Xét xử băng mafia quyền lực lớn nhất Italy
355 người bị nghi là thành viên của ‘ Ndrangheta, nhóm mafia quyền lực nhất Italy, sẽ bị xét xử trong phiên tòa dự kiến kéo dài hơn hai năm, bắt đầu từ 13/1.
Bên cạnh bị cáo, phiên tòa còn có sự tham gia của 400 luật sư và hơn 900 nhân chứng cho bên công tố. Trong đó, 58 nhân chứng cho hay sẵn sàng phá luật im lặng và tiết lộ những bí mật bị chôn vùi bấy lâu của ‘Ndrangheta.
Được cho là lần xét xử mafia lớn nhất trong 30 năm qua, phiên tòa sẽ mở trong tòa nhà được gia cố đặc biệt nằm giữa địa bàn của ‘Ndrangheta thuộc vùng Calabria, phía nam Italy.
Bên trong phiên tòa xét xử nhóm mafia. Ảnh: AFP.
Số lượng bị cáo lớn đến mức trong buổi điều trần gần đây, tòa phải mất ba tiếng để đọc hết tên, bao gồm sếp mafia Luigi Mancuso (biệt hiệu “Ông chú”) và hàng chục kẻ khác với biệt danh như được lấy từ phim Hollywood như “Sói”, “Thằng Béo”, và “Vàng hoe”….
Video đang HOT
Nắm quyền truy tố là Nicola Gratteri, 62 tuổi, công tố viên chống mafia nổi tiếng nhất Italy. Từng thề sẽ đánh đổ ‘Ndrangheta, ông Gratteri phải sống dưới sự bảo vệ của cảnh sát trong 30 năm qua.
Quy mô phiên tòa sắp tới chỉ kém phiên tòa xử mafia đầu tiên của Italy diễn ra năm 1986-1987. Lần ấy, 338 người là thành viên hoặc có dính líu tới mafia Cosa Nostra vùng Sicily bị kết án nhưng thẩm phán Paolo Borsellino và công tố viên Giovanni Falcone sau đó đều bị ám sát.
Tuy có quy mô hạn chế hơn vì chỉ tập trung vào một trong số hàng trăm gia đình mafia ước tính, phiên tòa lần này vẫn quan trọng vì liên quan nhiều luật sư, chính khách, công chức, và doanh nhân tiếp tay cho ‘Ndrangheta. “Phiên tòa sẽ cho thấy ‘Ndrangheta đã len lỏi vào sâu trong xã hội đến mức nào”, ông Federico Varese, giáo sư tội phạm học tại Đại học Oxford nói.
Đa số các bị cáo bị bắt giữ trong chuỗi vụ đột kích diễn ra vào sáng sớm tại Italy, Đức, Thụy Sĩ và Bulgaria trong tháng 12/2019. Họ mang trên mình nhiều cáo buộc như Tham gia tổ chức mafia, Giết người, Buôn ma túy, Tống tiền, Cho vay nặng lãi , và Lạm dụng chức vụ …
Các phiên tòa xử mafia quy mô lớn thường gây tranh cãi vì mỗi nghi phạm cần được xét xử công bằng. Nhưng theo công tố viên, mạng lưới hoạt động sâu rộng của ‘Ndrangheta khiến hành vi phạm tội không dễ được tách riêng và truy tố nhỏ lẻ.
Áp lực mà công tố viên Nicola Gratteri phải đối mặt rất lớn. “Nếu ít người bị kết án, phiên tòa sẽ bị coi là thất bại”, theo Nicola Lo Torto, luật sư bào chữa.
Công tố viên Nicola Gratteri hiếm khi đi đâu, ngoài nhà và cơ quan. Ảnh: The Wall Street Journal .
Nhưng kể cả khi phiên tòa thành công, đây cũng chưa phải cái kết của ‘Ndrangheta. “Bạn có thể bỏ tù chúng nhưng nếu không diệt trừ tận gốc, chúng sẽ lại sinh sôi”, giáo sư Varese nhận định.
Cựu Thủ tướng Algeria thừa nhận bán vàng thỏi ở chợ đen
Cựu Thủ tướng Algeria Ahmed Ouyahia thừa nhận ông đã nhận vàng từ nhiều cá nhân ở Vùng Vịnh và sau đó bán chúng tại chợ đen.
Cựu Thủ tướng Algeria Ahmed Ouyahia. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết ông Ouyahia và cựu Thủ tướng khác là Abdelmalek Sellal bị cáo buộc che giấu thông tinh tài chính trong cuộc tái tranh cử năm 2019 của Tổng thống khi đó Abdelaziz Bouteflika. Bởi cuộc biểu tình quy mô phản đối chính phủ, ông Abdelaziz Bouteflika đã từ chức vào tháng 4/2019.
Tòa án Tối cao vào tháng 11/2020 đã bãi bỏ bản án trước đó của các cựu lãnh đạo này sau kháng cáo. Phiên tòa xét xử mới hai cựu thủ tướng này được tiến hành ngày 9/1.
Cả ông Abdelaziz Bouteflika và Abdelmalek Sellal đều giữ vị trí thủ tướng dười thời Tổng thống Bouteflika. Nhiều cựu bộ trưởng và các nhân vật cấp cao khác cũng bị xét xử liên quan đến cáo buộc.
Cựu Thủ tướng Ouyahia còn bị chất vấn số tài khoản ngân hàng trị giá trên 5 triệu USD của ông. Ouyahia thừa nhận đã bán một số thỏi vàng là "món quà từ lãnh đạo các nước Vùng Vịnh trong thời gian ông giữ chức Thủ tướng" tại chợ đen.
60 thỏi vàng được ước tính có giá trị khoảng 2,5 triệu USD. Cựu Thủ tướng Ouyahia cho biết đã giữ bí mật về số vàng này để "không gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa Algeria và các nước bạn". Ông cũng thừa nhận không khai thông tin cho các nhà điều tra thuế.
Ông Ouyahia từng 4 lần giữ chức vụ thủ tướng, trong giai đoạn từ 1995 đến 2019. Cựu Thủ tướng này trong phiên tòa xét xử vào tháng 12/2019 bị kết án 15 năm tù. Ông Sellal giữ chức vụ thủ tướng trong giai đoạn từ 2012-2017 chịu mức án 12 năm tù. Hai cựu thủ tướng này đã nộp đơn kháng cáo hồi tháng 3/2020.
'Tú bà' của tỷ phú ấu dâm Mỹ bị từ chối tại ngoại Tòa Manhattan bác yêu cầu tại ngoại của Maxwell, người bị cáo buộc dụ dỗ các cô gái để thỏa mãn thú vui của tỷ phú ấu dâm Mỹ Epstein. Thẩm phán tòa án liên bang Manhattan Alison J Nathan hôm 28/12 tiếp tục bác đơn xin tại ngoại của Ghislaine Maxwell , cho biết cô là người thuộc diện có nguy cơ...