Xét nghiệm – chiến lược quan trọng phát hiện sớm ca nhiễm
Họp trực tuyến với lãnh đạo 63 tỉnh thành ngày 2/8, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh xét nghiệm là chiến lược cực kỳ quan trọng hiện nay.
“Xét nghiệm là chiến lược cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay để phát hiện sớm các ca nhiễm. Các ca nhiễm hiện nay được phát hiện chủ yếu trong bệnh viện. Nếu không phát hiện sớm ca nhiễm thì sẽ phải tiến hành cách ly toàn bộ bệnh viện”, ông Khuê nói tại cuộc họp.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu các địa phương phải tăng tốc xét nghiệm hơn. “Mạnh mẽ hơn, quyết liệt và nhanh hơn nữa”, ông Long nhấn mạnh. Ngày 1/8, số lượng xét nghiệm đã cao hơn cả thời gian cao điểm nhất trong tháng 4 (thời điểm có lượng xét nghiệm rất lớn). Tuy nhiên, ông Long cho rằng vẫn phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ xét nghiệm, nhanh chóng sàng lọc cộng đồng, kịp thời phát hiện ca nhiễm và khoanh vùng, cách ly, dập dịch.
Khoảng 1,4 triệu người từng đến Đà Nẵng trong một tháng qua (tính từ ngày 1 đến 29/7), 800.000 lượt người đến khám và chữa bệnh, thăm thân ở ba bệnh viện Đà Nẵng. Số này sau đó tỏa đi các địa phương cả nước, mang theo mầm bệnh. Do đó, Quyền Bộ trưởng đề nghị các địa phương phải tăng tốc xét nghiệm sàng lọc nCoV.
Các cơ sở y tế, đặc biệt Sở Y tế, phải tiến hành tập huấn ngay cho nhân viên về cách thức lấy mẫu, cách phòng lây nhiễm. Cho phép các cơ sở y tế tư nhân tham gia xét nghiệm nCoV, để tăng năng lực xét nghiệm tại địa phương.
Tại họp trực tuyến, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội và TP HCM đều cho biết đang đẩy mạnh xét nghiệm nCoV cộng đồng. Theo đó, công suất xét nghiệm tại Hà Nội được nâng lên 3.000 mẫu, TP HCM 9.000 mẫu một ngày.
Đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết thành phố hiện điều trị 8 bệnh nhân, trong đó chỉ “bệnh nhân 510″ có biểu hiện mệt, có đờm. Đến chiều 1/8, 90 trong số 162 trường hợp có triệu chứng viêm đường hô hấp được cách ly theo dõi, kết quả xét nghiệm âm tính. Công suất xét nghiệm tối đa của tất cả đơn vị trên địa bàn trong một ngày là 8.000-9.000 mẫu.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị TP HCM lập danh sách tất cả bệnh viện được đón tiếp bệnh nhân, các đơn vị làm được xét nghiệm nCoV, xây dựng kế hoạch chi tiết, khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh làm xét nghiệm nCoV. Nơi nào đã có đủ máy móc, trang thiết bị thì có thể triển khai xét nghiệm. Trường hợp phát hiện dương tính sẽ chuyển mẫu đến Viện Pasteur TP HCM để xét nghiệm khẳng định.
“Thành phố không được để tình trạng người dân gọi điện đến cơ sở A, cơ sở B để được xét nghiệm nhưng phải đợi 3-4 ngày”, ông Long yêu cầu.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long họp trực tuyến giữa Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và lãnh đạo Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố, ngày 2/8. Ảnh: Trần Minh.
Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, ước tính đến hiện thành phố ghi nhận hơn 72.000 trường hợp từ Đà Nẵng về. Hà Nội đã thực hiện test nhanh cho gần 50.000 người. Về năng lực xét nghiệm, thống kê bước đầu trong số 600 cơ sở ký hợp đợp đồng với bảo hiểm xã hội, thì 10 đơn vị có khả năng xét nghiệm PCR, bao gồm 3 bệnh viện tư nhân. Tối đa công suất của tất cả đơn vị trên địa bàn là 3.000 xét nghiệm một ngày.
Video đang HOT
Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện siết chặt kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm soát số lượng người ra vào bệnh viện, khai báo y tế, phòng chống lây nhiễm trong bệnh viện…
Ngành y tế Hà Nội đề nghị Bộ Y tế cấp thêm test nhanh để sàng lọc tiếp những trường hợp trở về từ Đà Nẵng. Bộ cần thông báo danh sách các đơn vị có khả năng cung cấp sinh phẩm xét nghiệm, giá cả tham khảo khi mua sắm để tránh tình trạng mỗi địa phương một giá.
Ông Long đề nghị Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội chủ động tập huấn về an toàn sinh học cho tất cả đơn vị trên địa bàn, không đợi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Quyền Bộ trưởng cũng khẳng định Bộ không cấp test nhanh, mà khuyến khích làm xét nghiệm PCR. Tất cả những đơn vị có ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn phải thực hiện được xét nghiệm này. Về vấn đề giá, Hà Nội tự hướng dẫn các đơn vị mua sắm sinh phẩm để xét nghiệm, không mua tập trung.
Quyền Bộ trưởng đề nghị các phương chủ động trong việc mua sắm sinh phẩm xét nghiệm, không chờ đợi.
Người dân Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm nCoV, ngày 1/8. Ảnh: Lê Bảo.
11 ca Covid nặng, Việt Nam không còn bác sĩ điều trị nếu mất cảnh giác
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho rằng vừa qua nhiều cơ sở y tế mải vui chiến thắng nên lơ là. Nếu tiếp tục mất cảnh giác như vậy, chắc chắn không còn thầy thuốc cứu chữa bệnh nhân.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý, Khám chữa bệnh cho biết, dịch Covid-19 đã kéo dài 7 tháng qua nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, thế giới vẫn là bức tranh màu xám với trên 17 triệu ca mắc, gần 700.000 ca tử vong.
Tại Việt Nam, sau 99 ngày "an toàn", nước ta đã bước sang giai đoạn mới khi phát hiện ca bệnh trong cộng đồng. Dù đã hết sức cố gắng nhưng đến nay đã có 3 bệnh nhân tử vong trên tổng số 586 ca bệnh. Điều này cũng thể hiện mức độ đáp ứng dịch của Việt Nam trong tình hình mới khó khăn hơn trước.
Đáng lưu ý, trong giai đoạn trước đây, cả nước chỉ ghi nhận 2 nhân viên y tế mắc Covid-19, nhưng trong tuần qua đã có 8 thầy thuốc tại BV đa khoa Đà Nẵng nhiễm bệnh. Trong đó có 1 nhân viên y tế đang diễn tiến nặng, nếu tiếp tục nặng thêm sẽ phải lọc máu.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê đánh giá, vừa qua nhiều cơ sở y tế chủ quan, lơ là trong phòng dịch Covid-19
Ngoài ra cả nước còn 11 ca Covid-19 nặng, gồm: Bệnh nhân 416, 418, 427, 430, 431, 433 436, 438, 453, 456 và 478. Trong khi giai đoạn trước, Việt Nam chỉ ghi nhận 2-3 bệnh nhân nặng.
Hầu hết những trường hợp này đều lớn tuổi, mắc nhiều bệnh nền cùng lúc, có trường hợp mắc 3-4 bệnh, phổi tổn thương nhanh, rối loạn đông máu...
Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh nhìn nhận, vừa qua sau hơn 3 tháng không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng, không ít bệnh viện đã mải vui trong chiến thắng nên lơ là, chủ quan trong việc phân luồng cách ly, phát hiện sớm các ca có ho, sốt, khó thở, viêm phổi, đặc biệt tại 4 bệnh viện ở Đà Nẵng gồm Bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và Bệnh viện Hoàn Mỹ.
"Nếu các bệnh viện tiếp tục mất cảnh giác như vừa qua thì chắc chắn không còn thầy thuốc để cứu chữa bệnh nhân nữa. Do vậy, chúng ta không được lơ là một chút nào", PGS Khuê nhấn mạnh.
Theo ông Khuê, chỉ trong một phút, một giây, nếu lọt một bệnh nhân Covid-19 vào bệnh viện nhưng không phát hiện ra, sau đó bệnh nhân này đi khám qua khắp các khoa lâm sàng, phẫu thuật, truyền nhiễm... như thế chắc chắn chúng ta thua.
Cục trưởng dẫn chứng, Bệnh viện Đà Nẵng phải phong toả khi đang có hơn 4.000 người bên trong, Bệnh viện C có hơn 1.000 người... Đặc biệt, các ca bệnh từ Bệnh viện Đà Nẵng đã lây lan dịch bệnh ra nhiều tỉnh thành khác với hơn 100 ca. Nhiều bệnh nhân nằm điều trị cả tháng nhưng không phát hiện ra mắc Covid-19 cho đến khi trở nặng.
"Nếu chúng ta phong toả chậm trễ, nguy cơ lây ra cộng đồng không biết lớn đến mức nào", PGS Khuê nói.
Trong giai đoạn sắp tới, để điều trị các bệnh nhân Covid-19 hiệu quả Việt Nam sẽ tiếp tục phân tuyến, áp dụng phương châm 4 tại chỗ. Trong đó các bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực tiếp nhận điều trị các bệnh nhân nhẹ và vừa. Các bệnh viện tuyến trên chỉ tập trung điều trị các ca nặng dưới sự chỉ đạo của Tiểu ban điều trị và Hội đồng chuyên môn.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại phường Khánh Hòa Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng chiều 1/8. Ảnh: Lê Bảo - Minh Thùy
Để tăng năng lực điều trị cho Đà Nẵng, Quảng Nam, những ngày qua Bộ Y tế đã chi viện những y, bác sĩ giỏi nhất từ các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Tim Hà Nội, Chợ Rẫy... vào miền Trung để hỗ trợ.
Trong đó, riêng Bệnh viện Bạch Mai có 30 y, bác sĩ hỗ trợ về hồi sức cấp cứu, chống nhiễm khuẩn, thận nhân tạo, hỗ trợ điều trị tâm lý.
Bộ Y tế cũng đề nghị Bệnh viện Đà Nẵng ngay lập tức giải phóng, giảm mật độ ở cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế, đưa ra các cơ sở khác để cách ly.
Bộ Y tế đánh giá, tình hình dịch Covid-19 trong giai đoạn mới tại nước ta diễn biến rất phức tạp. Từ đầu tháng 7 đến nay, có khoảng 800.000 người từng đến Đà Nẵng, trong đó có hơn 41.000 người là bệnh nhân, người nhà, người thăm thân nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Chỉ trong vòng 1 tuần qua, Đà Nẵng cũng đã xác định được hơn 7.200 người F1, tiếp xúc gần với các ca Covid-19 và hơn 2.300 trường hợp F2.
Đây là số lượng F1 lớn nhất tại một địa phương được ghi nhận từ đầu mùa dịch đến nay. Bộ Y tế yêu cầu Đà Nẵng cách ly tất cả trường hợp F1 nói trên, không có ngoại lệ, theo đúng quy định.
Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện có đến 40% ca bệnh Covid-19 không có triệu chứng nên không được bỏ sót bất cứ trường hợp nào nghi ngờ.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.mic.bluezone
Link tải Bluezone trên iOS
https://apps.apple.com/vn/app/bluezone/id1508062685
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
12 bệnh nhân Covid-19 rất nặng, nguy kịch Tuần qua, Hội đồng chuyên môn (Bộ Y tế) đã có 6 cuộc hội chẩn điều trị các ca bệnh Covid-19. Hiện có 12 ca rất nặng, nguy kịch trong số gần 20 ca diễn biến nặng. Số ca mắc Covid-19 tăng liên tục, thêm các ca nặng từ ngày 25.7 đến nay . ĐỒ HỌA: BỘ Y TẾ CUNG CẤP Đến sáng...