Xét xử mẹ ‘nữ sinh giao gà’: Thêm 2 tử tù ‘kêu oan’
Được triệu tập tới phiên tòa xét xử mẹ ‘nữ sinh giao gà’, Bùi Văn Công bất ngờ ‘ kêu oan’, nói ‘từ bé không biết bánh heroine nó trông như nào’.
Chiều 22.4, TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trần Thị Hiền (49 tuổi, trú tại Điện Biên) về tội mua bán trái phép chất ma túy. Bị cáo Hiền là mẹ “nữ sinh giao gà”, nạn nhân trong vụ án giết người, từng gây chấn động dư luận tại tỉnh Điện Biên.
Vụ án này, ngoài bà Hiền, tòa còn triệu tập Vì Văn Toán, Lường Văn Hùng và Bùi Văn Công (cùng trú tại Điện Biên). 3 bị cáo này bị tuyên từ 20 năm tù đến chung thân ở phiên sơ thẩm và không kháng cáo. Đây cũng chính là những thủ phạm bắt cóc, cưỡng bức rồi sát hại con gái bà Hiền cách đây 5 năm.
Theo cáo buộc, Công và Hùng mua 2 gói heroin từ Vì Thị Thu (vợ Toán), sau đó bán lại cho bà Hiền. Bà Hiền trả cho nhóm của Công 290 triệu đồng, còn nợ 30 triệu đồng.
Bị cáo Bùi Văn Công, một trong những hung thủ sát hại “nữ sinh giao gà” ở Điện Biên
PHÚC BÌNH
Bất ngờ thay đổi lời khai, tố “bị ép cung”
Tại tòa, cả 3 bị cáo Vì Văn Toán, Lường Văn Hùng và Bùi Văn Công đều bất ngờ thay đổi lời khai, cho rằng “bị oan” ở cả vụ án sát hại con gái bà Hiền và vụ án ma túy mà bà này đang bị xét xử.
Bùi Văn Công nói dù đã bị khép án tử trong vụ án con gái bà Hiền bị sát hại, và vụ án này chỉ được triệu tập để phục vụ đối chất với bà Hiền, nhưng sẽ “xin giám đốc thẩm” cả 2 vụ án.
Bị cáo Công nói “từ bé không biết bánh heroine nó trông như nào” và cho rằng bị điều tra viên ép cung, bắt ký vào nhiều giấy trắng.
Công cũng khẳng định trước khi 2 vụ án xảy ra, Công không quen biết mẹ con bà Hiền, không thù oán hay nợ nần làm ăn gì. “Bị cáo chả biết mẹ con bà ấy làm gì, không biết nhà, không có số điện thoại nên cũng chả gọi bao giờ. Bị cáo từ lúc bị bắt đều kêu oan mà”, Công nói và khua tay, khiến hội đồng xét xử phải yêu cầu Công trả lời với thái độ nghiêm túc.
Bị truy vấn về các dấu vết từ cơ thể “nữ sinh giao gà” trên ô tô của mình, Công nói “toàn là dựng lên để ám hại bị cáo đi tù”.
Tương tự với Công, Vì Văn Toán cho biết, đến phiên tòa hôm nay mới kêu oan vì nghĩ rằng “có thể xin giám đốc thẩm” vụ giết nữ sinh, mà minh oan được vụ án mạng thì đương nhiên không có vụ mua bán ma túy.
Bị cáo Toán phủ nhận toàn bộ các lời khai nhận tội trước đó, cho rằng “bị ép cung”, không biết hung thủ nhưng vẫn bị đánh đến lúc nhận tội. Toán cũng khai không quen biết mẹ con bà Hiền.
“Thằng Công, thằng Hùng mua mấy viên hồng phiến của vợ tôi để dùng với nhau chắc là có, chứ mua 2 gói heroine về bán lại thì không. Tòa cũng biết mấy cái thằng nghiện vặt, đi bốc vác ngày mấy chục nghìn thì lấy đâu tiền mua ma túy gói cả trăm triệu đi mua đi bán lại”, bị cáo Toán biện minh, tuy nhiên bị hội đồng xét xử ngắt lời.
Toán sau đó nói “tử hình thì đằng nào cũng bị rồi, nên biết gì thì coi như hôm nay khai nốt”.
Cùng với 2 tử tù được triệu tập tới phiên tòa, Vì Văn Toán cũng kêu oan
PHÚC BÌNH
“Thấy có lỗi nên muốn nói sự thật”
Trả lời thẩm vấn trước Toán và Công, bị cáo Lường Văn Hùng cũng thay đổi lời khai. Hùng nói sau thời gian bị giam giữ, đến nay thấy có lỗi với bà Hiền và “nữ sinh giao gà”, vì thế sẽ “khai thật lòng”.
Theo lời Hùng, bị cáo không liên lạc gì với Bùi Văn Công, cũng không biết mẹ con bà Hiền, không giao dịch mua bán ma túy với nữ bị cáo này.
Hội đồng xét xử hỏi Hùng vì sao lại thay đổi lời đã khai vào năm 2019 và 2022? Bị cáo nói đã suy nghĩ rất nhiều, không biết gì về việc mua bán ma túy, cũng không biết mặt “nữ sinh giao gà”.
Khai về lý do biết mặt mẹ con bà Hiền, bị cáo Hùng nói có người đưa ảnh cho xem trước. Ban đầu, bị cáo thừa nhận cùng Bùi Văn Công bán 2 bánh heroin cho bà Hiền là do bị “ép cung”(?).
Được hỏi có chứng kiến bà Hiền đưa tiền mua ma túy cho Công không, Hùng khẳng định “không biết gì cả, bị cáo chết oan nên muốn làm sáng tỏ vụ án”.
Về phía mình, bà Trần Thị Hiền khẳng định “không thù oán gì Toán, Hùng, Công cả. “Tội ác họ gây ra cho con tôi, giờ họ phải gánh hình phạt thích đáng. Chỉ mong những người này hãy nói lên sự thật để tôi được minh oan”, mẹ “nữ sinh giao gà” cho hay.
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Hiền cho rằng vụ án được tố giác bởi chính những kẻ đã sát hại con gái mình là không khách quan, có động cơ vu oan, đổ tội cho bà để biện minh, giảm nhẹ tội cho họ.
Mẹ “nữ sinh giao gà” cũng nhận định sau khi con gái bị phát hiện tử vong và trong thời gian chưa bị bắt, Toán, Công, Hùng đã có thời gian bàn bạc, trao đổi với nhau, và nhận dạng mình để tạo dựng lời khai gian dối.
Nữ bị cáo khẳng định không phải là người mẹ “vì tiền nên không cứu con”, cũng không quen biết, vay nợ tiền, không buôn bán ma túy với nhóm hung thủ đã sát hại con gái mình. Bà Hiền cũng nói, trong ngày 30 tết năm 2019, không có ai gọi mình đòi nợ, như lời Toán và Công đã khai.
Xét xử vụ bắt nhốt con nợ khiến nạn nhân treo cổ tự tử
Cha con chủ nợ cùng em trai đe dọa, bắt nhốt con nợ trong kho để đòi món nợ 150 triệu đồng, dẫn đến con nợ treo cổ tự tử.
Trưa 9.4, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử phúc thẩm vụ án bắt giữ đối tác làm ăn, nhốt qua đêm trong nhà kho để đòi món nợ 150 triệu đồng, khiến con nợ treo cổ tự tử.
Trước đó, ở phiên xét xử sơ thẩm, TAND Q.Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) đã tuyên phạt Phạm Luận (57 tuổi) 6 năm tù, Phạm Bá Phúc (con của Luận, 30 tuổi) và Phạm Bá Thuận (em Luận, 47 tuổi, cùng ngụ Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) cùng 4 năm 6 tháng tù về tội bắt giữ người trái pháp luật.
Riêng Luận lãnh thêm 1 năm 6 tháng tù về tội cưỡng đoạt tài sản, tổng cộng Luận chấp hành 7 năm 6 tháng tù.
Từ trái qua: Luận, Phúc và Thuận trước tòa. Ảnh NGUYỄN TÚ
Theo cáo trạng, ngày 10.3.2023, anh P.Q.K (33 tuổi, trú H.Triệu Phong, Quảng Trị) đến cửa hàng trên đường Đào Duy Từ (Q.Thanh Khê) của Luận để mua thiết bị âm thanh thi công công trình trên đường Nguyễn Lương Bằng (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng).
K. là đối tác làm ăn lâu năm, thường giao dịch kiểu "gối đầu" - lần mua sau thanh toán đợt trước, nên Luận tin tưởng cho nợ 150 triệu đồng, K. hứa sau khi bàn giao công trình sẽ thanh toán.
Sau nửa tháng không thấy K. quay lại, Luận gọi điện đòi nợ thì K. ấp úng, úp mở nên Luận đoán công trình gặp sự cố.
Chiều 2.4.2023, Luận nhờ người truy tìm và biết con nợ đang ở quán cà phê Bến xe Trung tâm TP.Đà Nẵng (P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu). Bị Luận đòi nợ, K. gọi điện mượn tiền thì bị Luận giật điện thoại, ép buộc K. về cửa hàng để giải quyết nợ nần.
Lúc này, cửa hàng đông người nên Luận đưa con nợ ra quán nhậu gần đó, đe dọa báo công an nếu K. không trả tiền hoặc trả lại hàng. K. gọi điện cho mẹ thì mẹ K. hẹn vài ngày sẽ trả. K. cũng xin về đi làm kiếm tiền trả nợ nhưng Luận đòi phải trả ngay.
HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm. Ảnh NGUYỄN TÚ
Khuya cùng ngày, do sợ K. bỏ trốn, Luận nói Phúc chở K. qua công ty dịch vụ bảo vệ của anh H.C.T để đội bảo vệ giám sát K. ngủ qua đêm. Tuy nhiên, anh H.C.T biết chuyện Luận giữ K. trái ý muốn nên yêu cầu Luận đưa K. đi nơi khác để tránh liên lụy.
Luận gọi Phúc, Thuận chở K. về nhà kho của Luận trên đường Đỗ Bá (P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn) để sáng hôm sau tiếp tục giải quyết nợ nần, các bị cáo nhốt con nợ trong kho, khóa trái cửa ngoài, cẩn thận kiểm tra camera giám sát xung quanh rồi về ăn nhậu.
Khoảng 0 giờ ngày 3.4, Luận qua nhà kho nằm ngủ trước cửa để canh giữ, đề phòng K. phá khóa bỏ trốn. Đến sáng, Luận vào gọi K. dậy nhưng con nợ đã treo cổ tự tử.
Sau phiên sơ thẩm, cả 3 bị cáo đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Theo HĐXX phúc thẩm, hành vi của các bị cáo bắt giữ, nhốt nạn nhân trong kho thể hiện thái độ xem thường pháp luật, xem thường người khác, gián tiếp gây ra cái chết cho P.Q.K.
Các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nhưng không có tình tiết giảm nhẹ mới, do đó HĐXX đã bác đơn kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex kêu oan, tòa cho hoãn TAND TP Hà Nội đưa cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan và các đồng phạm ra xét xử, tuy nhiên phiên tòa đã phải tạm hoãn. Sáng 9/4, TAND TP Hà Nội đưa vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh ra xét xử theo trình tự sơ thẩm. Các bị cáo...