Xét xử 2 người Trung Quốc lừa đảo bằng thẻ ATM giả
Ngày 28/8, TAND tỉnh Cao Bằng cho biết, HĐXX vừa mở phiên tòa sơ thẩm vụ “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với các bị cáo: Phùng Hải Xuân (SN 1993), Phùng Tiểu Xung (SN 1993, đều trú tại khu Mậu Cảng, TP Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
Ảnh minh họa: Internet
Theo cáo trạng, trưa 5/1/2018, Xuân và Xung mang theo máy móc, thiết bị cùng các phôi thẻ ATM nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, qua đường mòn thuộc khu vực Tà Lùng, Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng rồi xuống Hà Nội gặp một số đối tượng người Trung Quốc ở Việt Nam để làm thẻ ATM giả.
Tại một trung tâm thương mại tại Hà Nội, nhóm này sử dụng thẻ giả để mua hàng nhưng không được. Khi quay trở lại Trung Quốc, 2 đối tượng Xuân, Xung lực lượng Biên phòng Cao Bằng phát hiện, bắt người cùng tang vật.
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Xuân 5 năm tù, bị cáo Xung 4 năm tù giam, sau khi chấp hành xong bản án, hai đối tượng này sẽ bị trục xuất về Trung Quốc.
Video đang HOT
NGUYỄN DUY CHIẾN
Theo TPO
Cảnh báo lừa đảo mời nhận tiền qua Facebook
Thời gian gần đây, nhiều hoạt động lừa đảo của tin tặc đã bị phát hiện, trong đó, chủ yếu nhắm đến khách hàng của các ngân hàng.
Tội phạm thường lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân để lừa đảo qua điện thoại (Ảnh minh hoạ).
Các đối tượng hướng dẫn cách nhận tiền bằng cách đăng nhập vào một trang web do chúng tạo ra với nội dung bao gồm Username (tên tài khoản) cùng Password (mật khẩu) tài khoản Internet Banking của nạn nhân và một mã OTP được cho là sẽ được ngân hàng gửi về điện thoại nhưng thực tế thì đó chỉ là giả mạo.
Tạo lập các trang web chuyển tiền
Từ đầu năm 2017 đến nay, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP.Hà Nội đã tiếp nhận 30 vụ việc với tổng số tiền bị lừa đảo lên đến 30 tỉ đồng. Vụ việc có số tiền mà nạn nhân chuyển đi nhiều nhất là 4 tỉ đồng.
Ngoài các vụ việc bị lừa đảo chuyển tiền, các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam cũng cho biết, hiện nay nhiều hoạt động lừa đảo của tin tặc tinh vi hơn đã bị phát hiện với mục tiêu được hướng đến là khách hàng của các ngân hàng.
Cụ thể, các đối tượng tội phạm mạng với chiêu trò nhắn tin thông qua điện thoại hoặc Facebook đến nạn nhân đã được chúng lựa chọn với lời mời khá hấp dẫn về một khoản tiền được gửi từ nước ngoài về. Cùng với thông tin về khoản tiền sẽ được nhận, nạn nhân của chúng sẽ được hướng dẫn cách nhận tiền bằng cách đăng nhập vào một trang web do chúng tạo ra với nội dung bao gồm Usernam (tên tài khoản) cùng Password (mật khẩu) tài khoản Internet Banking của nạn nhân và một mã OTP được cho là sẽ được ngân hàng gửi về điện thoại của khách hàng nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải.
Khi nạn nhân nhập toàn bộ những thông tin vào trang web giả mạo nêu trên, tin tặc sẽ đánh cắp toàn bộ thông tin tài khoản ngân hàng và dùng nó để chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Cho đến nay, các trang web nêu trên đã không còn tồn tại. Trước thực trạng trên, đại diện ngân hàng khuyến cáo, người dùng chỉ đăng nhập tên (username) và mật khẩu tài khoản ngân hàng điện tử vào trang web chính thức của ngân hàng. Tuyệt đối không sử dụng tên đăng nhập (username) và mật khẩu tài khoản ngân hàng điện tử để đăng nhập vào các trang web khác ngoài trang web trên, trong bất kỳ trường hợp nào.
Người dùng cẩn trọng với các thư điện tử lạ, cuộc gọi lạ xưng danh là nhân viên ngân hàng hoặc đối tác ngân hàng yêu cầu cung cấp thông tin thẻ, thông tin mã giao dịch gửi qua điện thoại hoặc email (OTP), hoặc yêu cầu truy cập vào một trang web lạ. Bởi ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu, thông tin thẻ, mã OTP trong bất cứ trường hợp nào. Ngoài ra, người dùng cũng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập internet banking, mã PIN thẻ.
Hàng trăm triệu "bốc hơi" trong nháy mắt
Trong 30 vụ việc mà Đội Phòng chống tội phạm sử dụng mạng máy tính tiếp nhận. Có một vụ việc mà nạn nhân bị mất 200 triệu đồng chỉ trong nháy mắt. Cụ thể, ngày 31.7, bà Trần Minh T, trú tại Hà Nội nhận được một cuộc điện thoại của một người tự xưng là nhân viên bưu điện thông báo bà có một bưu phẩm gửi đến và đọc luôn bưu phẩm của ngân hàng thông báo bà T đang nợ số tiền 38 triệu đồng. Bà T hết sức bất ngờ vì mình không hề nợ số tiền nào thì được người này lý giải là có thể bà đã bị tội phạm đánh cắp thông tin cá nhân và sẽ nối máy để bà T báo với công an thông qua số máy 1068.
Sau nhiều chiêu thức và bị đe dọa, quá lo sợ, bà T đã ra ngân hàng chuyển 1,4 tỉ đồng vào tài khoản của mình. Sau đó, người đàn ông này đã tiếp tục yêu cầu bà T cung cấp username của tài khoản. Ngay sau đó, tài khoản của bà T báo đã bị chuyển 200 triệu đồng đến tài khoản có tên Hoàng Thị Bích. Biết mình bị lừa, bà T vội vàng đến ngân hàng để phong tỏa tài khoản và làm đơn gửi Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an TP.Hà Nội.
Theo trung tá Lê Ngọc Trí, Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm sử dụng mạng máy tính, thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo sử dụng để lừa người dân chuyển tiền qua tài khoản khá giống nhau. Qua các vụ việc trình báo đến cơ quan công an, nạn nhân mà các đối tượng lừa đảo hướng tới chủ yếu cán bộ hưu trí, giáo viên... những người luôn chấp hành pháp luật tốt nên khi nghe điện thoại thường nhanh chóng thực hiện yêu cầu của những người tự xưng là Công an.
Một trong những khó khăn trong quá trình đấu tranh làm rõ các vụ việc này chính là việc các đối tượng chủ mưu, cầm đầu thường ở nước ngoài, liên lạc qua internet vào Việt Nam mà các nhà cung cấp internet lại không thể phát hiện được IP. Công tác phối hợp với Công an một số nước không có kết quả, do đó không xác định được đối tượng hoặc không bắt được kẻ chủ mưu, cầm đầu.
C.NGUYÊN - T.CHÍ
Theo Laodong
Hai người Trung Quốc dùng thẻ tín dụng giả mua hàng ở Sài Gòn Thông qua các giao dịch bằng hàng loạt thẻ tín dụng giả, Lu Lei và đồng phạm mua hàng điện tử đắt tiền, chiếm đoạt 370 triệu đồng. Ngày 22/6, TAND TP HCM tuyên phạt Lu Lei (31 tuổi) và Zhang Qiyu (23 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) cùng 4 năm tù về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương...