Xét tặng danh hiệu NSND: ‘Hết nạc vạc đến xương’
Danh hiệu NSND bị “huy chương hóa” làm sai lệch chuẩn? Huy chương có phải bao giờ cũng đồng nghĩa với tài năng? NSND dành cho hàn lâm hay cộng đồng?
Hết nạc vạc đến xương
Chính vì mắc những “chuẩn”, nhiều nghệ sĩ không được xét trao tặng danh hiệu. Nhưng cũng chính vấn đề thiếu HCV hay thiếu năm đặt ra câu hỏi: NSND – xét tài năng và sự cống hiến hay xét HCV, thời gian hoạt động nghệ thuật là chuẩn cao nhất?
Gần 40 năm kể từ Ngày Quốc khánh 2/9/1945, danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân – Nghệ sĩ ưu tú (NSND – NSƯT) mới được Nhà nước trao tặng đợt đầu tiên vào năm 1984 cho các nghệ sĩ hoạt động biểu diễn nghệ thuật với những tiêu chuẩn rõ ràng: trung thành với Tổ quốc, với Chủ nghĩa xã hội, Có tài năng xuất sắc, Có cống hiến nhiều cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam (Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng cho các nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc).
Đến 2/9/2015 là đợt thứ 8 với khá nhiều “chuẩn” được gia giảm so với trước. Đặc biệt, tại Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu NSND, sau khi đạt danh hiệu NSƯT, nghệ sĩ phải có thêm 2 giải vàng quốc gia (ở các LHP quốc gia, các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do các cục chuyên ngành của Bộ tổ chức).
Còn huy chương vàng (HCV) tại các cuộc thi, hội diễn của các hội nghề nghiệp như Hội Điện ảnh VN, Hội Nghệ sĩ sân khấu VN… chỉ được quy đổi bằng 2/3 HCV. Ngoài số HCV đủ chuẩn, thì thời gian hoạt động nghệ thuật phải đạt từ 20 năm trở lên (riêng ngành xiếc, múa là từ 15 năm trở lên) mới có thể xét tặng danh hiệu NSND.
NSND thực sự là tinh hoa
Nhìn vào danh sách các NSND được phong tặng đợt đầu năm 1984, gồm 40 người, có thể thấy đó là một thế hệ nghệ sĩ tinh hoa, tài năng bậc nhất của VN trong các lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, không chỉ giới chuyên môn đánh giá cao tài năng mà quần chúng nhân dân cũng rất hâm mộ. Như các nghệ sĩ: Quốc Hương, Thanh Huyền… (ca nhạc), Phùng Há, Ba Du, Năm Đồ… (cải lương), Trà Giang, Bùi Đình Hạc, Hồng Sến, Hải Ninh, Phạm Văn Khoa… (điện ảnh), Ngô Y Linh, Thế Lữ, Đào Mộng Long, Can Trường… (sân khấu kịch), Đặng Thái Sơn (âm nhạc), Thái Ly (múa), Tạ Duy Hiển (xiếc), Châu Loan (ngâm thơ), Trùm Thịnh, Cả Tam (chèo), Đội Tảo, Sáu Lai, Bạch Trà… (tuồng)…
Những tác phẩm nghệ thuật họ trình diễn hay sáng tạo có thể xem như mẫu mực của ngành nghệ thuật, trở thành kinh điển, giáo khoa cho rất nhiều thế hệ nghệ sĩ tiếp nối. Có thể thấy chính họ đã kiến tạo nên diện mạo của nền nghệ thuật VN đương đại, tạo nên những nền móng cho các ngành nghệ thuật VN phát triển, như những người thầy của các bộ môn nghệ thuật VN.
Nếu cứ chiếu theo họ, có thể xem như danh hiệu NSND là một sự công nhận không chỉ là cống hiến, phục vụ quần chúng nhân dân, mà còn là công nhận tài năng xuất sắc, gồm cả trình độ chuyên môn, năng khiếu cá nhân, sự kiên trì bền bỉ lao động nghệ thuật để có những tác phẩm đỉnh cao đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà. Một thế hệ mà cho đến hôm nay vẫn không có người “đối xứng” tài năng với họ.
Những đợt kế tiếp xét phong tặng danh hiệu NSND cũng rất khắt khe, vì tính “hàn lâm” – trình độ chuyên môn được đánh giá rất cao qua tác phẩm, chứ không phải là qua những HCV, như đợt 2 năm 1988 chỉ có 13 NSND, đợt 3 năm 1993 có 39 NSND, đợt 4 năm 1997 có 38 NSND, đợt 5 năm 2001 có 22 NSND, đợt 6 năm 2007 có 39 NSND. Đến đợt 7 năm 2012 thì số NSND đã “vượt bậc” lên đến 74 người. Dự kiến đợt 8 năm 2015 được “thắt” lại chỉ có 39 NSND.
Video đang HOT
Diễn viên Đoàn Dũng (TPHCM) là một NSND xứng tầm, được giới nghề và công chúng thừa nhận. Ảnh: V.V
Trong 5 đợt đầu tiên không có một ai được “truy tặng” danh hiệu NSND, vì theo chuẩn quy định, chỉ trao cho “người sống”. Nhưng bắt đầu từ đợt thứ 6, đã có một số nghệ sĩ nhận danh hiệu khi thuộc về “ thế giới bên kia”, gồm 3 NSND: Ca sĩ Trần Khánh (Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói VN), Phát thanh viên Đỗ Trọng Thuận (Ban Thư ký Đài Tiếng nói VN, họa sĩ Bùi Huy Hiếu (Trường ĐH SKĐA Hà Nội), 2 NSƯT: Thanh Tùng (Diễn viên múa, Đoàn Văn công Phòng không – Không quân), Nguyễn Xuân Nghiệp (Quay phim Điện ảnh Quân đội).
Năm 2010 không có đợt nào, nhưng sau khi nghệ sĩ Y Moan từ trần, Nhà nước đã đặc cách phong tặng ông danh hiệu NSND. Ở đợt phong tặng lần thứ 7 có 6 NSND… Và ở lần thứ 8/2015 này có 2 cái tên được nhắc đến, gồm vợ chồng nghệ sĩ Phương Thanh, Anh Dũng (Diễn viên Nhà hát kịch VN).
Xem nhẹ chất lượng, đặt nặng huy chương
Cũng phải nói thêm, bắt đầu từ đợt thứ 7 năm 2012, danh hiệu NSND đã có vẻ mất thiêng bởi những quy định có phần xem nhẹ chất lượng, đặt nặng số lượng HCV, và quá câu nệ thủ tục hồ sơ, gây khá nhiều dư luận trong giới nghệ sĩ và công chúng. Người xứng đáng thì không được xét, điển hình nhất là nhạc sĩ Phạm Tuyên (sau này khi báo chí, truyền thông làm rùm beng lên thì ông mới được xét). Người tài năng “vừa phải” nhưng có nhiều HCV – mặc định được phong tặng, dù khó ai nhớ nổi một tác phẩm nào xuất sắc của họ.
Tới đợt thứ 8 năm 2015 này – như kiểu “hết nạc vạc đến xương”, tài năng, đóng góp cho nghệ thuật nước nhà, người được xét phong tặng có tác phẩm nào “để đời” hay làm “giáo khoa” cho các thế hệ kế tiếp… hầu như không được đề cập mà chỉ quan tâm “đếm” HCV, thời gian hoạt động nghệ thuật đủ hay chưa.
Tự Long trên sân khấu Gặp nhau cuối năm.
Một số người được đề nghị phong tặng NSND kỳ này như Tự Long (Nhà hát chèo Quân đội)…, dù vượt chuẩn số HCV, hoạt động nhiều lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn khác…, nhưng nếu xét bằng con mắt nhà nghề, thử hỏi có vai diễn nào, có tác phẩm nào khắc dấu vào lòng người xem, tạo ra một phong cách biểu diễn riêng, đặc sắc, hay có những vai diễn mẫu mực có tính chất như sự tiếp nối, bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống đang theo đuổi?
Theo Việt Văn/Lao Động
Bỏ danh hiệu NSND, NSƯT sẽ hết 'chia rẽ nội bộ'?
"Đến mùa xét tặng danh hiệu, các hội diễn được biến thành cái 'chợ'. Nghệ sĩ là những kẻ cùng nhau đi tranh cướp huy chương...", nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long nhận định.
Sau khi đăng tải bài viết "Nhiều nước đã bỏ nghệ sĩ nhân dân (NSND) từ lâu vì không còn phù hợp", Báo Gia đình & Xã hội nhận được khá nhiều đồng tình của các nghệ sĩ và công chúng.
Danh hiệu đang bị "chợ hóa"?
Theo nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long, nhiều năm gắn bó với lĩnh vực sân khấu với tư cách là người biểu diễn, anh nhận thấy, cứ đến mùa xét tặng danh hiệu là các hội diễn được biến thành cái "chợ".Nghệ sĩ là những kẻ cùng nhau đi tranh cướp huy chương, người già cố thủ, người trẻ hậm hực vì không được trao cơ hội thể hiện tài năng. Vô hình trung biến không ít nghệ sĩ thành những kẻ cơ hội hay làm giảm bớt nhiệt huyết nghệ thuật trong các nghệ sĩ trẻ.
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long và nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa với sân khấu truyền thống.
"Mùa xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND này, không nói những nghệ sĩ nằm trong danh sách xứng đáng hay không, việc loại những nghệ sĩ bậc thầy của làng chèo, cải lương đương đại hay một số nghệ sĩ có tài được ghi nhận khác ra khỏi danh sách bởi lý do này, lý do kia cho thấy, vẫn còn những điều chưa phù hợp cần phải điều chỉnh nếu vẫn còn giữ hoạt động này", nhà phê bình Nguyễn Quang Long nói.
Theo nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng (Vượng râu), điều cần thay đổi hiện nay đó chính là tiêu chí xét giải. "Theo quan điểm của tôi, nghệ sĩ ưu tú hay nhân dân ngoài việc phổ cập tên tuổi, hình ảnh còn phải là nhiều đêm diễn phục vụ khán giả. Nhưng nhiều NSƯT, NSND, thẳng thắn mà nói thì mới chỉ bằng một góc các nghệ sĩ hài chúng tôi. NSND mà không được nhân dân biết mặt biết tên thì là một thất bại của người phong và người nhận. Cho thấy, đó chỉ là thành tích trên giấy và danh hiệu hão.Lẽ ra, khi được phong danh hiệu thì người nghệ sĩ đó phải có sức ảnh hưởng lớn hơn nữa, như cụ hề chèo Mạnh Tuấn, cụ Hà Thị Cầu (xẩm) hay cụ Quách Thị Hồ (ca trù). Đằng này xét tặng rồi thì một số họ chỉ đóng khung và cả đời diễn một vài vai với một vài phim thì cái danh diệu đó chỉ là bùa dán mồm mèo thôi, không còn gì là danh giá nữa.
Nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng.
Trước vấn đề đang được một số nghệ sĩ đặt ra là nên bỏ đi danh hiệu này, nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng cho hay: "Nếu làm một cuộc khảo sát về việc bỏ danh hiệu hay không, tôi nghĩ, chưa chắc người ta mong giữ lại hơn là bỏ! Bởi vì khi các nghệ sĩ không danh hiệu thì họ vẫn diễn, vẫn cống hiến. Ví dụ như chị Minh Vượng, chị Minh Hằng hay một số anh chị nghệ sĩ sân khấu khác, họ cũng miệt mài luyện tập, lưu diễn, chả nhẽ khi bỏ cái xét duyệt này mà họ lại bỏ nghề à? Vấn đề ở đây là sự bất cập về tiêu chí xét giải nên sinh ra tiêu cực".
"Từ các nhà hát cũng mong mình nhiều ưu tú, nhân dân; từ các tỉnh cũng mong có con em có danh hiệu cho vẻ vang tỉnh nhà... Nhiều NSNƯT, NSND làm gì khi phần lớn các nhà hát không bán được vé. Cái này còn làm là còn lạc hậu và thụt lùi. Ngay cả Nga hay Trung Quốc đều bỏ rồi, vậy chúng ta giữ làm gì? Còn nếu giữ thì cần phải mở rộng cho nhiều nghệ sĩ tham gia. Như tôi và anh Giang Còi là những nghệ sĩ học hai bằng tại trường ĐH Sân khấu Điện ảnh, không công tác ở cơ quan nào nhưng cống hiến cũng chả kém cạnh ai. Vậy thì chúng tôi không thi thố, không huy chương sẽ mãi mãi chả có cơ hội", Vượng râu nói.Anh đề xuất, để thay đổi thì việc đầu tiên là "làm ơn bỏ cái thủ tục làm đơn đi xin đi. Quy định này vô tình gạt ra những tên tuổi bậc thầy, vì họ tự trọng lắm, chả đi làm đơn để "xin xét duyệt" bao giờ đâu".
Nếu Tự Long được thì Xuân Hinh, Chí Trung xứng đáng từ lâu rồi
Liên quan đến những ý kiến trái chiều về việc nghệ sĩ Tự Long được phong danh hiệu NSND, mới đây, anh cũng đã lên tiếng để giải tỏa những thắc mắc về việc cho rằng, anh không đủ thời gian công tác. Bởi năm 2012 anh mới được phong NSƯT thì năm 2015 đã được lên NSND là chưa đạt, vì theo quy định phải là đủ 5 năm mới được xét. Nhưng đó là quy định cũ, còn theo Nghị định 89 mới đã thay đổi, bỏ quy định này. Theo đó, chỉ cần người nghệ sĩ có đủ 20 năm công tác, sau danh hiệu NSƯT có đủ 2 HCV là được xét NSND.
Đoạt nhiều huy chương vàng ở lĩnh vực chèo, nhưng Tự Long còn là nghệ sĩ đa năng với nghề MC, diễn viên, diễn hài... được đông đảo khán giả yêu mến.
Sự thay đổi này chính là một trong những nguyên nhân gây đột biến với 105 nghệ sĩ được đề nghị phong tặng danh hiệu NSND. Trong khi đó, đợt 1 chỉ có 40 NSND, đợt 2 chỉ có 13, và gần đây nhất vào năm 2011, nhiều nhất trong các năm trước đó cũng chỉ có 74 nghệ sĩ được phong. Thay vì 5 năm mới có hội diễn thì bây giờ, 3 năm đã tổ chức. Số hội diễn cũng được mở ra khá nhiều. Ngoài hội diễn của từng lĩnh vực như: chèo, cải lương, kịch nói toàn quốc còn có Liên hoan sân khấu toàn quốc nói chung, Liên hoan hình tượng người chiến sĩ công an...
Tuy nhiên, nói về danh hiệu NSND của Tự Long được xét duyệt lần này, đa số các nghệ sĩ đều thấy anh hoàn toàn xứng đáng. Không chỉ có nhiều huy chương và hơn thời gian công tác đúng tiêu chuẩn, anh còn là nghệ sĩ hiếm hoi phát huy khả năng của mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau chỉ không chỉ đóng khung trong lĩnh vực mà mình tham gia là chèo. Anh làm MC, diễn hài, làm diễn viên... và đều làm tốt các vai mà mình tham gia.
Nhưng từ trường hợp của Tự Long, nhìn ra các nghệ sĩ khác cũng có những đóng góp như thế, nhưng vẫn bị bỏ xót chỉ vì những lá phiếu của Hội đồng. Những Chí Trung, Thành Lộc "phù thủy sân khấu", hay những nghệ sĩ bậc thầy của làng chèo, cải lương đương đại đã bị gạt ra là một sự nuối tiếc và cả xót xa của người trong nghề.
Nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng thẳng thắn: "Từ khoảng 10 năm trở lại đây, nếu trường hợp nghệ sĩ Xuân Hinh không được xét tặng NSND thì tôi nói thẳng chả ai xứng đáng hơn. Việc nghệ sĩ Tự Long được phong NSND hoàn toàn hợp lý, cũng như trường hợp chị Lê Khanh trước đây. Còn những nghệ sĩ Minh Hằng hay Chí Trung và Minh Vượng... tôi nghĩ các anh chị ấy xứng đáng là NSND lâu rồi".Sau lần bị "đánh trượt" hai lần vào năm 2007 và 2011 (dù anh đủ tiêu chuẩn) thì Xuân Hinh đã chán nản không còn muốn nhắc đến danh hiệu này nữa. Và chắc chắn, khi không làm đơn xin xét, Xuân Hinh sẽ không bao giờ được xét danh hiệu NSND. Chắc có lẽ lại phải tuân theo cách thức cũ là chờ được... đặc cách, như trường hợp của cố nghệ sĩ Văn Hiệp, Phương Thanh, Nguyễn Anh Dũng...
Thanh Hà/Báo Gia đình & Xã hội
Tự Long chính thức lên tiếng vụ phong tặng NSND Tự Long khẳng định "cái gì cũng có giá trị của nó - sự thật không bao giờ thay đổi". - Cánh báo chí mấy ngày qua than rằng gặp anh khó quá, anh đang tìm mọi cách để "trốn" họ? - Cũng chẳng giấu gì bạn mấy ngày qua có nhiều tờ báo gọi điện muốn tôi chia sẻ thông tin về...