Xếp hạng 8 phim trong sự nghiệp đạo diễn của Quentin Tarantino
8 phim trong sự nghiệp đạo diễn của Quentin Tarantino, phim nào vĩ đại nhất?
Kể từ sau khi bắt đầu sự nghiệp điện ảnh với Reservoir Dogs, Quentin Tarantino đã làm biến đổi viễn cảnh của dòng phim thương mại với nội dung về gangster, đưa vào nhiều yếu tố văn hóa đại chúng và cách kể chuyện phi tuyến tính. Làm việc trong một cửa hàng video tại Monogattan Beach trong 5 năm, Tarantino đã có cơ hội tiếp xúc với hàng trăm bộ phim với thể loại khác nhau như phim Hồng Kông, phim cao bồi hạng B và nhiều phim Noir, giúp ông có thêm kiến thức rộng về làm phim.
Từ một người yêu nghệ thuật điện ảnh đến một đạo diễn, phim của ông pha trộn giữa nhiều thể loại, phong cách dày đặc thoại cũng như vô số các Trứng Phục Sinh liên quan đến các phim và bài hát nổi tiếng trong văn hóa đại chúng. Ông có lẽ là vị đạo diễn có ảnh hưởng nhất trong thập niên 90 và cũng là một trong những cái tên nổi tiếng nhất trong nền công nghiệp phim ảnh trên thế giới.
Quentin Tarantino cũng là người được biết đến nhiều với kiểu làm phim chậm rãi, từ tốn. Trong thập niên 90, ông chỉ làm có 3 phim, và người ta gọi bộ 3 phim này là LA trilogy (3 phim có bối cảnh Los Angeles). Sau Jackie Brown, ông chờ 6 năm mới trở lại với bộ đôi Kill Bill - thương hiệu phim tri ân rất nhiều đến điện ảnh Đông Á.
Sau đó, ông làm tiếp Death Proof và kể từ lúc ấy, Tarantino thường thực hiện các phim với bối cảnh quá khứ, lịch sử như Inglourious Basterds, Django Unchained, The Hateful Eight.
Bất cứ một phần phim Tarantino nào ra mắt cũng mang tính sự kiện, bởi mặc dù có rất nhiều người bắt chước phong cách của ông, nhưng không ai có khả năng viết thoại nghe thật thỏa mãn như Tarantino. Thêm vào đó, phim của Tarantino lúc nào cũng gây tranh cãi, đưa ra nhiều vấn đề như bạo lực, xung đột sắc tộc, châm biếm xã hội và hiếm ai có thể tạo ra nhiều làn sóng tranh luận về một bộ phim như chính vị đạo diễn này. Once Upon a Time in Hollywood, phần phim thứ 9 của Tarantino có ý nghĩa rất đặc biệt bởi ông từng bày tỏ sẽ chỉ làm đến bộ phim thứ 10 trong sự nghiệp.
Để vinh danh kỹ thuật làm phim độc nhất vô nhị của ông, chúng tôi đã quyết định xếp hạng tất cả các phần phim của Tarantino, và chỉ bao gồm các phim ông đạo diễn, nên True Romance, From Dusk Till Dawn và Natural Born Killers sẽ không có mặt trong danh sách này. Các phim ngắn thất bại và thất lạc của ông như My Best Friend’s Birthday hay The Man From Hollywood, phim truyền hình hay credit đạo diễn của ông trong Sin City cũng sẽ không được đề cập. Vậy nên, bạn đừng thắc mắc nếu các phim này không được nhắc đến nhé.
8. Death Proof (2007)
Bộ phim duy nhất mang đến cho người ta cảm giác như Tarantino chẳng có chút cố gắng nào, Death Proof về cơ bản là quá dài. Được chia làm 2 phần với 2 dàn nhân vật khác nhau, đây là bộ phim khó lòng khiến người xem thấy bị cuốn hút.
Phong cách nhiều thoại của Tarantino mặc dù đóng vai trò quan trọng trong các phim trước, bởi hoặc là nó có liên quan đến chủ đề, hoặc là mang tính ẩn dụ, nhưng với Death Proof thì không. Các cảnh đầu phim như kéo dài vô tận, mặc dù Kurt Russel làm khán giả bất ngờ với đoạn một tài xế xe đua quyết trả thù, cũng như trường đoạn cuối đặc biệt ấn tượng, nhưng chúng lại gần như chả có ý nghĩa gì.
Khi các nhân vật cứ nói liên tục không ngừng, bộ phim làm người ta bị ngộp và khán giả có cảm giác đang ngồi trên một chuyến tàu lượn bị ngắt quãng. Tuy Death Proof là bộ phim tệ nhất của Tarantino, nhưng đây vẫn không phải là một phim dở.
7. The Hateful Eight (2015)
Nếu bạn thích phần thoại của Tarantino, hẳn bạn sẽ thích The Hateful Eight. Thời lượng khoảng hơn 3 tiếng, và chủ yếu diễn ra ở một bối cảnh cụ thể, The Hateful Eight có vẻ là bộ phim viễn Tây dài quá mức cần thiết, dần dần trở nên có phần mệt mỏi.
Video đang HOT
Bộ phim giống như một cuốn tiểu thuyết của Agatha Christie, với câu chuyện về 8 người xa lạ gặp nhau trong một quán bar tên Minnie Haberdashery và tạm trú chờ cơn bão tuyết qua đi. Trong nhóm người này, có một kẻ gian dối, và thế là bạn được xem một bộ phim giật gân chậm rãi và chẳng biết phải tin ai.
Kỹ thuật quay phim với ống kính tiêu cự 70mm bắt được những cảnh tuyệt đẹp, nhưng lại lãng phí khi hầu hết bắt chộp các khoảnh khắc không xứng tầm. Trong bộ phim này, nét bạo lực thường thấy trong phim của Tarantino chỉ phục vụ cho mỗi thể loại mà thiếu vắng tính thuyết phục về đạo đức như trong các phim trước của ông.
Mặc dù đây là một bộ phim thú vị, phần vì khâu nhạc rất bắt tai của Ennio Morricone – phim không làm người ta phải suy nghĩ nhiều về nó sau khi kết thúc. Thêm vào đó, không có khoảnh khắc nào xuất hiện với nhịp điệu nhanh gọn, làm bộ phim trở nên nhàm chán trong khi đáng lẽ đó phải là giây phút căng thẳng tột độ.
6. Django Unchained (2012)
Sau khi viết lại lịch sử Thế Chiến thứ II với Inglourious Basterds, Tarantino bắt đầu chú ý đến đề tài buôn bán nộ lệ trong quá khứ ở Mỹ. Là một phim viễn Tây hậu hiện đại, Django Unchained kể câu chuyện về một nô lệ được một ân nhân bí ẩn giải cứu, và quyết định trả thù những ai đã từng gây thù chuốc oán với mình. Cũng giống như Inglourious Basterds, bộ phim này thể hiện những khoảnh khắc chống lại cái ác rất thỏa mãn.
Phim viễn Tây hiếm khi thật vẻ vang đến thế, và Tarantino rõ ràng là được các phim cùng thể loại của Sergio Leone và phim Django (1966) của Sergio Corbucci truyền cảm hứng. Django Unchained ghê gớm, táo bạo và tông chính trị giả tưởng của phim đưa khán giả đến với những khoảnh khắc lạ kỳ nhưng đáng mong đợi.
Jamie Foxx thể hiện xuất sắc vai một người đàn ông khám phá ra khả năng thổi bay kẻ thù của mình. Trong khi Christoph Waltz thì hóa thân thành một nhân vật khác tuyệt vời không kém – kẻ săn tiền thưởng, bác sĩ King Schultz. Phần nhạc ghi điểm khi được nhào nặn bởi các nghệ sĩ như Rick Ross, John Legend, Anthony Hamilton và Elayna Boynton, Django Unchained có thể không tinh tế bằng Inglourious Basterds, nhưng so về tính giải trí thì có khi còn vui hơn.
5. Jackie Brown (1997)
Jackie Brown là phim chuyển thể duy nhất trong sự nghiệp của Tarantino, tái dựng hoàn hảo thế giới của Elmore Leonard nhưng với phong cách của Tarantino. Dựa trên tiểu thuyết Rum Punch, phim hồi sinh sự nghiệp của Pam Grier. Từng đóng trong các phim blaxpoiltation (một tiểu thể loại phim xuất hiện trong những năm 1970, nhắm đến đối tượng khán giả Mỹ – Phi) như Coffy and Foxy Brown, vai diễn Jackie Brown của cô tri ân đến những bộ phim tập trung vào nữ da màu, với cốt truyện phức tạp điển hình kiểu Tarantino.
Đảo ngược màu da của nhân vật chính trong tiểu thuyết để tri ân đến các thể loại này là bước đi thông minh của Tarantino, mở rộng cái nhìn của ông về Los Angeles mà khán giả đã thấy trong 2 phim trước đó. Pam Grier vào vai một tiếp viên hàng không buôn lậu tiền từ Mexico đến Mỹ cho một tay buôn súng chợ đen (do Samuel L. Jackson hóa thân xuất sắc). Khi cô quyết định lừa hắn để cướp số tiền, cô lâm vào tình cảnh nguy hiểm và phải tìm mọi cách thoát ra.
Dài khoảng 2.5 tiếng, đây là bộ phim khám phá mọi ngóc ngách vẻ vang nhất của Los Angeles dưới mắt nhìn của Tarantino.
4. Kill Bill (2003-2004)
Một câu chuyện hoành tráng về sự trả thù, Kill Bill là phim Âu Mỹ mang đậm phong cách phim Châu Á. Phim có kiểu kể chuyện kỳ lạ kết hợp giữa phim hành động Hollywood, phim Hồng Kông, phim Samurai đồng thời tri ân đến điện ảnh Đông Á, Kill Bill thể hiện kỹ năng của Tarantino trong việc dựng bối cảnh để tạo nên trải nghiệm thật vui vẻ.
Với Uma Thurman trong vai chính, đây có lẽ là vai diễn định hình sự nghiệp lớn nhất của cô, phim là câu chuyện về một nữ sát thủ đang làm đám cưới thì bị “đồng nghiệp” và sếp cũ phá đám, dẫn đến cái chết của hôn phu cũng như tất cả những ai có mặt ở nhà thờ nhỏ hôm đó. Nhiều năm sau, cô quyết tâm trả thù.
Các phim trước của Tarantino nổi tiếng với những trường đoạn bạo lực, nhưng Kill Bill đưa phong cách này lên một tầm cao nữa khi có cả kỹ thuật đánh đấm thật sự với võ thuật pha trộn cùng đấu kiếm.
Trường đoạn cuối cùng của phần đầu tiên, cao trào đối đầu diễn ra giữa Cô Dâu với mỗi một thanh katana (Kiếm Nhật) và một đám phản diện áp đảo về số lượng cho thấy khả năng chỉ đạo đỉnh cao trong sự nghiệp của Tarantino. Với Lý Tiểu Long trở thành một trong các nhân vật của Once Upon A Time in Hollywood, chúng ta có thể mong đợi cảm giác bồi hồi như đang nhớ lại Kill Bill ngày xưa.
3. Inglourious Basterds (2009)
Một phim kinh điển với lịch sử được Tarantino viết lại theo ý muốn của ông, Inglourious Basterds là một trong các phim có cách tiếp cận độc đáo của Tarantino, tương tự các phim như The Dirty Dozen. Các nhân vật chính của phim là một nhóm thợ săn người Mỹ chuyên săn lùng các sĩ quan Đức Quốc Xã và quyết tâm ám sát Hitler. Phim có nhiều cảnh quay rất hồi hộp và tuyệt hay trong sự nghiệp phim của vị đạo diễn. Thêm vào đó là diễn xuất tuyệt vời của Christopher Walts trong vai Hans Landa. Một phim giả tưởng lịch sử thú vị và mang đậm dấu ấn riêng của Tarantino, tách biệt Inglourious Basterdsvới các phim cùng thể loại tương tự.
Bộ phim này cũng đại diện cho bước ngoặt về tính đạo đức trong các phim của Tarantino. Thay vì ngấm ngầm khiến người xem đặt câu hỏi về đạo đức của các nhân vật bởi tính cách phức tạp của họ, Tarantino tạo ra trong phim này một lằn ranh cực kỳ rõ nét giữa tốt và xấu, thiện và ác, cũng như tính đa diện của sự tàn độc. Bước ngoặt này cũng được thể hiện trong Django Unchained sau này của đạo diễn.
Landa có lẽ là nhân vật hay nhất mà Tarantino từng tạo nên, một kẻ coi nhiệm vụ của mình cực kỳ nghiêm túc, nhanh chóng tóm cổ những người Do Thái khi có cơ hội, tính cách hay giễu nhại, thích “đá đểu” và quen xài đa dạng các thành ngữ tiếng Anh. Vai diễn xuất sắc này đã mang về cho Christoph Waltz giải Oscar hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
2. Reservoir Dogs (1992)
Trong phân cảnh mở đầu khi một đám gangster đang bàn về chủ đề của bài hát Like A Virgin do Madonna trình bày, Tarantino đưa người xem vào một thế giới vừa quen thuộc nhưng cũng vừa khác biệt. Đây chính là nét quyến rũ trong phim của ông, bằng việc hiểu rõ các ý tưởng quen thuộc của dòng phim hành động, ông tìm được cách tiếp cận mới để làm thể loại phim lâu đời này trở nên hào hứng một lần nữa.
Lấy cảm hứng từ The Killing của Stanley Kubrick, cấu trúc tự sự phi tuyến tính phức tạp của phim cho chúng ta thấy những nhân vật này thực sự là ai và tại sao họ lại vướng vào một âm mưu như thế.
Tim Roth xuất sắc trong vai một cảnh sát ngầm và đây cũng là vai đỉnh cao trong sự nghiệp diễn xuất của ông. Phim này nổi tiếng nhất với cảnh cực kỳ bạo lực khi Mr. Black (Michael Madsen) cắt tai một cảnh sát dưới nền nhạc Stuck in the Middle With You của Stealers Wheel. Sự kết hợp giữa bạo lực, tính giễu nhại và yếu tố hài đen này là chìa khóa để hiểu được phong cách của Tarantino, với tư cách là một đạo diễn không nhắm đến chủ nghĩa hiện thực, mà làm phim về sức mạnh của việc tiếp cận các ý tưởng quen thuộc trong điện ảnh.
1. Pulp Fiction (1994)
Kết hợp 3 ý tưởng quen thuộc của 3 phim hành động hạng B rất khác nhau, bao gồm: một tên xã hội đen cướp bồ của sếp anh ta, một tay đấm bốc bị ép đánh nhau và một tên gangster khác đang suy nghĩ lại về những lựa chọn trong cuộc đời mình, Tarantino đã nhào nặn chúng thành một bộ phim hoàn toàn mới là Pulp Fiction và làm choáng ngợp khán giả khi ra mắt tại LHP Cannes năm 1994.
Một bộ phim hiếm hoi không có cảnh nào chán ngắt hoặc thừa thãi và mang đến cảm giác đi trước thời đại. Lấy cảm hứng từ phong trào Làn sóng Mới của Pháp với những phim như Breathless và Bande à Part của Godard, cùng với câu chuyện của Elmore Leonard, Raymond Chandler và Dashiell Hammett, Pulp Fiction đã hoàn toàn làm biến đổi điện ảnh Mỹ trong những năm thập niên 90.
Kiểu tự sự độc đáo của phim giúp ban có thể xem lại nhiều lần mà vẫn giữ được cảm giác tươi mới. Cách kể chuyện hấp dẫn kết hợp với âm thanh cuốn hút đã tạo nên một Pulp Fiction xứng đáng được xem đi xem lại nhiều lần. Kết cấu, tự sự, các nhân vật gắn liền với văn hóa đại chúng cũng như các yêu tố tri ân đến nhiều phim nổi tiếng đã giúp Pulp Fiction được đánh giá là tinh hoa của phim hậu hiện đại.
Ảnh hưởng của nó trong cả nội dung và hình thức có thể được tìm thấy ở khắp nơi, bao gồm cả những phim đa dạng thể loại như Memento, Things to Do in Denver When You’re Dead, Under The Silver Lake, The Usual Suspects và các phim của Guy Ritchie. Luôn nằm trong danh sách những phim Mỹ hay nhất mọi thời đại, Tarantino có thể sẽ không bao giờ làm được bộ phim nào vĩ đại hơn Pulp Fiction.
Theo moveek.com
Cao bồi Django hợp tác cùng hiệp sĩ Zorro trong phần 2?
Bộ phim "Django Unchained" (2012) nhiều khả năng sẽ có phần tiếp theo với nội dung dựa trên loạt truyện tranh "Django/Zorro".
Theo trang Collider, dự án điện ảnh Django/Zorro mới được bật đèn xanh. Nhà biên kịch Jerrod Carmichael lãnh trách nhiệm chuyển thể nguyên tác truyện tranh cùng tên lên màn ảnh.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ Quentin Tarantino - đạo diễn kiêm biên kịch của bộ phim Django Unchained (2012) - có tham gia dự án mới hay không.
Đầu năm 2013, Django Unchained giành hai giải Oscar cho Nam diễn viên phụ (Christoph Waltz) và Biên kịch xuất sắc (Quentin Tarantino). Bộ phim cao bồi bạo lực có sự góp mặt của Jamie Foxx và Leonardo DiCaprio trước đó thu hơn 425 triệu USD tại phòng vé.
Django/Zorro là loạt truyện tranh kể về những sự kiện xảy ra sau Django Unchained (2012). Ảnh: Outnow.
Một số nguồn tin cho biết các nhà sản xuất vẫn đang thương lượng với Quentin Tarantino về vai trò của nhà làm phim ở dự án mới. Ông có thể sẽ cùng sáng tác kịch bản với Jerrod Carmichael, hoặc chỉ giám sát quá trình xây dựng nội dung bộ phim.
Nguyên tác truyện tranh Django/Zorro của Matt Wagner và Esteve Polls được coi là phần tiếp theo chính thức của Django Unchained. Vài năm sau những sự kiện trên màn ảnh, gã cao bồi da màu Django tiếp tục chuyến hành trình tiêu diệt tội phạm truy nã và săn tiền thưởng.
Đặt chân tới miền Tây Nam nước Mỹ, Django có cơ duyên làm quen với nhà quý tộc Diego de la Vega - hay chính là hiệp sĩ Zorro, cũng như chứng kiến nhiều chuyện bất công mà cư dân bản địa đang phải đối mặt. Và cả hai sớm tham gia vào một cuộc chiến không khoan nhượng.
Django Unchained vốn là bộ phim rất thành công của đạo diễn Quentin Tarantino. Ảnh: Sony.
Hiện các thông tin liên quan tới Django/Zorro còn rất sơ lược. Tuy nhiên, việc cả hai nhân vật người hùng có thể cùng góp mặt trong một bộ phim khiến không ít khán giả điện ảnh háo hức.
Sau khi đạt được thỏa thuận với Quentin Tarantino, đội ngũ sản xuất sẽ tiếp tục làm việc với Jamie Foxx để mời anh trở lại sắm vai Django, đồng thời tìm người thể hiện Zorro.
Với Tarantino, ông mới đây tiết lộ rằng mình sẽ tung ra bản phim đầy đủ của Django Unchained trong mùa hè năm nay. Đây là động thái nhằm chào mừng tác phẩm tiếp theo của ông - Once Upon a Time... in Hollywood - cũng sắp sửa ra mắt trong mùa hè 2019.
Theo zing.vn
Once Upon a Time in Hollywood - Quentin Tarantino trở lại và sự lên ngôi của phong trào hippy Lâu nay, cái tên Quentin Tarantino đã khiến những ai yêu điện ảnh phải mê mẩn bởi phong cách quái dị và nhuốm màu bạo lực. Mỗi bộ phim của ông đều là một tuyệt tác được thế giới đón nhận khi châm biếm nhiều vấn đề xã hội sâu sắc. Là tác phẩm thứ 9 trong lời hứa nghỉ hưu sau 10...