Xét nghiệm ADN nhận con mới phát hiện mình bị vô sinh
Anh Kiên, 52 tuổi, bước vào Trung tâm xét nghiệm ADN Quốc tế Gentis, Hà Nội, với tâm trạng lo lắng, ngờ hai con không phải ruột thịt của mình.
20/7 là ngày anh Kiên đến trung tâm để nhận kết quả giám định ADN huyết thống giữa anh và hai người con mà anh nghi ngờ không phải con ruột của mình.
“Tôi có một vợ, một con gái 11 tuổi và một con trai 7 tuổi, hai đứa trẻ đều khỏe mạnh, xinh xắn. Khi con lớn lên, tôi càng ngày càng cảm thấy chúng không giống mình cả về ngoại hình lẫn tính cách. Tôi nghĩ mình có quyền xác minh sự thật”, anh chia sẻ.
Vài phút sau, kết quả nhận được làm anh lặng người. Cả hai đứa con đều không phải là con đẻ của anh. Quan trọng hơn, bác sĩ phát hiện kiểu gene của anh Kiên xác định giới tính có biểu hiện bất thường. Bác sĩ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác, giải trình tự ADN và cuối cùng xác minh anh bị hội chứng Kleinfelter. Nhiễm sắc thể giới tính của anh thừa một nhiễm sắc thể X, tức là XXY (bình thường ở nam giới chỉ có một cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY). Người bị hội chứng Kleinfelter rất khó có khả năng có con.
“Đây là một cú sốc lớn đối với tôi”, anh Kiên nói sau khi bình tĩnh trở lại.
Không có cách nào để sửa chữa các thay đổi nhiễm sắc thể giới tính do hội chứng Klinefelter, anh Kiên được bác sĩ tư vấn dùng các phương pháp điều trị vô sinh như tiêm tinh trùng vào ống nghiệm (ICSI), liệu pháp thay thế testosterone… để điều trị.
Tóc có chân nang là một trong những mẫu xét nghiệm ADN huyết thống, bên cạnh mẫu máu, móng tay… Ảnh: New Scientist
Đại tá Hà Quốc Khanh, cố vấn khoa học tại trung tâm ADN Quốc tế Gentis, cho biết xét nghiệm ADN không chỉ để tìm ra huyết thống, mà còn là phương pháp tìm ra nguyên nhân gây vô sinh được quan tâm nhất hiện nay.
Hội chứng Kleinfelter thuộc nhóm bệnh liên quan đến lệch bội số lượng nhiễm sắc thể, giống như hội chứng bệnh Down, Edward, Patau, Turner, Trisomy X, và Jacobs (XYY). Những hội chứng bệnh này xảy ra ngẫu nhiên ngay từ khi hình thành giao tử. Tỷ lệ có nguy cơ cao thường gặp ở những phụ nữ trên 35 tuổi mang thai. Cứ khoảng 1.000 người thì có một người mắc hội chứng này.
Video đang HOT
Ảnh hưởng của hội chứng Klinefelter khác nhau, dẫn đến các dấu hiệu, triệu chứng khác nhau và thay đổi theo độ tuổi. Klinefelter có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tinh hoàn, dẫn đến nhỏ tinh hoàn, từ đó cơ thể sản xuất testosterone thấp hơn. Nhiều người có biểu hiện sản xuất ít hoặc không có tinh trùng, gặp các vấn đề về cương dương, dương vật nhỏ, râu kém phát triển, lông dưới cánh tay hoặc lông vùng kín ít. Hội chứng cũng có thể gây giảm khối lượng cơ và mô vú mở rộng.
“Nhiều người đàn ông mắc hội chứng Klinefelter không được chẩn đoán vô sinh. Chỉ đến khi phân tích gene mới biết rằng mình không thể làm cha”, đại tá Khanh cho biết.
Xét nghiệm gen, phân tích gen giúp chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh, phòng ngừa bệnh tật di truyền.
Hiện nay trong y học, việc ứng dụng công nghệ gene để chẩn đoán, điều trị các bệnh về di truyền ngày càng phát triển. Bằng việc phân tích gene, bác sĩ sẽ nghiên cứu đặc điểm nhiễm sắc thể, giúp chẩn đoán chính xác bệnh, xác định nguy cơ mắc bệnh và có những biện pháp can thiệp, phòng ngừa bệnh tật di truyền.
Phân tích hệ gene đang được ứng dụng trong sàng lọc phôi giúp gia tăng tỷ lệ chuyển phôi của thụ tinh nhân tạo, ứng dụng trong sàng lọc bệnh di truyền trước sinh, chẩn đoán ung thư và các bệnh di truyền khác… Nó cũng giúp lý giải rất nhiều những góc khuất, đời tư của mỗi con người mà chính bản thân người đang nghi ngờ, không hiểu vì sao.
Với hội chứng Klinefelter nói riêng và các bệnh về di truyền nói chung, bác sĩ có thể chẩn đoán sớm ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ bằng phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) với độ chính xác rất cao mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Cầm tờ kết quả ADN trên tay, anh Kiên lặng đi hồi lâu khi biết mình không phải là bố đẻ hai đứa con. Anh sau đó chỉ nói nhỏ “cám ơn” và lặng lẽ ra về.
“Thật buồn vì kết quả nhận được không như những gì tôi mong muốn, nhưng buồn hơn là tôi lại nhận thêm một kết quả không mong muốn khác là mình bị vô sinh. Lẽ ra tôi nên biết điều này sớm hơn để chia sẻ với vợ tôi, thì có lẽ giờ tôi đã có một đứa con máu thịt khi đã đi qua hơn nửa cuộc đời”, anh ngậm ngùi nói.
* Tên người xét nghiệm ADN đã được thay đổi
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Bi hài hành trình tìm giới tính cho con
Việc xác định giới tính nên được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh làm xáo trộn tâm lý và ảnh hưởng chất lượng sống của trẻ.
Nhiều người sinh ra nhưng cha mẹ không nhận ra bất thường về giới tính của con cho đến khi con trai mê chơi búp bê còn con gái thích cắt tóc tomboy.
Tưởng mình là pê đê
Bé gái THP (sáu tuổi, ngụ Bình Phước) khi chào đời được xác định là con trai vì có bộ phận sinh dục ngoài phình to như dương vật và hai bìu. Tuy nhiên, càng lớn bé càng có biểu hiện như con gái như thích chơi với con gái, giành chơi búp bê với em gái. Trong lúc tắm và quan sát, mẹ bé phát hiện con không có tinh hoàn và vị trí lỗ tiểu bất thường nên đã đưa con đến khám tại BV Nhi đồng 2.
Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện bé có bộ phận sinh dục bên trong là nữ với tử cung, buồng trứng, âm đạo, âm vật. Kết quả xét nghiệm gen cho thấy bé mang nhiễm sắc thể giới tính là nữ. Bác sĩ lý giải tình trạng âm vật phì đại như dương vật đã gây nên tình trạng mơ hồ giới tính và nhầm lẫn cho bé. Nguyên nhân của biểu hiện trên là do bé bị tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh. Sau đó, khi tư vấn, lập hội đồng xác định giới tính và có ý kiến của gia đình, các bác sĩ BV Nhi đồng 2 đã điều trị, phẫu thuật tạo hình bộ phận sinh dục cho bé để trả bé về với giới tính nữ.
Không may mắn và phát hiện, điều trị sớm, phải đến năm 25 tuổi, NTL (ngụ Bà Rịa-Vũng Tàu) mới nhận ra giới tính thật sự của mình. Sinh ra có bộ phận sinh dục nhìn giống như nữ, L. được cha mẹ đặt tên có chữ lót "thị" khá nữ tính. Khi lên năm tuổi, L. lờ mờ nhận ra mình là con trai nên bắt đầu lấy quần áo của anh mặc. Đến tuổi dậy thì, L. cũng không phát triển ngực và có kinh nguyệt, L. thường xuyên trở thành chủ đề bàn tán của bạn bè và bị gắn biệt danh pê đê khi không chịu mặc áo dài, cắt tóc tomboy. Tuy nhiên, gia đình khó khăn, nhà đông anh em, L. thu mình, không dám chia sẻ với ai. Tưởng mình là pê đê, L. cũng tham gia các hội nhóm LGBT nhưng cảm thấy không hợp.
Chỉ đến khi được em gái khuyên đến BV Từ Dũ để kiểm tra thì L. mới biết mình là nam. L. trở về quê xin làm lại chứng minh nhân dân, thay đổi họ tên nhưng phòng tư pháp huyện yêu cầu phải có giấy chứng nhận y tế đã xác nhận lại giới tính. L. tìm hiểu thông tin và đến BV Nhi đồng 2, nơi được Bộ Y tế cho phép can thiệp xác định lại giới tính để thăm khám. Kết quả thăm khám cho biết L. có tình trạng lỗ tiểu thấp thể nặng. Lỗ tiểu nằm ở vị trí gốc bìu, dương vật bị kéo xuống rất cong, che lấp làm cho bộ phận sinh dục nhìn giống như nữ. Thông thường trẻ có dị tật lỗ tiểu thấp được can thiệp mổ tốt nhất trong độ tuổi từ sáu tháng đến hai tuổi. Rất hiếm ca để trễ như L.
Căn cứ nhiều yếu tố
TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc BV Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho biết BV được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện xác nhận và điều trị để cấp giấy chứng nhận y tế đã xác định lại giới tính cho các trường hợp khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác bao gồm trẻ em và người lớn từ năm 2013. Đây là căn cứ để điều chỉnh hộ tịch.
Đến thời điểm hiện tại, BV Nhi đồng 2 đã xác định giới tính cho 67 trường hợp bao gồm 57 trường hợp dưới 16 tuổi, ba trường hợp từ 16 đến 18 tuổi và bảy trường hợp trên 18 tuổi. Một số trường hợp đang chờ kết quả họp hội đồng xác định giới tính.
"Để lựa chọn giới tính cho đứa trẻ sau này, các bác sĩ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là phải đảm bảo được khả năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành. Thứ hai là phẫu thuật, tái tạo chỉnh hình phải giống với giới tính của trẻ mà bác sĩ sẽ phẫu thuật. Thứ ba là phù hợp với nguyện vọng của đứa trẻ cũng như gia đình" - BS Thạch cho biết.
Theo BS Thạch, việc xác định giới tính nên được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh làm xáo trộn tâm lý và ảnh hưởng chất lượng sống của trẻ. Đặc biệt, có những trường hợp mắc bệnh lý bẩm sinh tăng sinh tuyến thượng thận khiến âm vật phì đại như dương vật khiến bé gái mới chào đời bị nhầm tưởng là bé trai. "Tuy nhiên, đối với những trường hợp này, khi can thiệp trễ, trẻ sẽ phát triển hormone nam khiến có hành vi và tâm lý như đàn ông, đặc biệt hình thể mọc râu, giọng ồm ồm. Đối với những trường hợp này, hội đồng xác định giới tính thường tôn trọng giữ lại giới tính nam cho trẻ sau khi bàn bạc với gia đình. Trẻ có thể có con bằng phương pháp lấy trứng của mình để thụ tinh nhân tạo" - BS Thạch nói.
Quy trình chẩn đoán và xác định giới tính
Các trường hợp đề nghị xác định giới tính cần có chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết. Việc đưa ra chẩn đoán bao gồm khám lâm sàng và làm tất cả xét nghiệm cần thiết bao gồm xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính, siêu âm, CT scan, chụp âm đạo cản quang, sinh thiết các tuyến sinh dục, đánh giá tâm lý trẻ...
Có những trường hợp thời gian khám này kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nhiều trường hợp cần can thiệp nhiều lần để chỉnh sửa bất thường của tạo hóa nên có thể kéo dài hơn. Sau khi có những dữ kiện này, hội đồng xác định giới tính gồm các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, ngoại niệu, tâm lý sẽ bàn bạc kỹ lưỡng và ra quyết định cuối cùng.
TS-BS PHẠM NGỌC THẠC
HOÀNG LAN
Theo PLO
Kết hôn 8 năm không có con, đi khám người vợ ngỡ ngàng vì chồng là "phụ nữ" Bác sĩ chẩn đoán người chồng của nữ bệnh nhân thực ra là con gái và mắc hội chứng nam XX. Khi nghe kết quả, người phụ nữ gần như ngã khuỵu và nín lặng mất một lúc lâu. Bác sĩ điều trị vô sinh Cai Fengbo đã gặp một cặp vợ chồng khoảng 40 tuổi. Người vợ đến để kiểm tra xem...