Xét xử đại án đăng kiểm: HĐXX thẩm tra lý lịch các bị cáo
Ngày 18/7 phiên tòa xét xử “đại án” xảy ra tại Cục Đăng kiểm, các trung tâm đăng kiểm và Chi cục Đăng kiểm TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác đã bắt đầu làm việc.
Đây là vụ án có nhiều cái nhất: số bị cáo đông nhất, tội danh nhiều nhất, phiên tòa dự kiến kéo dài nhất (3 tháng), nhiều luật sư tham gia bào chữa nhất…
Phiên tòa được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp (tại trụ sở TAND TP Hồ Chí Minh) và trực tuyến (tại Trại giam Chí Hòa, huyện Củ Chi). An ninh phiên tòa được thắt chặt.
Trong vụ án này, bị cáo Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình và 252 bị cáo khác bị xét xử về 11 tội danh, gồm: Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ; giả mạo trong công tác; sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tham ô tài sản.
Sau phần thủ tục, phiên tòa bắt đầu với phần thẩm tra lý lịch các bị cáo.
Các bị cáo tại tòa sáng ngày 18/7.
Người đầu tiên bước lên bục khai báo lý lịch là bị cáo Đặng Việt Hà (SN 1972, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam). Tiếp đến là bị cáo Trần Kỳ Hình (SN 1961, nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, tiền niệm của bị cáo Đặng Việt Hà), Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm), Trần Anh Quân (cựu Quyền trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới – VAR), Đặng Trần Khanh (cựu Phó phòng VAR). Sau các bị cáo đầu vụ, được thẩm tra lý lịch chi tiết, các bị cáo còn lại tự khai báo theo “câu hỏi mẫu” của HĐXX. Tại phiên tòa hôm nay, có 3/254 bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Video đang HOT
Hình ảnh điểm cầu phòng xử, Hội trường tại Trại giam Chí Hòa, huyện Củ Chi.
Các bị cáo đều làm việc tại các đơn vị có nhiệm vụ đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biến và các phương tiện, thiết bị khác thuộc phạm vi quản lý, tổ chức đánh giá và cấp thông báo cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và thăm dò, khai thác, vận chuyến trên biển; các cơ sở bảo dưỡng, kiểm tra, thử nghiệm phục vụ công tác đăng kiểm theo quy định của pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra;…
Tuy nhiên, các bị cáo nguyên là lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, lãnh đạo các phòng, đến lãnh đạo nhiều trung tâm, chi cục đăng kiểm thống nhất chỉ đạo các đăng kiểm viên cấp dưới, các nhân viên làm việc ở các trung tâm, chi cục đã nhận tiền từ các chủ xe, chủ tàu để bỏ qua lỗi, bỏ qua các điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường… trong đăng kiểm, thẩm định hồ sơ thiết kế. Điều này dẫn đến sai phạm, tiêu cực mang tính hệ thống, trong thời gian dài tại các phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, nhiều trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm trên cả nước.
Các luật sư tham dự tại phiên tòa.
Cáo trạng xác định các bị cáo đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, đưa ra chủ trương làm trái quy định và nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn.
Cáo trạng xác định, tính đến thời điểm tháng 2/2023, trên cả nước có 280 Trung tâm Đăng kiểm gồm: 20 Trung tâm khối V trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam; 64 Trung tâm khối S trực thuộc Sở Giao thông Vận tải các tỉnh/thành phố và 196 Trung tâm khối D là khối tư nhân.
Tại TP Hồ Chí Minh có 17 Trung tâm gồm: 5 Trung tâm khối V và 2 Chi nhánh; 3 Trung tâm khối S và 9 Trung tâm khối D. Các Trung tâm Đăng kiểm tại TP Hồ Chí Minh có liên quan đến vụ án gồm: 50-03V, Chi nhánh, 50-05V, 50-05V; Chi nhánh, 50-06V, 50-07V, 50-08D, 50-10D, 50-13D, 50-14D, 50-15D, 50-17D, 50-19D.
Chiều nay HĐXX tiếp tục thẩm vấn lý lịch các bị cáo, bị hại và các đơn vị liên quan.
Hôm nay, bắt đầu xét xử 254 bị cáo trong đại án đăng kiểm
Sáng nay (18/7), theo kế hoạch, Tòa án nhân dân TP.HCM mở phiên tòa xét xử 254 bị cáo liên quan sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới và chi cục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Dự kiến phiên tòa kéo dài trong 3 tháng, từ nay đến ngày 18/10, do Thẩm phán Huỳnh Văn Trực, Phó Chánh tòa hình sự làm chủ tọa. Vụ án được xét xử công khai theo hình thức trực tiếp và trực tuyến từ điểm cầu trung tâm là trụ sở TAND TP.HCM với điểm cầu thành phần tại Trại tạm giam Chí Hòa (T30) - Công an TP.HCM.
Mở rộng điều tra vụ án, hồi đầu tháng 3/2024, Công an TP.HCM khởi tố và bắt tạm giam thêm 63 bị can tại 10 trung tâm đăng kiểm. (Ảnh: Công an TP.HCM)
Quá trình xét xử, HĐXX sẽ có thông báo trước để trích xuất các bị cáo liên quan đến TAND TP.HCM để xét hỏi. Các bị cáo bị tạm giam chưa nằm trong nhóm hành vi được thẩm vấn sẽ theo dõi diễn biến phiên tòa tại điểm cầu T30. Còn các bị cáo được tại ngoại bắt buộc phải có mặt trực tiếp tại tòa xuyên suốt thời gian xét xử.
Trong vụ án này, 254 bị cáo bị truy tố trước tòa về 11 tội danh: "Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ"; "Môi giới hối lộ"; "Giả mạo trong công tác"; "Sản xuất mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật"; "Xâm nhập trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác"; "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức"; "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "Tham ô tài sản". Trong đó, nhiều bị cáo bị truy tố từ 2 - 3 tội danh.
Trong 254 bị cáo có nhóm bị cáo nguyên là lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam gồm: Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà (nguyên Cục trưởng), Nguyễn Vũ Hải (nguyên Phó Cục trưởng).
Theo cáo trạng trong thời gian giữ chức vụ Cục Trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam, bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của Cục đăng kiểm và bị cáo Nguyễn Vũ Hải, Phó Cục trưởng phụ trách hoạt động của phòng tàu sông.
Nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà tại thời điểm bị Cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam để điều tra. (Ảnh: Công an TP.HCM)
Tuy nhiên các bị cáo này đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao, đưa ra chủ trương làm trái quy định pháp luật để nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn và để xảy ra sai phạm tiêu cực có hệ thống, có tổ chức trong thời gian tổ chức từ Cục Đăng kiểm Việt Nam đến các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới, Chi cục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và các địa phương trên cả nước.
Trong đó, bị cáo Trần Kỳ Hình được xác định đã nhận hối lộ tổng số tiền hơn 7,2 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo Hình cũng bị truy tố về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" khi đã duyệt cấp thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện theo quy định.
Sau khi ông Trần Kỳ Hình nghỉ hưu, bị cáo Đặng Việt Hà được bổ nhiệm làm Cục trưởng, ông Hà cũng không chấn chỉnh, xử lý đối với các hành vi tiêu cực, sai phạm tại Cục đăng kiểm và các trung tâm đăng kiểm. Thậm chí bị cáo Đặng Việt Hà còn tiếp tục chỉ đạo cấp dưới là các lãnh đạo phòng, trung tâm đăng kiểm phải nâng mức hưởng lợi của cá nhân Hà từ số tiền tiêu cực, hối lộ phải là cao nhất (bị cáo Hà được chia 700.000 đồng/hồ sơ thẩm định đạt).
Bị cáo Đặng Việt Hà bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm hình sự chung về hành vi nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 40,2 tỷ đồng, trong đó cá nhân ông Hà hưởng lợi hơn 8,5 tỷ đồng.
Còn bị cáo Nguyễn Vũ Hải bị cáo buộc đã có hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong việc cấp thông báo năng lực cho 15 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện theo quy định.
Luật sư đề nghị trả tự do cho bị cáo Trần Hùng ngay tại tòa Ngày 22/7, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Hùng (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương) về tội "Nhận hối lộ". Ngoài bị cáo Trần Hùng, 35 bị cáo khác bị xét xử về...