Xét nghiệm tủy xương có thể xác định chị Huyền chết trên bờ hay dưới nước
“Có thể xét nghiệm tủy xương tìm khuê tảo (tảo silic) để xác định nạn nhân bị chết dưới nước hay trên bờ. Khi tìm thấy khuê tảo trong tủy xương là bằng chứng cho thấy nước đã vào vùng tuần hoàn khi nạn nhân còn sống”, PGS. Nguyễn Trọng Toàn phân tích.
Ngày 8/8, PGS Nguyễn Trọng Toàn – nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội – trao đổi với phóng viên Dân trí về những vấn đề liên quan đến việc tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền – nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.
PGS. Nguyễn Trọng Toàn – nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội
Thưa PGS, với điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, khi tìm thấy thi thể chị Huyền, liệu có chứng minh được chị chết trên bờ hay dưới nước không?
Có thể xét nghiệm tủy xương tìm khuê tảo (tảo silic) để xác định nạn nhân bị chết dưới nước hay trên bờ. Khi tìm thấy khuê tảo trong tủy xương là bằng chứng cho thấy nước đã vào vùng tuần hoàn khi nạn nhân còn sống; nghĩa là có thể khẳng định nạn nhân bị chết dưới nước. Chứng minh được điều đó rất quan trọng cho việc định tội Nguyễn Mạnh Tường.
Với điều kiện bình thường, theo kinh nghiệm của ông, trong khoảng thời gian bao lâu một cái xác có thể nổi lên mặt nước?
Khi trọng lượng riêng của cơ thể lớn hơn trọng lượng riêng của nước thì xác chìm dưới nước. Còn khi trọng lượng riêng của cơ thể nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước thì xác nổi trên mặt nước. Nói điều đó để thấy được, khi xác chìm dưới nước, vi sinh vật trong ruột vẫn hoạt động, sinh ra hơi làm cho trọng lượng riêng của cơ thể nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước thì sẽ nổi lên.
Về lý thuyết, thời gian xác nổi lên mặt nước phụ thuộc vào điều kiện môi trường khu vực xung quanh. Tốc độ hoạt động của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường dưới nước (chủ yếu là nhiệt độ). Do vậy, khó có thể xác định chính xác mất bao lâu xác sẽ nổi lên mặt nước. Ví như có những trường hợp ở xứ lạnh, cái xác nằm ở dưới nước mấy năm mới nổi lên. Còn ở ta thông thường thì từ 24 tiếng trở ra là chúng tôi nhận được xác để trưng cầu giám định pháp y.
Video đang HOT
Qua những năm làm ở Viện Pháp y Quân đội, trường hợp ông gặp lâu nhất là bao nhiêu thời gian xác nổi lên mặt nước?
Trường hợp lâu nhất từ lúc mất tích đến lúc tìm thấy cũng chỉ vài ngày là xác đã nổi.
Từ thực tế đó, so với trường hợp hơn 300 ngày mới tìm thấy thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, ông có thấy lạ không?
Đời tôi đi làm chưa gặp trường hợp nào chìm lâu như vậy mới nổi lên mặt nước… Thực tế, giám định ADN dù cho kết quả rất chính xác nhưng vẫn còn sai số nhất định, do vậy, ngoài giám định ADN chúng ta phải làm thêm nhiều cách khác để chứng minh đó là thi thể của chị Huyền.
Trường hợp của chị Huyền khi phẫu thuật thẩm mỹ vùng bụng như vậy có tác động như thế nào đến quá trình thi thể nổi lên mặt nước?
Nếu đã động đến khoang bụng, thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh khí trong bụng làm cho cơ thể nổi lên mặt nước.
Bị chìm dưới nước tới hơn 300 ngày, khi đó các bộ phận trong cơ thể đã phân hủy, do vậy không còn môi trường cho vi sinh vật hoạt động để sinh hơi làm trọng lượng riêng của cơ thể nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, thưa ông?
Vẫn có khả năng nổi vì ruột người dài tới 9m, khi thủng chỗ này vẫn còn chỗ khác cho vi sinh vật hoạt động – sinh khí. Sau 300 ngày cái xác mới nổi là điều rất lạ nhưng cũng không loại trừ khả năng đó.
Cơ thể chị Huyền khi tìm thấy dưới sông Hồng không còn nguyên vẹn và không có đầu. Điều đó có ảnh hưởng gì đến quá trình giám định pháp y không, thưa ông?
Điều đó làm cho yếu tố để giám định sẽ ít đi và độ chính xác khi giám định không cao bằng bình thường. Có đầu người ta có thể phân biệt rất rõ đó là nam hay nữ, độ tuổi, đặc điểm răng, thậm chí người ta có thể khôi phục lại được khuôn mặt một cách rất tương đối. Tóm lại là sàng lọc để thấy được không có gì mâu thuẫn với con người chị Huyền.
Tuy nhiên, không có đầu người ta vẫn có thể giám định được nhưng sẽ khó hơn hoặc độ chính xác thấp hơn. Nếu không có đầu thì người ta cũng căn cứu vào xương chậu để khẳng định đây là nan hay nữ và cũng có thể dựa vào xương để xác định độ tuổi. Điều quan trọng bậc nhất là dựa vào đặc điểm hình thái của chị Huyền trước đây để đối chiếu với xác tìm thấy. Cái đối chiếu tốt nhất là phim X-quang, tôi nghĩ trong đời chị Huyền thể nào cũng đã từng chụp một vài cái.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
Vụ Cát tường: Thi thể mục rũa có thể 'nói' được điều gì?
Một thi thể đã mục rũa sau 9 tháng tử nạn, liệu có thể lưu trữ những thông tin về nguyên nhân cái chết? Đây là thách thức không nhỏ của các điều tra viên trong vụ án.
Vụ Cát tường: Thi thể mục rũa có thể 'nói' được điều gì?
Sau khi Cơ quan CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an TP. Hà Nội chính thức xác nhận đã tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền_ nạn nhân vụ Thẩm mỹ viện Cát tường sau hơn 09 tháng tìm kiếm. Dấu hỏi mà người dân quan tâm là liệu việc tìm thấy xác chị Huyền có thể xác định được chết trước hay chết sau khi bị vứt xuống sông?
Việc xác định nạn nhân chết trước hay sau khi bị vứt xuống sông rất quan trọng. Luật sư Nguyễn Hồng Hà - Văn phòng Luật Hoàng Giao cho biết, việc xác định nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền chết trước hay sau khi bị ném xuống sông sẽ liên quan đến việc định tội danh với hung thủ vụ án - Nguyễn Mạnh Tường- chủ cơ sở thẩm mỹ Cát Tường.
Nếu chị Huyền chết trước khi bị ném xuống sông thì cái chết của chị chỉ là tình tiết định tội trong tội danh vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 BLHS). Nếu chị Huyền chết sau khi bị ném xuống sông thì hành vi của bác sỹ thẩm mỹ viện trên là hành vi giết người.
"Đến thời điểm này đã nhiều tháng trôi qua, rất khó để đảm bảo cho sự tồn tại của những mẫu vật giám định. Điều này đồng nghĩa với việc chi tiết tối quan trọng không thể chứng minh. Nếu không có căn cứ xác định nguyên nhân cái chết, việc tìm thấy thi thể chị Huyền chỉ còn đảm bảo về nhu cầu tâm linh, không có giá trị tố tụng. Kẻ thủ ác sẽ không phải chịu đúng với tội danh mà chúng phải nhận." - luật sư nói.
Theo phân tích của luật sư, trường hợp giám định chứng minh thi thể của nạn nhân Huyền chết do bị ngạt nước, tức là nạn nhân chưa tử vong trước khi bị ném xuống sông, khả năng cơ quan điều tra sẽ thay đổi tội danh của Nguyễn Mạnh Tường và đồng phạm sang tội Giết người.
Nếu Tường bị kết luận tội Giết người, hàng loạt đối tượng liên quan sẽ bị điều tra về hai nhóm tội: Che dấu tội phạm và Không tố giác tội phạm. Và tất nhiên, Đào Quang Khánh cũng sẽ được thay đổi tội danh. Bà Nguyễn Thị Hằng - vợ Nguyễn Mạnh Tường - người có mặt trong hành trình ném xác nạn nhân chắc chắn cũng sẽ không thể vô can như hiện nay.
Bên cạnh đó, một giả thuyết khác là nếu kết quả giám định xác định nạn nhân bị ném xuống sông mới chết do ngạt nước, thì thi thể chị Huyền bị mất đầu, tay, chân... là do nguyên nhân nào. Luật sư Hà cho rằng với những tình tiết mới này cơ quan điều tra sẽ phải điều tra lại toàn bộ vụ án.
Điều này có nghĩa rằng nếu những nỗ lực tìm kiếm của thân nhân chị Huyền có kết quả thì vẫn có thể có căn cứ khoa học, tố tụng để xác định tội danh của Nguyễn Mạnh Tường chính xác. Điều này sẽ giúp cho vụ án được xử lý đúng người, đúng tội.
Theo Xahoi
Chấn động: Tìm thấy đầu chị Huyền- nạn nhân vụ Cát Tường? T hi thể chị Huyền - nạn nhân vụ Cát Tường vừa được tìm thấy nhưng đã bị mất phần đầu, ngay sau đó, thông tin tìm thấy đầu chị Huyền lại nhanh chóng lan truyền rộng rãi trên mạng. Chiều 7/8, có 2 người thanh niên đến nhà ông Lê Văn Viễn (bố chị Huyền) thông báo về việc tìm thấy và...