vậy mà các anh ấy cứ một một, hai hai bắt tôi khai nhận rồi đánh tôi hoài”, anh Sóc bức xúc.
Còn bị hại Thạch Sô Phách thì cũng một mực khẳng định anh không vu khống bị cáo Hưng. “Anh Hưng đánh tôi rất nhiều lần nên tôi nhớ” Phách nhấn mạnh.
Bị hại Thạch Sô Phách và Khâu Sóc đều khẳng định, các bị cáo có đánh các anh.
Bị cáo Phạm Văn Núi chỉ làm theo chỉ đạo ?
Với phần trình bày tranh luận về cáo trạng của Viện KSNDTC truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” của bị cáo Phạm Văn Núi, Luật sư Khang (bào chữa cho bị cáo Núi) cho rằng trong vụ án này, bị cáo Núi do phục tùng cấp trên nên mới xảy ra hậu quả. Trong vụ việc, bị cáo Núi không vi phạm gì, không vì tư lợi hay có mục đích cá nhân nào.
Luật sư Khang cũng đánh giá, theo quyết định phân công của VKS phân công ông Trần Thanh Điệp (Phó Phòng 1A, Viện KSND Sóc Trăng) nhưng quyết định không ghi rõ ai là kiểm sát viên phụ trách, ai hỗ trợ. “Bị cáo Núi dù không được phân công chính nhưng rất hăng hái tham gia trong quá trình điều tra vụ án. Đề nghị HĐXX cần xem xét sự nhiệt tình, năng nổ của bị cáo Núi”, Luật sư Khang phân tích.
Theo Luật sư Khang, ông Trần Thanh Điệp là lãnh đạo, có chuyên môn giỏi hơn bị cáo Núi nên trong vụ án này, ông Điệp cũng phải có trách nhiệm. Nếu ông Điệp phối hợp tốt với bị cáo Núi có lẽ sẽ không xảy ra vụ án oan này. Đề nghị HĐXX xem xét đến khả năng, nghiệp vụ của bị cáo Núi. Bị cáo Núi đã làm hết trách nhiệm nên hậu quả xảy ra thì cũng không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. “Trong vụ án, sau đó hai cấp trên của bị cáo Núi chỉ bị xử lý hành chính thì tại sao bị cáo Núi lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, Luật sư Khang nêu quan điểm. Do đó, Luật sư của bị cáo Núi đề nghị HĐXX không chấp nhận bản cáo trạng của Viện KSNDTC và tuyên bị cáo Phạm Văn Núi không phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Luật sư bào chữa cho rằng, bị cáo Phạm Văn Núi chỉ là phục tùng cấp trên nên không thể quy trách nhiệm cho một mình bị cáo.
Về phần mình, bị cáo Phạm Văn Núi cho rằng, bị cáo không nhất trí với cáo trạng của Viện KSNDTC cho rằng bị cáo không nghiên cứu, không xem xét hồ sơ kỹ vụ án. Bị cáo Núi cho rằng mình đã nghiên cứu rất kỹ hồ sơ. Theo bị cáo Núi, thời điểm đó bị cáo như đang cầm con dao 2 lưỡi, một lưỡi có thể bỏ lọt tội phạm, một lưỡi là trách nhiệm của một kiểm sát viên nên phải xem xét quyết định. Bị cáo Núi phân trần: “Hồ sơ vụ án là quá hoàn hảo, khi có đến 2 đối tượng tự thú, 5 đối tượng nhận tội. Lời khai của các đối tượng lại rất chi tiết, rất logic và cực kỳ phù hợp. Người làm chứng là bà Hạnh khai cũng rất trùng hợp với các hoàn cảnh xảy ra vụ án. Đây là một kịch bản công phu và cực kỳ hoàn hảo. Nếu có đạo diễn thì tôn đạo diễn này là đạo diễn nhân dân, nếu là ảo thuật thì phải ảo thuật cấp quốc gia”, bị cáo Núi ví von cho hành vi “thiếu trách nhiệm” của mình mà Viện KSNDTC đã truy tố.
Tuy nhiên, về trách nhiệm, bị cáo Núi một mực khẳng định, vụ án này là trách nhiệm của nhiều người chứ không riêng gì của bị cáo khi không phát hiện ra hồ sơ gây ra oan sai này. Thêm nữa, việc bồi thường oan sai đã được thực hiện và là của tập thể chứ không riêng cá nhân bị cáo. Do đó, việc quy kết trách nhiệm cho một mình bị cáo cũng như bị cáo có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là không thuyết phục.
Các bị cáo tại phiên tòa chiều ngày 5/10. Ngày mai 6/10, phiên tòa sẽ tiếp tục với phần tranh luận của VKS và những người có liên quan.
Cáo trạng truy tố là người đúng tội !
Trước đó, trong phần luận tội các bị cáo, đại diện VKS nhấn mạnh, cáo trạng của Viện KSNDTC truy tố hành vi phạm tội của các bị cáo Nguyễn Hoàng Quân, Triệu Tuấn Hưng và Phạm Văn Núi là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tại phiên tòa, đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận cáo trạng truy tố của VKS.
Video: Viện kiểm sát luận tội bị cáo Nguyễn Hoàng Quân và Triệu Tuấn Hưng
Phần luận tội của VKS nhận định, các bị cáo Nguyễn Hoàng Quân, Triệu Tuấn Hưng là những điều tra viên có nhiệm vụ điều tra làm rõ các hành vi phạm tội của các đối tượng mà Ban chuyên án giao. Lẽ ra, các bị cáo dùng phương pháp kinh nghiệm, nghiệp vụ điều tra để chứng minh hoặc dùng các chứng cứ đấu tranh nhưng các bị cáo không làm những việc phải làm mà lần lượt bị cáo Quân, Hưng dùng còng số 8 còng tay các bị hại, dùng tay chân, gậy cao su để đánh các bị hại. Vì quá nôn nóng phá án nhằm mục đích kết thúc sớm vụ án mà các bị cáo đã vi phạm nội quy, quy chế của ngành Công an theo quy định pháp luật, vi phạm nguyên tắc quyền bất khả xâm hạm thân thể của công dân dẫn đến chệch hướng điều tra, làm oan cho người vô tội, đồng thời bỏ lọt tội phạm đối với các đối tượng Lê Thị Mỹ Duyên và Phan Thị Kim Xuyến.
Bị cáo Phạm Văn Núi là kiểm sát viên được phân công khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, kiểm sát quá trình hoạt động điều tra vụ án. Bị cáo Núi đã thiếu kiểm tra sâu sát trong quá trình khám nghiệm tử thi, xét hỏi của điều ra viên để xảy ra việc nhục hình làm oan sai cho 7 phạm nhân vô tội, gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là việc nhận tội đó dẫn đến bản án tử hình.
VKS nhận định, hành vi của các bị cáo không những xâm phạm đến sự hoạt động của các cơ quan nhà nước, trực tiếp là ảnh hưởng đến uy tín thực hiện chức năng nhiệm vụ của CQĐT và Viện KSND Sóc Trăng mà còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, hậu quả làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm nên cần xử lý nghiêm để giáo dục, răn đe và ngăn ngừa chung cho xã hội.
Ngày mai 6/10, phiên tòa tiếp tục diễn ra phần tranh luận.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Trả hồ sơ vụ nam thanh niên đâm chết "dượng" họ
Chạy theo với mục đích can ngăn đánh nhau nhưng bất ngờ bị Phát đánh, Tâm liền dùng dao đâm Phát khiến anh này chết sau khi nhập viện.
Ngày 15/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Dương Chí Tâm (SN 1991, ngụ quận 8) về tội "Giết người".
Theo bản cáo trạng, Dương Chí Tâm là cháu họ của chị Mai Thị Cẩm Lệ và ở sát nhà với bà Lê Thị Lượm (mẹ chị Lệ) tại đường Phạm Thế Hiển, phường 5, quận 8, TPHCM.
Từ tháng 4/2009, Trần Văn Phát và chị Lệ sống chung với nhau như vợ chồng tại căn nhà thuộc ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM của bà Lượm.
Thế nhưng, trong thời gian ở tại đây, giữa chị Lệ và anh Phát thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Ngày 18/4/2010, Phát đánh vào mặt của chị Lệ.
Bị cáo trước vành móng ngựa
Biết chuyện, bà Lượm không cho cả hai ở tại đây nữa và yêu cầu dọn đi. Khoảng 17h ngày 19/4/2010, nhiều người đến đòi nợ chị Lệ về số tiền đã mượn trước đó để đưa cho Phát.
Nghe chuyện, Phạm Nguyễn Yên Vũ (em rể Lệ) liền mang theo móc sắt để tìm Phát đánh. Tâm cũng đi theo Vũ và cầm một cao dao trong người với mục đích can ngăn đánh nhau.
Đến 18h cùng ngày, Vũ gặp Phát đi bộ trên đường Phạm Thế Hiển nên liền xông vào đánh nhau với anh này. Tâm can ngăn nhưng bất ngờ bị Phát dùng cây sắt đánh trúng vai.
Tâm liền dùng dao rồi lao tới đâm nhiều nhát vào đùi và bụng khiến Phát bỏ chạy được một đoạn thì gục ngã. Sau khi gây án, Tâm bỏ về nhà. Còn Phát được người dân đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong ít ngày sau đó.
Ngày 23/4/2010, Tâm bị bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, Tâm khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 15/9, HĐXX nhận thấy hành vi của bị cáo là hết sức nguy hiểm cho xã hội, xem thường pháp luật. Thế nhưng, tại phiên tòa bị cáo không nhận tội và đại diện bị hại kêu oan cho bị cáo.
Bên cạnh đó, HĐXX xét thấy hồ sơ điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra chưa vững chắc các chứng cứ, chưa xác định được rõ hung khí gây ra cái chết cho nạn nhân. Vì vậy, HĐXX quyết định trả hồ sơ về điều tra bổ sung.
Quế Sơn
Theo Dantri
Vụ 9 lãnh đạo Sở Y tế hầu tòa: Trả hồ sơ điều tra lại Sau 3 ngày xét xử án sơ thẩm lần 2 đối với 9 bị cáo nguyên là lãnh đạo chủ chốt của Sở Y tế tỉnh Gia Lai, TAND tỉnh Gia Lai vừa tuyên trả hồ sơ để điều tra lại tình tiết mới trong vụ án. 9 bị cáo bao gồm: Phùng Xuân Quýnh (nguyên Giám đốc Sở) bị truy tố về...