Xét xử vụ đánh bạc ngàn tỉ: “Ông trùm” Phan Sào Nam thừa nhận đã “rửa tiền”
Tại phiên tòa xét xử đường dây đánh bạc ngàn tỉ ngày 16-11, Phan Sào Nam thừa nhận đã thỏa thuận với bị cáo Huỳnh Trọng Văn nâng khống số lượng máy lên để xuất hóa đơn GTGT.
Ngày 17-11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh (cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an) cùng 91 bị cáo khác trong vụ đánh bạc ngàn tỉ tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi các bị cáo trong nhóm tội tổ chức đánh bạc.
Phan Sào Nam (bìa trái) và Huỳnh Trọng Văn tại phiên tòa
Theo điều tra, “ông trùm” đường dây đánh bạc ngàn tỉ Phan Sào Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần VTC truyền thông trực tuyến (VTC Online), nhờ Huỳnh Trọng Văn (giám đốc Công ty ODS) xử lý giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng cách mua hóa đơn đầu vào với chi phí 10% trên tổng giá trị ghi trên hóa đơn. Sau đó, 2 công ty do Nam điều hành hoặc mượn pháp nhân gồm Công ty Nam Việt và VTC Online ký hợp đồng thuê máy chủ, đường truyền của ODS.
Hai bên thỏa thuận Phan Sào Nam chuyển tiền cho ODS theo doanh số trên hóa đơn, sau đó công ty do Huỳnh Trọng Văn điều hành sẽ chuyển lại khoảng 90% số tiền vào tài khoản do Nam chỉ định. Từ tháng 8-2015 đến đầu 2017, Văn bán cho Công ty Nam Việt và VTC Online 36 hóa đơn GTGT khống với tổng doanh số hơn 85 tỉ đồng. Văn chuyển lại tài khoản của phía Nam hơn 78 tỉ đồng và hưởng lợi 7,8 tỉ đồng còn lại.
Tại phiên tòa ngày 16-11, Văn khai theo thỏa thuận ban đầu với Nam, bị cáo đã nâng giá trị hợp đồng, nâng số lượng máy chủ. Công ty cho Nam Việt và VTC online thuê 93 máy chủ, sau đó mới nâng khống số lượng lên 267 máy để xuất hóa đơn GTGT.
Theo Văn, thực chất công ty này nhận chỉ 7,8 tỉ đồng nhưng phải chi đến 7,6 tỉ đồng chi để bảo trì, vận hành 93 máy chủ đã cho phía Nam thuê. Số tiền Công ty ODS còn được lợi nhuận trong hợp đồng là 116 triệu đồng. Do vậy, bị cáo mong HĐXX xem xét trừ các khoản chi hợp lý khi đánh giá số tiền hưởng lợi bất chính.
Được mời lên đối chất, Phan Sào Nam xác nhận việc Văn khai bán hóa đơn là đúng sự thật. Tuy nhiên, Nam không nhớ một số chi tiết, trong đó có việc công ty của Văn bàn giao máy chủ cho các đơn vị thuê.
Video đang HOT
Bị cáo Đỗ Bích Thủy
Để làm rõ các hành vi phạm tội trong nhóm này, HĐXX tiếp tục thẩm vấn bị cáo Đỗ Bích Thủy, chủ tịch HĐTV kiêm giám đốc Công ty TNHH Phát triển nhà và đất Nam Việt. Theo lời Đỗ Bích Thủy, Phan Sào Nam là con của dì ruột. Nam đã gặp hỏi mượn pháp nhân Công ty Nam Việt để xây dựng phần mềm trò chơi trực tuyến. Thủy đồng ý cho Nam mượn danh công ty để tiến hành các công việc cần thiết.
Về hành vi của mình, bị cáo Thủy khai: “Bị cáo đồng ý cho Nam mượn pháp nhân vì tin tưởng Nam là em của mình. Bị cáo không coi hợp đồng mà chỉ thấy nói đó là hợp đồng phát triển phần mềm cho VTC Online”- bị cáo nghẹn ngào nói.
Nhận thức về hành vi của mình, bị cáo Thủy nói: “Từ khi bắt đầu làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo nhận thấy việc làm của mình giúp sức cho Nam là sai lầm, trong lương tâm bị cáo nói không thể chấp nhận được. Sau khi làm việc với cơ quan an ninh điều tra và 5 ngày trước tòa, bị cáo nhận thấy hành vi đã giúp sức cho Nam trong việc tổ chức đánh bạc”- Thủy phân trần.
Tin-ảnh: Ng. Hưởng
Theo nld.com.vn
Công khai bản án: Không nên có vùng cấm
Nhiều bạn đọc phản ứng quyết định của tòa về đề nghị không đăng bản án lên mạng của bị cáo Phan Văn Vĩnh.
Bài viết "Ông Phan Văn Vĩnh không muốn công khai bản án" ghi nhận phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ. Đây là phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi có tới hai cựu tướng công an bị khởi tố. Trong quá trình xét xử, đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc bị cáo từ chối đăng bản án lên mạng và việc không còng tay các bị cáo.
Tòa "chốt" quá vội
Theo bạn TanHung, việc bị cáo từ chối đăng bản án lên mạng là quyền của bị cáo nhưng trường hợp này chủ tọa chỉ ghi nhận yêu cầu chứ không nên chấp nhận không công bố bản án lên mạng. Hành vi phạm tội không còn là bí mật cá nhân, vụ án được xét xử công khai và cũng không nằm trong danh mục thuộc bí mật quốc gia.
Bạn MinhAnh nêu ý kiến: "Bản thân bị cáo là một vị tướng công an, được tổ chức giao nhiệm vụ và quyền hạn để trấn áp tội phạm mà lại có hành vi vi phạm pháp luật, bảo kê cho cờ bạc thì cáo trạng phải được công khai. Mục đích để cho người dân biết, giám sát tòa xử thế nào nên công khai bản án là điều cần thiết. Người dân chỉ cần pháp luật công minh, không có vùng cấm, dù là ai cũng phải công bằng trước pháp luật".
Cùng dòng sự kiện này, nhiều bạn đọc đồng tình với ý kiến phân tích của chuyên gia Đinh Văn Quế trong bài báo "Công khai bản án không liên quan đến quyền con người"... khi cho rằng việc tòa "chốt" không công khai bản án lên mạng là quá vội, không có căn cứ pháp luật.
Những bài báo thu hút sự quan tâm bình luận của bạn đọc trong tuần qua.
Ghê rợn với thuốc thịt người
"Đường đi ghê rợn của thuốc thịt người Trung Quốc" là bài viết nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc, gây hoang mang dư luận.
Bạn PhiNguyen bức xúc: "Thuốc làm từ thịt người là việc làm quá vô nhân đạo. Nếu sự việc này không được phát hiện thì sẽ dẫn đến việc kinh doanh mua bán thi thể trẻ em để làm thuốc. Mong các cơ quan chức năng cảnh báo đầy đủ những tác hại của việc này để người dân biết".
Việt Nam mình cần phải có những quy định pháp luật để ngăn ngừa những trường hợp như thế này trong tương lai, bạn HuuNghia cảnh báo.
Theo bạn ThuHuong, hiện nay thị trường thuốc Tây tràn lan đủ thứ thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tất cả đều do người bán tung hô về tác dụng thần kỳ của các loại thực phẩm chức năng, người dân cũng không biết đâu là thuốc thịt người. Các cơ quan chức năng, Cục Quản lý dược cần phải hướng dẫn giúp người dân không mua phải thứ thuốc ghê rợn này.
Đau đầu ứng phó khi trộm vào nhà
Bài viết "Làm gì khi kẻ trộm vào nhà" cũng nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc. Có nhiều vụ trộm vào nhà khi bị phát hiện thì hành hung, thậm chí giết chủ nhà để cướp tài sản. Có vụ chủ nhà vì bảo vệ tài sản, tính mạng của mình mà đánh kẻ trộm thì lại bị xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc giết người. Tuy nhiên, hành xử với kẻ trộm ra sao vẫn còn là vấn đề nan giải.
Bạn LeTran bất bình: "Trộm vào nhà chắc phải giả ngu, giả điếc, giả mù cho nó lấy gì thì lấy chứ phản ứng cách nào cũng thua, đánh trộm thì vào tù, trói trộm thì phạm tội bắt người trái pháp luật, la làng lên thì nó đâm cho chết...".
Trước lời khuyên của các chuyên gia về chuyện chủ nhà nên hành xử đúng luật, bạn NguyenHoang lo lắng:"Thời buổi bây giờ hầu như 100% kẻ trộm đều có thủ sẵn hung khí trong người để chống trả hoặc hù dọa chủ nhà khi bị phát hiện. Không lẽ chủ nhà chỉ được nói chuyện và hành động một cách thật lịch sự, đúng pháp luật khi phát hiện kẻ trộm vào nhà à? Hay là kẻ trộm chấp nhận đứng im không làm gì để chủ nhà bắt giao công an khi bị chủ nhà phát hiện?".
Bạn đọc AnhBay đặt câu hỏi: "Tại sao luật pháp mình không cho phép người dân tấn công bọn trộm? Đợi bọn trộm tấn công trước rồi chủ nhà mới được tấn công lại hay sao? Người dân phải được phòng vệ khi gặp nguy hiểm để đảm bảo tài sản, tính mạng của mình chứ!".
Mạng lưới y tế tốt nhưng chất lượng có tốt?
Bài viết " Bộ trưởng Y tế: "Việt Nam có mạng lưới y tế cơ sở tốt nhất!" cũng gây tranh luận cho nhiều bạn đọc . Câu nói trên là một trong những nhận xét của các chuyên gia y tế về mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhắc lại tại hội nghị trực tuyến nhân rộng mô hình trạm y tế xã, phường...
- Mạng lưới thì nhiều nhưng chất lượng khám và chữa bệnh thì còn nhiều điều phải bàn - Hoàng Văn Bằng.
- Vậy mà không hiểu sao vẫn lại có rất nhiều người cứ lại thích ra nước ngoài khám chữa bệnh kể cả các... cán bộ - MinhThanh.
- Quan trọng là chất lượng của dịch vụ khám chữa bệnh đạt ở mức nào. Hiện nay các cơ sở y tế tuyến trên đều quá tải nhiều lần. Người dân không tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở vì chất lượng và dịch vụ kém - SauMinh.
- Phải chi có thêm nguồn dẫn chứng của một tổ chức y tế thế giới nào đó có tiếng tăm mà nói thêm vào... có lẽ cán bộ sẽ đặt niềm tin mà không đi khám bệnh tại nước ngoài nữa - Quốc.
LÊ HUY tổng hợp
Theo PLO
Cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa đề nghị bất ngờ tại tòa Cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa đề nghị không cần làm rõ 2 văn bản có lợi cho mình như luật sư đề nghị. Cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa tại phiên tòa xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ Ngày 16/11, ngày thứ 5 diễn ra phiên xét xử sơ thẩm ông Phan Văn Vĩnh (cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng...