Xét nghiệm nước bọt nCoV như que thử thai
Xét nghiệm nước bọt, còn gọi EasyCov, là dùng đầu que ngâm nước bọt giống nguyên tắc que thử thai, nhanh chóng cho kết quả phát hiện kháng thể nCoV.
Pháp đang nghiên cứu độ tin cậy xét nghiệm nước bọt nCoV trước khi sử dụng đại trà, nhằm phục vụ kiểm soát Covid-19. Đây có thể sẽ là xét nghiệm phổ biến tại Pháp, là một phần trong “thói quen sống cùng nCoV”. Hong Kong và Mỹ đã sử dụng phương pháp này.
Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu cho xét nghiệm EasyCov được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 5, trên 133 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Montpellier. Kết quả cho thấy độ nhạy cao và số lượng dương tính giả rất thấp. Kết quả thử nghiệm tiếp theo sẽ được công bố vào cuối tháng 9 và trình lên hội đồng phản biện khoa học.
Ngoài ra còn có hai thử nghiệm lâm sàng tìm hiểu vai trò của nước bọt đối với tiến triển của virus.
Thử nghiệm Covisal bắt đầu vào cuối tháng 7 ở Guiana, Pháp, xác nhận xét nghiệm nước bọt hiệu quả như tăm bông ngoáy mũi. Nghiên cứu thu thập chất nhầy và nước bọt từ người có triệu chứng Covid-19 tại phòng cấp cứu của Bệnh viện Đại học Cayenne.
Nghiên cứu thứ hai có tên Salicov, sẽ sớm triển khai tại trường đại học bệnh viện Assistance publique-Hôpitaux de Paris (APHP), đánh giá giá trị của xét nghiệm nước bọt trong sàng lọc. Hai mẫu bệnh phẩm dịch mũi và nước bọt sẽ được lấy cùng nhau.
Tương tự như que thử thai
Mẫu nước bọt được cho vào ống nghiệm có thuốc thử, đun nóng đến 65C. Chưa đến một giờ, nhân viên y tế có thể đọc kết quả bằng mắt thường. Điều này trái ngược với phương pháp kiểm tra ngoáy mũi, đòi hỏi nhiều giờ xử lý trong phòng thí nghiệm, đi kèm trang thiết bị, thuốc thử, và kết quả đợi vài ngày.
Video đang HOT
Pháp hiện là nước đi đầu châu Âu về xét nghiệm nước bọt. EasyCov được phát triển trong khoảng ba tháng bởi phòng thí nghiệm Sys2Diag ở Montpellier.
Một kỹ thuật viên tại phòng thí nghiệm Sys2Diag, thuộc công ty công nghệ sinh học SkillCell, đang cầm que thử xét nghiệm nước bọt EasyCov, thuốc thử màu vàng cho thấy âm tính với Covid-19, ngày 30/4, tại Montpellier, Pháp. Ảnh: AFP
Xét nghiệm này tương tự như cách thử thai. Màu sắc của đầu que ngâm nước bọt sẽ cho biết có kháng thể hay không, mà không cần phân tích trong phòng thí nghiệm.
“Để phát triển và sản xuất hàng loạt một xét nghiệm chỉ trong ba tháng, cần kết hợp giữa khía cạnh lâm sàng và công nghiệp”, trưởng dự án kiêm nhà sinh vật học Franck Molina tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, cho biết.
Nguyên tắc cơ bản của xét nghiệm PCR nước bọt này giống như đối với PCR qua đường dịch hầu họng, nhưng quá trình này nhanh hơn và dễ dàng hơn nhiều. Luke O’Neill, giáo sư miễn dịch học tại Trường Trinity Dublin cho biết “xét nghiệm PCR được coi là tiêu chuẩn vàng, là tiêu chuẩn đáng tin cậy nhất hiện tại. Lượng virus trong cơ thể sẽ quyết định mức độ lây nhiễm. Lượng virus càng thấp, càng ít khả năng lây nhiễm cho người khác”.
Pháp cũng có kit test nCoV bán tại nhà thuốc, giá khoảng 15 euro, cho kết quả sau 15 phút. Dược sĩ sẽ lấy một vài giọt máu từ đầu ngón tay xét nghiệm và đọc kết quả. Xét nghiệm này cho thấy sự hiện diện của các kháng thể, là dấu hiệu nhiễm virus trong vòng hai đến ba tuần qua.
O’Neill cho biết: “Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu thời gian tồn tại của kháng thể, hiện có rất nhiều kết quả khác nhau. Tuy nhiên không có bằng chứng nào chứng minh nếu bạn đã nhiễm virus một lần thì sẽ không mắc lại”.
Pháp thực hiện hơn 700.000 xét nghiệm dịch mũi mỗi tuần, sau khi kết thúc đợt phong tỏa. Bộ trưởng Bộ Y tế Olivier Véran phát biểu trong cuộc họp báo của chính phủ hôm 27/8, Pháp có thể “thực hiện một triệu xét nghiệm mỗi tuần nếu cần thiết”.
Hiện nay, xét nghiệm PCR dịch mũi phổ biến nhất tại Pháp. Người lấy mẫu cho xét nghiệm này không cần được giới thiệu hoặc đặt lịch tại phòng xét nghiệm, thậm chí miễn phí khi có thẻ y tế quốc gia. Mất đến năm ngày đợi kết quả. Xét nghiệm ngoáy mũi gây khó chịu khi thực hiện và có nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế khi lấy bệnh phẩm. Người được xét nghiệm thường có phản xạ chống lại, vô tình ho, hắt hơi hoặc thậm chí khạc nhổ khi nhân viên y tế ngoáy tăm bông vào mũi lấy dịch.
Luck O’Neill nói: “Chúng ta cần phải tìm cách chung sống với virus ngay từ bây giờ, không thể tạm dừng cuộc sống của mình cho đến khi có vaccine. Giống như sống giữa một cơn bão, chúng ta cần phải xây dựng nơi trú ẩn”.
Hẹn hò online mùa dịch: Profile kèm kết quả có kháng thể COVID-19 mới ấn tượng!
Thời khoe nhà, khoe xe đã qua rồi. Giờ phải khoe là mình có kháng thể COVID-19 mới dễ tìm được người yêu!
Họ đều là những người độc thân và đều muốn tìm người yêu. Mà bây giờ thì mọi việc đều chuyển hướng sang online, kể cả việc tìm người yêu cũng vậy.
Kể từ giai đoạn giãn cách do đại dịch, hẹn hò online trở thành xu hướng phổ biến. Nhưng khi sức khỏe và tính mạng được đặt lên hàng đầu thì chẳng mấy ai quan tâm đến tài sản của đối phương nữa. Bởi vậy mà những người độc thân ở khắp nước Mỹ bây giờ đăng profile lên các ứng dụng hẹn hò lại muốn khoe là mình có kháng thể đối với virus SARS-Cov-2 cơ. Nhiều người thậm chí còn đăng cả kết quả xét nghiệm đàng hoàng.
Bây giờ phải khoe là mình có kháng thể với SARS-CoV-2 thì mới dễ tìm người yêu!
Việc này cũng là hợp lý, bởi rất nhiều người muốn hẹn hò nhưng lại sợ virus. Chẳng vậy mà một chuyên gia mai mối ở Long Island đã kể rằng, từ khoảng hơn một tuần nay, khách hàng cứ thường xuyên đặt câu hỏi: "Người mà tôi được giới thiệu để gặp đó, làm sao chắc chắn là họ không mang virus corona?".
Đến các ứng dụng hẹn hò cũng vào cuộc. S'More, một app hẹn hò nổi tiếng, gần đây đã kết hợp với công ty công nghệ digiD8 để phát triển các tính năng nhằm đảm bảo sức khỏe cho những người tham gia tìm người yêu qua mạng.
Ứng dụng hẹn hò S'More phát triển tính năng mới để đảm bảo sức khỏe của những người tham gia hẹn hò.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo rằng, một xét nghiệm có kháng thể đối với SARS-Cov-2 cũng không có nghĩa là người đó hoàn toàn sẽ không nhiễm COVID-19 nữa, cũng chẳng phải là tấm hộ chiếu miễn dịch. Cho nên, dù thấy ai đó có đăng tờ xét nghiệm rằng mình có kháng thể thì mọi người cũng cần tự cẩn thận khi gặp gỡ.
Một cô gái tham gia tìm người yêu online cho biết rằng, có một anh chàng đã cố thuyết phục cô đến nhà anh ta bằng cách nói rằng anh ta đã nhiễm COVID-19 và đã khỏi rồi, nên cứ yên tâm. Cô gái này từ chối, và gọi đây là "lời nói dối kiểu mới của đàn ông". Một cô gái khác thì bảo rằng: "Những người nói như vậy có khi còn không hiểu kháng thể có nghĩa là gì, nên bạn đừng vội tin".
Muốn hẹn hò đến mấy cũng phải cẩn thận, dù đối phương có kháng thể hay không.
Mà nói chung là để đặt lòng tin vào ai đó trên mạng thì đều cần thận trọng cả, dù họ có kháng thể hay không, nhỉ!
Roche được Mỹ cấp phép xét nghiệm kháng thể trong máu xác định COVID-19 Ngày 3/5, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Thụy Sĩ Roche cho biết đã được Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đối với bộ xét nghiệm kháng thể trong máu để xác định xem bệnh nhân có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không. Thomas Schinecker, phụ trách mảng chẩn đoán của Roche, cho biết tập đoàn này...