Xếp hạng gia đình thời trang giàu có nhất nước Anh
Tờ Sunday Times công bố danh sách 250 người và gia đình có khối tài sản lớn nhất nước Anh.
WWD cho biết top 25 danh sách này có sự xuất hiện của các nhà bán lẻ, gia đình thời trang nổi tiếng. Danh sách được cập nhật vào tháng 4 hàng năm.
Đối tượng được lựa chọn là công dân Anh, các cá nhân và gia đình sinh ra ở nước ngoài nhưng người chủ yếu làm việc, sinh sống tại đất nước này.
Gia đình Weston (bao gồm Guy, George, Alannah, Galen Weston cùng các thành viên khác) đứng ở vị trí thứ 10 với tổng khối tài sản được ước tính trên 15,5 tỷ USD, tăng hơn 660 triệu USD trong năm qua. Gia đình Weston nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và quần áo.
Bảng xếp hạng được công bố một tháng sau cái chết của Galen Weston – một trong những tộc trưởng của gia đình. Galen Weston qua đời vào tháng 4, hưởng thọ 80 tuổi sau thời gian dài bị bệnh.
Gia đình Weston tụt thứ hạng dù khối tài sản tăng. Ảnh: The Times.
Mặc dù khối tài sản tăng lên, thứ hạng của gia đình Weston bị thụt lùi. Năm 2020, họ xếp hạng thứ 8 trong danh sách.
Ngoài Weston, giám đốc điều hành của Kering – Francois-Henri Pinault – và vợ là diễn viên Salma Hayek có khối tài sản chung trị giá hơn 12,2 tỷ USD, tăng gần 3 tỷ USD so với năm trước. Trong danh sách năm 2020, ông và vợ đứng ở vị trí 21.
Kering là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Pháp, chuyên kinh doanh hàng xa xỉ. Tập đoàn sở hữu các thương hiệu thời trang cao cấp như Gucci, Yves Saint Laurent, Bottega Veneta…
Vị trí 23 gọi tên Stephen Rubin và gia đình với khối tài sản trị giá hơn 9 tỷ USD, tăng hơn 3 tỷ USD so với năm trước. Stephen Rubin (sinh năm 1937) là doanh nhân người Anh. Ông là chủ tịch và đồng sở hữu Pentland Group – công ty mẹ của một số công ty bán đồ thể thao.
Tập đoàn Kering của Francois-Henri Pinault sở hữu nhiều thương hiệu thời trang cao cấp. Ảnh: Vouge, WWD.
Video đang HOT
Ngành thêu của Ấn Độ cần làm gì để hồi sinh?
Các xưởng thêu của Ấn Độ gặp khó khăn do dịch bệnh. Họ đang nuôi hy vọng phục hồi khi mở cửa thị trường quốc tế.
Theo Vogue Business, số lượng trang phục thêu tay được trưng bày tại lễ trao giải Oscar lần thứ 93 đã giảm đáng kể so với các năm trước. Thông thường, một nửa số váy tại lễ trao giải thường được thêu tay, thể hiện sự xuất sắc của các nghệ nhân Ấn Độ. Năm nay, lượng thiết kế không vượt qua con số 3.
Maximiliano Modesti là nhà sáng lập, giám đốc điều hành xưởng thêu Les Atelier 2M và Viện Kalhath. Ông đã làm việc với các thương hiệu cao cấp quốc tế trong 28 năm qua. Maximiliano cho biết nguyên nhân chính là do đại dịch.
Các ước tính ban đầu của Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu hàng thủ công Ấn Độ cho thấy xuất khẩu hàng thêu và zardozi (hàng thêu phức tạp được làm từ chỉ vàng và bạc) trong năm nay giảm 64%, từ 6,19 triệu USD năm 2020 xuống 2,16 triệu USD.
Dịch bệnh hoành hành khiến các xưởng thêu của Ấn Độ cực khổ. Ảnh: Vogue Business.
Vươn mình ra thế giới
Theo nghiên cứu, những dự án nhỏ, bộ sưu tập thời trang cao cấp hay hàng may mặc trong tuần lễ thời trang được thêu tại các xưởng ở Pháp và Italy. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là trung tâm sản xuất hàng thủ công, trở thành một phần thiết yếu của thương hiệu xa xỉ.
Kể từ những năm 1980, hầu hết nhà mốt danh tiếng đều hợp tác với Ấn Độ bởi họ có tay nghề thủ công, kiến thức và năng lực sản xuất. Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ báo cáo 95% vải dệt tay trên thế giới đến từ nước này. Ngoài ra, tỷ lệ sản xuất hàng thêu tay được ước tính là tương tự.
Kim Kardashian tại lễ trao giải MTV Video Music Awards 2014 trong trang phục do Milaaya Embroideries chế tác. Ảnh: Vogue Business.
Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh, nhu cầu ăn diện dần "bay hơi".
Gayatri Khanna là nhà sáng lập và giám đốc điều hành Milaaya Embroideries. Bà chia sẻ đại dịch đã cho công đoạn thêu trong các bộ sưu tập "nghỉ hưu". Bà đưa ra con số báo cáo 50-60% đơn đặt hàng bị sụt giảm trong năm 2020.
Mặt khác, Gayatri Khanna cho biết các đơn đặt hàng bắt đầu xuất hiện nhỏ giọt. 8 tháng tới có thể mang đến sự hứa hẹn cho hãng.
Theo cơ quan xếp hạng tín dụng Icra, ngành công nghiệp may mặc sẽ không phục hồi hoàn toàn cho đến năm 2023. Song sự đồng lòng của các nhà cung cấp như Maximiliano Modesti, Gayatri Khanna sẽ giúp cho lĩnh vực thêu ren sớm phục hồi (khoảng sau một năm khi các thị trường như Trung Quốc, Trung Đông, Mỹ và Anh mở cửa).
Các nhà bán lẻ xa xỉ đang thúc đẩy hoạt động mua sắm hồi sinh tại Mỹ.
Đặc biệt, sự thiếu hụt trong cạnh tranh từ các quốc gia khác sẽ giúp lĩnh vực thêu bật trở lại. Nguyên nhân là không nước nào có thể sánh ngang với chuyên môn và quy mô sản xuất của Ấn Độ.
Đối diện với thực tế
Chính phủ đã cho phép các ngành công nghiệp tiếp tục mở cửa. Dù vậy, ngành sản xuất thủ công vẫn chịu áp lực từ mọi phía. Các nghệ nhân không thể đi làm hàng ngày do hạn chế di chuyển. Khác với nhân viên hành chính, nghệ nhân cần làm việc tại xưởng may nhưng nhiều nhà máy phải đóng cửa.
Phương tiện giao thông công cộng chỉ dành cho những người lao động thiết yếu. Điều này ảnh hưởng đến nguyên liệu thô và chuỗi cung ứng. Hầu hết xưởng may có xu hướng dự trữ chỉ thêu chất lượng cao chỉ trong 1-2 tháng. Nguyên liệu thô, dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu, đều trở nên đắt đỏ và khó mua hơn.
Việc hạn chế di chuyển khiến ngành thêu nói riêng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Vogue Business.
Việc vận chuyển hàng hóa là thách thức khác. Các gói hàng được vận chuyển bằng đường hàng không thường mất 48-72 giờ từ Mumbai (Ấn Độ) đến Paris (Pháp). Hiện thời gian này kéo dài trung bình 6-8 ngày.
Một số khách hàng lớn của Maximiliano Modesti như Hermès và Chanel vẫn tiếp tục đưa ra các đơn đặt hàng. Trong khi đó, nhiều thương hiệu đã hủy đơn, dẫn đến doanh số bán hàng giảm 30%.
Cần có sự đánh giá công bằng
Các thương hiệu quốc tế coi trọng, hỗ trợ tay nghề, kỹ năng thủ công, di sản và bảo tồn. Do vậy, họ tích cực khuyến khích phát triển và sản xuất thêu tay bên ngoài Ấn Độ để duy trì nghề. Quy mô của lĩnh vực nghệ nhân ở Ấn Độ là con số đáng chú ý - khoảng 2 triệu nghệ nhân lành nghề, trong khi đó ở châu Âu là 1.000 người.
Bên cạnh đó, sự ủng hộ và đánh giá cao từ khách hàng đối với quá trình sản xuất thủ công là điều quan trọng.
Giám đốc sáng tạo xưởng thêu Mirandola Designs - Smita Singh - nói chỉ khi các khách hàng ở cấp cao nhất thừa nhận công việc tại Ấn Độ, họ mới có thể đảm bảo sự tồn tại của hàng thủ công và được trả công bằng.
Nhiều công ty xa xỉ của Mỹ và châu Âu đánh giá thấp tầm quan trọng của nghề thêu đối với sản phẩm. Do vậy, cách đối xử giữa chuỗi cung ứng từ Italy và Ấn Độ có sự khác nhau, thiếu công bằng.
Hỗ trợ từ chính phủ
Chi phí vận hành nhà máy vẫn không có sự thay đổi. Các hóa đơn, giấy phép và tiền thuê cần được thanh toán ngay trong khi công suất hoạt động của nhà máy giảm mạnh. Chính phủ đã không hỗ trợ cho bất kỳ gánh nặng nào trong số này.
Số tiền duy nhất có thể tiết kiệm là thù lao cho người lao động. Trong làn sóng dịch bệnh đầu tiên, nhiều công nhân nhập cư đã về quê và không ít người có ý định quay trở lại công việc.
Nhà sáng lập xưởng thêu Maximiliano Modesti chia sẻ không quốc gia nào trên thế giới có được sự xuất sắc về thủ công, di sản, bức tranh toàn cảnh như Ấn Độ. Ảnh: Vogue Business.
77% nhà sản xuất siêu nhỏ, vừa và nhỏ đang xem xét cắt giảm 25% số lượng nhân viên, theo nghiên cứu của Hiệp hội Các nhà sản xuất quần áo của Ấn Độ (CMAI). Những doanh nghiệp ấy đã cố gắng giữ chân, trả lương đều đặn cho nghệ nhân.
Doanh nghiệp muốn chính phủ đóng góp vào Quỹ bảo trợ của người sử dụng lao động (PF) và Bảo hiểm nhà nước của người lao động (ESIC). Chính phủ Ấn Độ không tài trợ cho lĩnh vực thủ công nói riêng và thời trang nói chung.
Thương hiệu thời trang thay thế vị trí của Rolex Brandy Melville mở chi nhánh thứ 2 tại Hong Kong, trên mặt bằng mà Rolex từng thuê trước đây. Theo SMCP , Brandy Melville - thương hiệu thời trang nhắm đến các cô gái tuổi teen - sẽ mở chi nhánh thứ 2 trên con phố mua sắm đắt đỏ Russell, Hong Kong, Trung Quốc. Hãng thuê mặt bằng từng là cửa hàng...