Xét xử đại án đăng kiểm: 2 cựu cục trưởng bình tĩnh hầu tòa
Để đảm bảo an ninh cho phiên tòa xét xử đại án đăng kiểm, chỉ những người có giấy triệu tập mới được vào khu vực xử án.
Phía trước và quanh khu vực tòa, hàng chục cảnh sát và dân phòng được bố trí để giữ trật tự.
Sáng nay (18/7), TAND TPHCM mở phiên xét xử đối với 254 bị cáo liên quan các sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TPHCM, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Từ sáng sớm, hàng chục phóng viên đã có mặt tại trụ sở tòa án để đưa tin về phiên tòa. Phóng viên được bố trí theo dõi tại phòng tác nghiệp riêng.
Phiên tòa được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ những người có giấy triệu tập mới được vào khu vực xử án. Lực lượng cảnh sát, dân phòng được bố trí xung quanh tòa để đảm bảo an ninh.
Gần 7h, các bị cáo được dẫn giải tới tòa. Trong lúc chờ HĐXX làm việc, 2 cựu cục trưởng Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà tỏ ra khá bình tĩnh.
Phía đầu cầu tại hội trường trại tạm giam T30 (Củ Chi), các bị cáo liên quan tới vụ án nhưng chưa đến lượt thẩm vấn cũng đã có mặt đầy đủ, theo dõi diễn biến phiên tòa qua màn hình.
8h40, phiên tòa được khai mạc.
Bị cáo Trần Kỳ Hình, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Video đang HOT
Trong phần làm thủ tục, HĐXX thông báo có một số luật sư có đơn xin tạm vắng mặt, 3 bị cáo xin xét xử vắng mặt vì lý do đang bị bệnh.
Trước việc vắng mặt của 3 bị cáo, đại diện VKS cho rằng, các bị cáo này đang điều trị bệnh, có xác nhận của bệnh viện, nên việc vắng mặt này là có lý do chính đáng.
Tại Cơ quan điều tra, các bị cáo đã có lời khai rõ ràng, hơn nữa có luật sư bảo vệ nên việc vắng mặt không ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Vì vậy, đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận đơn xin xét xử vắng mặt của 3 bị cáo này.
Bị cáo Đặng Việt Hà, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam
Đối với sự vắng mặt của một số luật sư, đại diện VKS cho rằng, do phiên xét xử kéo dài nên việc vắng mặt của các luật sư trong những ngày đầu không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị cáo.
Được gọi lên thẩm tra lý lịch, bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) trình bày về nhân thân…
Phiên tòa đang tiếp tục thẩm tra lý lịch đối với các bị cáo trong vụ án.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Nguyễn Huế
Trước đó, ông Phạm Ngọc Duy (Chánh văn phòng TAND TPHCM) cho biết, do số lượng bị cáo đông nên phiên tòa sẽ được xét xử ở 2 địa điểm, gồm trụ sở TAND TPHCM và hội trường trại tạm giam T30.
Ông Duy khẳng định, vụ án xét xử trực tiếp ở 2 địa điểm chứ không phải là trực tuyến. Theo đó, ngày xét xử nhóm tội danh nào thì tòa sẽ thẩm vấn nhóm bị cáo đó tại trụ sở của tòa, những bị cáo còn lại sẽ theo dõi qua màn hình tại hội trường trại tạm giam T30.
Các bị cáo bị xét xử về các tội danh: Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tham ô tài sản.
Kiểm tr an ninh những người tham dự phiên tòa. Ảnh: Nguyễn Huế
Trong số 254 bị cáo có 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam: Ông Trần Kỳ Hình bị xét xử về tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; ông Đặng Việt Hà bị xét xử về tội Nhận hối lộ.
Theo cáo buộc, bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là những người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo sự phân công của Bộ Giao thông vận tải.
Tuy nhiên, cả hai đã không thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ được giao, đưa ra chủ trương làm trái quy định của pháp luật để nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn.
Cụ thể, ông Trần Kỳ Hình đã nhận hơn 7,1 tỷ đồng “chung chi” từ thuộc cấp. Sau khi ông Hình nghỉ hưu, ông Đặng Việt Hà lên thay cũng đã nhận hối lộ hơn 8,5 tỷ đồng chỉ sau hơn 1 năm nhậm chức.
Chiêu trò thuê xe tự lái rồi đưa đi cầm đồ
Ngày 21/2, cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đang hoàn tất hồ sơ để xét xử Lê Quang Vũ (SN 1983, trú phường Phú Hội, TP Huế) về hành vi 'Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản'.
Theo cơ quan điều tra, trước đó, Vũ thuê xe ôtô Porsche BKS 75A-115... của anh N.H.S (trú tại phường Thuận Hòa, TP Huế) để làm phương tiện đi lại. Sau đó, Vũ đưa xe đến cầm cố tại một cửa hàng cầm đồ do anh V.V.S.H (trú tại phường Tây Lộc, TP Huế) làm chủ với số tiền 4 tỷ đồng rồi đem số tiền này đi trả nợ và tiêu xài cá nhân.
Thực tế trước vụ án vừa kể, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đưa ra xét xử nhiều vụ án liên quan đến việc thuê xe tự lái rồi cầm cố hoặc bán để chiếm đoạt. Trong số này có vụ do Nguyễn Văn Hoành (SN 1995, trú tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) thực hiện và đối tượng này vừa bị TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên phạt 15 năm tù với hai tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".
Cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố đối với Lê Quang Vũ.
Theo kết quả điều tra, Hoành đã 3 lần thuê xe ôtô tự lái ở TP Đà Nẵng để làm phương tiện đi lại. Sau đó, Hoành nảy sinh ý định chiếm đoạt các xe ôtô này để trả nợ và tiêu xài cá nhân. Để thực hiện hành vi chiếm đoạt, Hoành lên mạng xã hội tìm và làm giả 1 căn cước công dân, 3 giấy chứng nhận đăng ký xe ôtô BKS 43A-629.XX, 43A-664.XX và 43A-644-XX. Chủ sở hữu các giấy chứng nhận đăng ký giả này đều đứng tên là Nguyễn Văn Hoành nhằm thuận lợi cho việc cầm cố. Sau đó, Hoành lần lượt đưa 3 chiếc xe ôtô cùng giấy tờ đã làm giả đến cầm cố tại tiệm cầm đồ trên địa bàn TP Huế.
Cơ quan điều tra giám định, giá trị tài sản mà Hoành chiếm đoạt của bị hại là hơn 2,1 tỷ đồng. Hoành khai do cần tiền tiêu xài, đánh bạc nên đã nảy sinh ý định thuê xe để đi cầm cố, nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế xét xử sơ thẩm vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đối với Trần Anh Tuấn (SN 1982) và Trần Xuân Ngọc (SN 1987, cùng trú xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, Ninh Bình.
Theo hồ sơ vụ án, khi đang đi chơi ở địa bàn Thừa Thiên Huế, Tuấn gọi điện thoại cho bạn nhờ tìm người ở Huế cho thuê xe ôtô tự lái để phục vụ việc làm ăn. Sau đó, Tuấn được người bạn kết nối để thuê xe của anh Nguyễn Tuấn Anh (trú đường Sóng Hồng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế). Hai bên thỏa thuận thuê xe ôtô BKS 75A-155.12 thời hạn 3 tháng, tiền thuê xe 24 triệu đồng/tháng. Tuấn và Ngọc đã đến nhận xe tại thị xã Hương Thủy, di chuyển vào Quảng Nam và Tuấn nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản nên bàn bạc với Ngọc đưa xe ôtô thuê đi cầm để lấy tiền. Ngọc nhờ người quen tìm địa điểm cầm xe, rồi gọi điện cho anh Phan Thanh Hải (trú xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) để hỏi về việc cầm xe. Khi đến nhà Hải, Tuấn đưa giấy tờ xe cho Hải xem thì Hải nói xe không chính chủ nên không cầm. Tuấn và Ngọc năn nỉ Hải xem giúp vì đang cần tiền lo việc thì Hải đồng ý cầm với số tiền 230 triệu đồng. Số tiền này, Tuấn và Ngọc đã chia nhau tiêu xài cá nhân.
Về phía chủ xe, sau nhiều lần liên lạc với Tuấn không được, nghi ngờ xe mình đã bị cầm cố và thông qua thiết bị định vị trên xe, anh Nguyễn Tuấn Anh đã vào tỉnh Quảng Nam kiểm tra, phát hiện xe mình đang ở trong một tiệm cầm đồ ở huyện Thăng Bình. Hiện, Tuấn đang chấp hành mức án 6 năm tù và Ngọc 5 năm 6 tháng tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Theo một điều tra viên, những đối tượng thuê xe ôtô tự lái rồi sau đó đem bán hay cầm cố thường dùng các phương thức như thuê số điện thoại đẹp sau đó dùng số điện thoại này liên hệ hỏi thuê ôtô tự lái; làm giấy tờ xe giả, căn cước công dân, hộ khẩu không rõ ràng, sẵn sàng đặt cọc tiền mặt lên cao để tạo niềm tin cho chủ cơ sở cho thuê. Nhưng ngay sau khi thuê xe, đối tượng sẽ chạy qua gara hẹn sẵn để tháo định vị và mang đi bán đứt chiếc xe đó hoặc cầm cố mà không đến chuộc xe... Bên cạnh đó, có những đối tượng đóng vai chủ doanh nghiệp thuê xe cho công ty. Sau đó lấy lòng tin của các đơn vị cho thuê xe, sẵn sàng thuê xe với giá cao, thuê xe dài hạn theo tháng hoặc theo năm...
Từ những vụ việc trên, cơ quan Công an tại Thừa Thiên Huế khuyến cáo, các doanh nghiệp, cá nhân cho thuê xe tự lái cần nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn của tội phạm, cần xác minh kỹ thông tin của người thuê xe, thực hiện đầy đủ các thủ tục, biện pháp ràng buộc pháp lý đối với khách thuê ôtô. Thường xuyên theo dõi lịch trình đi lại của xe, nếu có những bất thường thì phải trực tiếp dùng các biện pháp ngăn chặn các đối tượng chiếm đoạt tài sản và thông báo cho Cơ quan Công an gần nhất nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Tài xế xe công nghệ cảnh giác lật tẩy vụ buôn bán ma túy Quỳnh ngụy trang ma túy, giấu dưới đáy hộp kem dưỡng da rồi đặt xe ôm công nghệ chuyển đến địa chỉ người nhận. Quá trình vận chuyển, do nghi ngờ nên lái xe ôm công nghệ đã trình báo cơ quan công an và Quỳnh bị bắt giữ sau đó. Ngày 21/2, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ...