Xét nghiệm sàng lọc chưa xong, Kiên Giang giãn cách thêm 1 tuần
Hết ngày hôm nay 25-8, Kiên Giang sẽ tiếp tục gia hạn giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thêm 1 tuần, đến hết ngày 1-9.
Việc lấy mẫu sàng lọc COVID-19 không theo kế hoạch đã thông báo khiến nhiều người dân Kiên Giang lo lắng – Ảnh: K.NAM
Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Kiên Giang, việc xét nghiệm sàng lọc sẽ được các địa phương triển khai thực hiện làm 3 đợt, đợt 1 từ ngày 18-8 đến ngày 23-8, đợt 2 từ ngày 25-8 đến 30-8 và đợt 3 từ ngày 1-9 đến 6-9-2021.
Dự kiến khoảng 716.909 người dân Kiên Giang sẽ được xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp 10-12 theo nhân khẩu từng hộ gia đình, tần suất 7 ngày/lần, thực hiện 3 lần. Dự kiến cho cả 3 đợt xét nghiệm, Kiên Giang cần 2.150.727 que lấy mẫu và 215.373 ống môi trường lấy mẫu.
Video đang HOT
Kiên Giang hiện có 5 địa điểm có thể thực hiện xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR với tổng công suất khoảng 6.800 mẫu đơn/ngày. Theo CDC Kiên Giang, do công suất xét nghiệm trong tỉnh không đảm bảo theo kế hoạch, nên tỉnh này đã thuê 1 doanh nghiệp phối hợp thực hiện.
Qua 6 ngày triển khai đợt 1 xét nghiệm trên phạm vi toàn tỉnh, Kiên Giang đã lấy 44.058 mẫu gộp (gộp 10, tương đương 358.059 người), đạt 61%. Qua xét nghiệm phát hiện 52 ca dương tính và thiết lập sáu vùng cách ly y tế trên địa bàn TP Rạch Giá.
Trên thực tế, việc lấy mẫu diện rộng diễn ra không như dự kiến. Ngoài phương pháp RT-PCR, nhiều nơi ở Kiên Giang đã lấy mẫu bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên. Thời gian giữa 2 lần lấy mẫu tại địa bàn nguy cơ rất cao cũng rút ngắn chỉ còn 3 thay vì 7 ngày.
Về tiêm vắc xin, đến nay tỉnh mới được phân bổ và dự kiến tiêm xong đợt 4 (vào ngày 30-8) được khoảng trên 330.000 liều trong tổng số hơn 2,5 triệu liều của cả năm 2021 để đạt miễn dịch cộng đồng. Nếu không tính đợt 4 đang tiêm, đến nay Kiên Giang mới có 1,16% dân số tiêm đủ 2 mũi, 9,7% dân số mới được tiêm 1 mũi vắc xin.
Kể từ đầu năm tới nay, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện nhiều lần giãn cách xã hội với rất nhiều mốc thời gian, 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày, 14 ngày theo nhiều mức độ. Trong 3 lần gần đây nhất đều giãn cách theo tinh thần chỉ thị 16, thực hiện nghiêm quy định “ai ở đâu ở yên đó”.
Hiện Kiên Giang có hơn 1.000 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 481 trường hợp đã điều trị khỏi. Các huyện có nguy cơ cao là Châu Thành, Vĩnh Thuận, Gò Quao và TP Rạch Giá.
Nhà máy '3 tại chỗ' được hỗ trợ mua lương thực
Các nhà máy ở khu công nghiệp đang thực hiện "3 tại chỗ" được hỗ trợ mua hàng thiết yếu hai lần một tuần với giá ưu đãi trong thời gian TP HCM siết giãn cách.
Chiều 24/8, ông Phạm Thanh Trực, Phó ban quản lý các khu chế xuất - công nghiệp TP HCM (Hepza) cho biết danh sách các mặt hàng như gạo, trứng, sữa, thịt cá, rau củ... kèm bảng giá chi tiết được nhà cung cấp gửi cho các nhà máy. Trong ngày đầu tiên, hơn 40 nhà máy đăng ký Hepza và Sở Công thương "đi chợ hộ", đơn hàng cao nhất gần 20 triệu đồng.
Doanh nghiệp có nhu cầu mua lương thực, thực phẩm đăng ký trước 10h thứ 3, thứ 7 hàng tuần về văn phòng Hepza. Các đơn hàng sẽ được bộ phận phụ trách tổng hợp gửi lên Sở Công thương điều phối, hàng hóa được đưa về doanh nghiệp vào sáng hôm sau.
Công ty cổ phần cơ khí Đại Dũng ở Khu công nghiệp An Hạ, huyện Bình Chánh, thực hiện phương án "3 tại chỗ". Ảnh: An Phương
Bên cạnh đó, một số nhà máy cũng chủ động dự trữ lương thực khi nhận thông tin thành phố siết chặt đi lại để chống dịch. Bà Trịnh Thị Thu Hiền, phụ trách hậu cần cho nhà máy Công ty cổ phần cơ khí Đại Dũng ở Khu công nghiệp An Hạ, huyện Bình Chánh cho hay, doanh nghiệp đã mua 400 ký gà trống, 5 tạ thịt heo, bao trọn gói một ao cá, tìm đầu mối cung cấp rau ở Đăk Lăk, 11.500 quả trứng, gần 12.000 gói mì, 2.000 cây xúc xích, gần 3,5 tấn gạo... phục vụ gần 1.000 lao động ăn ở, làm việc tại nhà máy.
Bà Hiền cho biết thêm, ngoài Hepza, chính quyền xã Phạm Văn Hai, nơi doanh nghiệp trú đóng cũng gửi thông báo giúp đỡ nhà máy mua thực phẩm nếu có nhu cầu. Phía sở Công thương tạo điều kiện cho các nhà cung cấp hàng thiết yếu cho bếp ăn doanh nghiệp được đi lại, đảm bảo hoạt động của nhà máy không bị gián đoạn vì thiếu lương thực, thực phẩm.
Trong 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao hiện có hơn 720 nhà máy trong với hơn 60.000 lao động áp dụng mô hình "3 tại chỗ", hoặc "một cung đường - 2 điểm đến" (chỉ duy nhất tuyến đường chở tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở). Từ sau ngày 23/8, các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, song không được phép thay đổi nhân sự, trừ trường hợp cấp cứu. Các phương án thay thế cho mô hình "3 tại chỗ" như "4 xanh" không áp dụng.
Cơ quan báo chí gặp khó khăn vì bị hạn chế giấy đi đường Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị Công an TP.HCM hỗ trợ, xem xét lượng giấy đi đường cho lực lượng phóng viên tác nghiệp trong thời gian thành phố siết chặt giãn cách. Làm rõ vấn đề cấp giấy đi đường cho các cơ quan, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, chiều 24/8 cho...