Xếp hàng ăn hoành thánh khổng lồ ở trung tâm quận 1
Từ 19 giờ, khi quán còn chưa dọn dẹp xong, khách đã nườm nườm đến đứng chờ để được ăn tô hoành thánh gánh. Điều gì tạo nên sức hấp dẫn của món ăn đường phố này?
Theo như hai anh em chú Tám Thơ, chủ quán, chia sẻ thì gánh hàng mở tại địa chỉ 73 Nguyễn Thái Học, P. Cầu Ông Lãnh, Q.1, trước cổng trường cấp 2 Minh Đức đến nay được 25 năm. Nhưng chú Ba Thuận, anh rể chú Tám Thơ bổ sung, nếu tính từ đời má rồi đến đời chú, giờ đến đời em rể thì gánh hàng này phải bán được trên 40 năm rồi.
Gánh hàng có bán hủ tiếu nui, bánh canh, hoành thánh. Chú Tám Thơ cho tôi xem bịch hoành thánh khổng lồ, vàng ươm đã được nấu chín trước. Chỉ cần thả vào nồi nước dùng, cùng bò viên và xương hầm sẵn cho nóng là ăn được.
Xếp hàng chờ mua hoành thánh khổng lồ ở vỉa hè Q.1 LÊ NAM
Theo tiết lộ của chú Ba Thuận, ý tưởng làm viên hoành thánh khổng lồ chính là của chú Tám Thơ. “Viên hoành thánh này mình đặt của lò làm. Tại sao làm to em biết không? Mình đặt cái lá bự thì cục thịt bự. Với cái đó mình bán 7 ngàn. Viên nên phải làm lá bự thôi”, em gái chủ quán mặc dù chân tay bận bịu nhưng vẫn cố gắng để chia sẻ.
Video đang HOT
“Cái bình thường không có thịt nhiều, chỉ được một tí xíu thịt thôi, ăn vậy không ngon. Cục thịt nạc to, gói lớp lá bột ngoài mỏng thôi, ăn mới thích”, chú Ba Thuận bổ sung.
Giá cả được thực khác đánh giá hợp lý cho sự đầy đặn, hương vị thơm ngon của món ăn LÊ NAM
Mỗi ngày gánh hàng bán hết 7kg hoành thánh khổng lồ, 11kg bò viên cỡ bự, gần 35kg xương heo.
Một tô hủ tiếu sườn có giá 35.000 đồng, hủ tiếu 5 viên bò viên có giá 30.000 đồng, hoành thánh 3 viên là 20.000 đồng. Còn bán lẻ là 7.000 đồng/viên hoành thánh.
Xe hoành thánh lá 30 năm tại Sài Gòn bán 3 giờ đã hết sạch
Hoành thánh là món ăn vốn đã quen thuộc với người dân Sài Gòn nhưng hoành thánh lá lại là món ít người biết đến. Vậy hoành thánh lá khác gì hoành thánh và cách ăn thế nào?
Chủ xe hoành thánh lá trên đường Lãnh Binh Thăng, Q.11, TP.HCM là bà Long Mũi - người gốc Hoa . Mỗi ngày bà chỉ bán trong 3 giờ nhưng lúc nào cũng đông nghịt thực khách tìm đến.
Hoành thánh lá hay còn được gọi là hoành thánh phỉ là một món đặc trưng của người Hoa bên cạnh món hoành thánh nhân thịt. Món hoành thánh lá thường xuất hiện tại các quán ăn ở khu vực tập trung nhiều người Hoa sinh sống như Q.11, Q.6.
Lá hoành thánh của bà Mũi được thực khách đánh giá là mềm mà vẫn giữ được độ dai, khi ăn không cảm thấy hoành thánh bị nát vụn. NGUYỄN MINH TÂM
Nguyên liệu chính trong món hoành thánh lá là miếng hoành thánh khô chứ không phải miếng hoành thánh tươi. Món này khác hẳn với các thể loại hoành thánh khác ở chỗ thay vì ăn chung với thịt heo, hay giò heo...thì hoành thánh lá chỉ dùng chung với tôm khô và huyết.
Nếu thích, thực khách có thể gọi thêm đĩa quẩy với giá 6.000 đồng ăn cùng với món hoành thánh lá NGUYỄN MINH TÂM
Điểm đặc biệt nữa trong món hoành thánh lá của bà Mũi chính là phần nước dùng. Để cho ra 6 nồi nước lèo bán trong vòng 3 tiếng, mỗi ngày bà sử dụng từ 7kg đến 9 kg tôm khô. Bên cạnh đó, bà còn nấu cùng tiêu để giảm mùi tanh đặc trưng của tôm, đồng thời tạo vị cay nồng cho món ăn.
Khi thưởng thức món hoành thánh lá này thực khách có thể cho thêm đầu hành, hành phi giòn giòn, tóp mỡ beo béo ăn cùng. Phần nước dùng có vị ngọt thanh, huyết cũng không hề bị cứng. Chút hăng nhẹ của đầu hành lá cùng vị cay nồng của tiêu tạo cảm giác ấm bụng cho người ăn.
Ngoài món hoành thánh lá thì bà Mũi còn bán mì xào theo kiểu người Hoa Q.ANH
Hoành thánh lá của bà Mũi có giá dao động 35.000 đồng/tô đến 45.000 đồng/tô. Xe hoành thánh lá của bà Mũi mở bán từ 15 giờ đến 18 giờ, có khi hết sớm thì chủ quán nghỉ sớm.
Món ăn nhất định phải thử khi lang thang ngôi chợ trăm tuổi ở Sài Gòn Chợ Tân Định ngày trước được xem là nơi phồn hoa của những người Sài Gòn giàu có. Chợ được xây dựng từ năm 1926, nằm trên đường Hai Bà Trưng, gồm 4 cửa chính. Qua nhiều biến động của thời gian, đến nay chợ Tân Định không thay đổi nhiều mà vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ xưa. Đến đây,...