Xét xử vụ án xảy ra tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên
Sáng nay (12/4), TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 19 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
HĐXX trong vụ án gồm 5 người: 2 Thẩm phán, 3 Hội thẩm nhân dân, do Thẩm phán Phan Huy Cương làm chủ tọa phiên tòa; phía đại diện VKS tham gia giữ quyền công tố tại phiên toà gồm ba người và một kiểm sát viên dự khuyết.
Hội đồng xét xử công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử
Theo thông báo của HĐXX, tại phiên toà xét sử sáng nay, trong tổng số 19 bị cáo, có một bị cáo xin xét xử vắng mặt do sức khoẻ yếu đó là bị cáo Hùng.
Cũng trong phần thủ tục, luật sư Đinh Anh Tuấn, người bào chữa cho bị cáo Hùng đã đề nghị HĐXX triệu tập các giám định viên của các Bộ như: Bộ Kế hoạch & Đầu tư; Bộ Xây dựng để làm rõ thêm một số nội dung giám định trong vụ án.
Tiếp đó, luật sư Nguyễn Đình Khoẻ, luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Khôi Nguyên đề nghị HĐXX triệu tập nguyên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới phiên toà, bởi theo vị luật sư này, ông Hải là người trực tiếp chỉ đạo dự án này, nên sự có mặt của ông Hải là rất cần thiết,…
Đại diện VKS công bố cáo trạng truy tố đối với các bị cáo
Trước những đề nghị trên, HĐXX đã tiến hành hội ý, sau khi hội ý HĐXX cho biết sẽ triệu tập các giám định viên trong quá trình xét xử nếu thấy cần thiết.
Về đề nghị triệu tập nguyên Phó Thủ tướng, HĐXX cho rằng trong quá trình điều tra đã có đầy đủ tài liệu, trong quá trình xét hỏi sẽ công bố nếu thấy cần thiết.
Trong vụ án này có tổng số 19 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án, trong đó 14 bị cáo gồm: Trần Trọng Mừng (SN 1949, nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – TISCO), Mai Văn Tinh (SN 1952, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam – VNS), Trần Văn Khâm (SN 1961, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc TISCO), Đậu Văn Hùng (SN 1951, nguyên Tổng Giám đốc VNS), Đặng Thúc Kháng (SN 1959, nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát VNS), Nguyễn Trọng Khôi (SN 1957, nguyên Phó Tổng Giám đốc VNS), Ngô Sỹ Hán (SN 1950, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Quản lý Dự án mở rộng sản suất giai đoạn 2 TISCO), Đặng Văn Tập (SN 1952, nguyên Phó Giám đốc thường trực Ban Quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 TISCO), Đồng Quang Dương (SN 1960, nguyên Phó Giám đốc kiêm Thư ký Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 TISCO), Trịnh Khôi Nguyên (SN 1963, nguyên Trưởng Phòng Đầu tư phát triển VNS), Nguyễn Văn Tráng (SN 1958, nguyên Ủy viên Ban kiểm soát VNS), Đỗ Xuân Hòa (SN1954, nguyên Kế toán trưởng TISCO), Uông Sỹ Bính (SN 1953, nguyên Phó Trưởng Phòng Kế toán Thống kê Tài chính TISCO), Lê Thị Tuyết Lan (SN 1963, nguyên Phó Trưởng Phòng Kế toán Thống kê Tài chính TISCO), bị VKS truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại khoản 3, Điều 360 – BLHS năm 2015.
Các bị cáo tại phiên toà xét xử sáng nay
Các bị cáo còn lại gồm: Lê Phú Hưng (SN 1962, nguyên thành viên Hội đồng quản trị VNS), Nguyễn Minh Xuân (SN 1958, nguyên thành viên Hội đồng quản trị VNS), Nguyễn Chí Dũng (SN 1955, nguyên thành viên Hội đồng quản trị TISCO), Hoàng Ngọc Diệp (SN 1966, nguyên thành viên Hội đồng quản trị TISCO), Đoàn Thu Trang (SN 1985, nguyên thành viên Hội đồng quản trị TISCO), bị VKS truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại khoản 3, Điều 360 – BLHS năm 2015.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên do TISCO làm chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư là Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS). Dự án ban đầu có tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng.
Năm 2007, đơn vị trúng thầu xây dựng là Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC). Giá trị hợp đồng trọn gói hơn 160 triệu USD (hơn 3.500 tỷ đồng). Năm 2012, bị cáo Trần Văn Khâm (người đại diện vốn chính của VNS tại TISCO) ký văn bản gửi VNS xin chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn 4.200 tỷ đồng.
Bị cáo Trần Trọng Mừng trong phần kiểm tra căn cước
Từ đó, năm 2013, VNS xin ý kiến Bộ Công Thương và Bộ này có văn bản đề nghị Thủ tướng xem xét chấp thuận. Sau hơn 11 tháng khởi công, MCC chưa hoàn thành thiết kế chi tiết các hạng mục, chưa lựa chọn và ký được hợp đồng với nhà thầu phụ, chưa thi công bất kỳ hạng mục nào của gói thầu nhưng đề nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng. MCC còn đề nghị điều chỉnh giá hợp đồng EPC với tổng chi phí tăng thêm hơn 138 triệu USD (hơn 3.000 tỷ đồng).
Bị cáo Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng GĐ TISCO ký văn bản gửi Bộ Công Thương và VNS đề nghị cho giải quyết đặc cách phạm vi được điều chỉnh về giá thiết bị và các chi phí khác với dự án. Bị cáo Mừng không chỉ đạo áp dụng điều khoản để dừng hợp đồng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hủy đấu thầu, thu hồi tiền tạm ứng mà quyết tâm thực hiện dự án.
VKSNDTC xác định, hành vi của bị cáo Trần Trọng Mừng đã khiến dự án phải dừng thi công, gây thất thoát, lãng phí trên 830 tỷ đồng (đây là khoản lãi vay hàng tháng TISCO đã trả cho các ngân hàng trên tổng số vốn vay trên 3.000 tỷ để đầu tư dự án).
Các luật sư tham gia bào chữa tại phiên toà
Bị cáo Mai Văn Tinh bị VKS cáo buộc có các hành vi sai phạm khiến TISCO không kiểm soát được chi phí đầu tư vào dự án, không ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu về tiến độ, giá trị hợp đồng, làm dự án phải dừng thi công gây thất thoát trên 830 tỷ đồng…
Trong vụ án này, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) được triệu tập với tư cách là nguyên đơn dân sự, Công ty thép Việt Nam (VNS) là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Đây là một trong số 5 vụ án được Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng yêu cầu khẩn trương xét xử sơ thẩm trong năm 2021.
Tại phiên toà xét xử có hơn 30 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.
Dự kiến, phiên tòa xét xử sẽ được diễn ra trong 10 ngày (từ ngày 12-22/4), xét xử tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật.
Giám đốc BV nghi liên quan giết người: Chồng nạn nhân bị 'giết nhầm' lên tiếng
Chồng người phụ nữ bị Giám đốc BV Đa khoa Cai Lậy thuê người giết nhầm liên tục lau nước mắt, nhiều lần nghẹn ngào phải dừng cuộc nói chuyện với PV VTC News.
Tối 10/4, trong ngôi nhà nhỏ sau lưng Chợ Giồng (ấp Mỹ Thuận, xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang) ông Nguyễn Văn Tam (thường gọi Tư Lâm) chồng của bà Mười, người bị giết nhầm trong vụ Giám đốc bệnh viện thuê giang hồ đánh ghen vẫn chưa hết bàng hoàng về cái chết oan của vợ.
Bà Mười bán hoa ở chợ hơn 10 năm nay, cũng có đồng ra đồng vào lo sinh hoạt cho gia đình rồi lo ăn học cho đứa con trai út. Ông Tam chăm đàn bò phát triển kinh tế, rảnh thì chạy đi làm thêm việc ngoài. Con gái đầu lấy chồng trên TP.HCM, hay về thăm nom cha mẹ cùng em trai. Nhưng cảnh hạnh phúc của gia đình này đã không còn chỉ bởi sự ghen tuông mù quáng của Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cai Lậy.
Tai họa giữa đêm khuya
Thấy khách đến nhà, ông Tam chạy vội xuống bếp pha trà, cũng để lén lau nước mắt. Với đôi mắt vẫn còn đỏ hoe, ông kể lại sự việc: "Vào khoảng 1h sáng ngày 12/3, người hàng xóm báo vợ tôi bị đâm trọng thương ở quốc lộ 1. Lúc đó toàn thân tôi run lên muốn gục xuống, không đi xe máy nổi. Tôi bao nguyên xe ô tô 7 chỗ chạy thẳng vào bệnh viện. Đến nơi bác sĩ báo vợ tôi nguy kịch đang mổ, đến khoảng 4h vợ tôi qua đời do mất máu nhiều quá".
Ông Tam phải xin dừng cuộc nói chuyện, thắp nén nhang cho vợ để có thể bình tĩnh kể tiếp. (Ảnh: Chu Huy)
Trước đó, tối 11/3, bà Mười đang bó hoa để sáng đi bán thì có người gọi điện gọi ra chợ Giồng nơi bà buôn bán hằng ngày có việc. Một lúc sau, bà Mười quay về nhà bằng xe máy khác và có vết máu trên người, báo với chồng là có người bạn bị ngã nên mang đi cấp cứu.
Sau này, ông Tam mới biết hôm đó vợ ăn uống với nhóm của bà Thúy (vợ nghi phạm Nguyễn Văn Ngưu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy,) và ông Nguyễn Văn Định (cán bộ Phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn huyện Cái Bè) cùng vài người khác.
Trong lúc đang ăn, bà Thúy bị nôn ra máu, ông Định lấy xe máy chở đi nhưng lại bị ngã (do say rượu kèm đường tối và nhiều ổ gà) nên đã gọi xe cứu thương tới chở bà Thúy đi tiếp. Do lo ngại ông Định đi cùng sẽ giáp mặt với ông Ngưu tại bệnh viên nên nhờ bà Mười về thay đồ rồi hộ tống xe đưa bà Thúy đi.
Sau khi đưa bà Thúy vào viện cấp cứu, bà Mười gọi điện cho một người quen chạy xe ôm lên đón về để mai đi bán hoa sớm. Vì khuya và mệt nên người xe ôm từ chối, hẹn 4h sáng mới lên chở được. Ông Định sau khi về nhà tắm rửa cũng quay lên bệnh viện, bà Mười xin quá giang về chung, sau đó bị đâm chết.
"Tôi tin pháp luật sẽ xử nghiêm"
Theo ông Tam, chuyện ông Nguyễn Văn Định có quan hệ tình cảm với bà Thúy, dư luận đồn đại từ lâu. Đây cũng không phải là lần đầu tiên ông Ngưu thuê người theo dõi đánh ông Nguyễn Văn Định dằn mặt.
Còn bà Mười (biệt danh Mướp, 43 tuổi) vợ ông Tam, mới quen biết bà Thúy khoảng hơn 2 tháng nay do đi ăn tiệc chung tại nhà người bạn ở chợ Giồng. Ông Tam cho biết vợ ông thích ca hát văn nghệ, giao lưu bạn bè nhưng tuyệt đối 100% không có tính trai gái, ngoại tình.
Chợ Giồng, nơi bà Mười buôn bán lo cho gia đình hơn 10 năm nay. (Ảnh: Chu Huy)
"Chị Mười có vài lần ra nhà tôi chơi ăn uống rồi hát vui lắm, trước nay biết tính chị mê văn nghệ. Đêm chị ấy bị đâm tôi đưa đứa em 20 triệu đồng chạy ra lo liệu giúp thuê xe đưa thi thể về mai táng. Tướng chị Mười cao lại đô con hơi giống đàn ông chút, có lẽ bị đâm nhầm cũng vì vậy " chị L. sống gần đó thở dài kể lại.
Ngay khi vụ án xảy ra, nhiều người hiểu lầm bà Mười có quan hệ tình cảm liên quan đến ông Ngưu, điều này hoàn toàn không đúng. "Ngày ông Ngưu và các đối tượng kia bị bắt, tôi như trút được gánh nặng trong lòng. Khi vụ án chưa sáng tỏ, ngày nào tôi cũng lân la quán cà phê hỏi coi vợ tôi có thiếu nợ hay thù oán với ai không ", ông Tam nhớ lại gần 1 tháng sống trong lo lắng, áp lực của mình.
Nghĩ lại lúc nghe thông tin Công an tỉnh Tiền Giang bắt khẩn cấp ông Nguyễn Văn Ngưu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cai Lậy cùng 3 nghi phạm liên quan vụ giết vợ mình, ông Tam ngước nhìn di ảnh vợ, nghẹn ngào nói: "Lúc đó tôi nghĩ lấy mạng vợ tôi thì phải đền lại mạng. Nhưng rồi tôi tin luật pháp sẽ xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội để tôi an tâm nuôi con trai đang học lớp 5 của mình. Mấy nay gửi nó đi qua họ hàng chơi, ở nhà cứ bưng cơm lên bàn thờ mẹ là nó lại đứng đó khóc nức nở không thôi" .
Ngày 10/4, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết liên, quan đến vụ án, Cơ quan CSĐT đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra.
Trước đó, VTC News đưa tin, 4 người bị bắt do nghi liên quan đến một vụ giết người gồm Nguyễn Văn Ngưu (57 tuổi, ngụ phường 1, thị xã Cai Lậy), Lê Quốc Đạt (biệt danh Hu Gô, 34 tuổi, ngụ P.4, thị xã Cai Lậy), Huỳnh Đức Trọng (37 tuổi, ngụ xã Thiện Trung, huyện Cái Bè) và Nguyễn Ngọc Hậu (tự Hậu Mã Voi, 25 tuổi, ngụ xã Thiện Trung, huyện Cái Bè).
Theo điều tra, 23h30 ngày 11/3, bà Võ Thị Mười, 43 tuổi, chạy xe máy chở ông Định 59 tuổi trên quốc lộ 1, hướng từ Trung Lương đi Mỹ Thuận. Khi đến gần cây xăng Hồng Đức, thuộc xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy), bà Mười bị hai thanh niên chở nhau từ phía sau vượt lên, ép vào lề. Một tên rút dao đâm vào bụng người phụ nữ khiến nạn nhân ngã xuống và chết vì mất máu sau đó. Gây án xong, hai thanh niên nhanh chóng tẩu thoát.
Bước đầu, công an xác định ông Nguyễn Văn Ngưu - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy là người thuê các đối tượng trên gây ra sự việc, nguyên nhân có thể xuất phát từ ghen tuông tình ái.
Nữ tiếp viên hàng không bị tài xế Mercedes tông thương tật 79%: "Gia đình bị cáo vẫn không hỏi thăm và bồi thường một đồng nào cho tôi" Theo nữ tiếp viên hàng không, sau phiên Toà sơ thẩm, gia đình nam tài xế Mercedes không một lần hỏi thăm và cũng chưa bồi thường khoản tiền nào, khiến cuộc sống của chị gặp nhiều khó khăn. Nữ tiếp viên hàng không bị xe Mercedes tông kháng cáo: "Tôi lo lắng vì có thể sẽ không nhận được đồng bồi thường...