Xem xong clip này, bạn sẽ không thể ngừng cười về logic siêu tưởng trong dòng game chiến thuật
Như clip các bạn vừa xem, đây là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong các tựa game chiến thuật nói chung và Đế Chế ( Age of Empires) nói riêng.
Như clip các bạn vừa xem, đây là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong các tựa game chiến thuật nói chung và Đế Chế ( Age of Empires) nói riêng. Với những người hâm mộ AoE, logic siêu tưởng về việc quân linh đánh tay mà cũng có thể làm cháy công trình đã trở thành một phần quen thuộc và không thể trộn lẫn của tựa game này.
Nghe qua có vẻ vô lý, tuy nhiên hình tượng các công trình bốc cháy khi bị đánh cũng có nguyên do của nó. Theo cách giải thích từ nhà sản xuất, ở thời trung cổ, sau mỗi trận chiến lớn, quân thắng trận thường thiêu rụi các công trình kiến trúc của kẻ địch. Chúng ta có thể thấy các minh chứng có thật trong lịch sử như: quân đội Hy Lạp thiêu cháy thành Troia sau khi thắng trận, Hạng Vũ thiêu cháy cung Tần Vương sau khi vào được Hàm Dương… Chính vì lẽ đó, việc các công trình bốc cháy trong game là một hình ảnh so sánh thú vị nhằm miêu tả sự tàn khốc và hủy diệt của chiến tranh.
Nói về Age of Empires, đây là một trong những dòng game nổi tiếng bậc nhất do Microsoft phát hành. Game được ra mắt lần đầu vào tháng 10/1997 và nhanh chóng được yêu thích trên toàn thế giới. Ở thời điểm hiện tại, game đã ra mắt được 5 phần chính (I, II, III, Mythologies và Age of Empires Online) cùng với đó là hàng loạt bản mở rộng phụ.
Tại Việt Nam, Age of Empires I được coi là một trong những tượng đài lớn nhất của làng game nước nhà. Sau gần 20 năm tồn tại, “lão tướng” này vẫn duy trì được một cộng đồng đông đảo và nhiệt huyết. Thậm chí tại Việt Nam, AoE đã trở thành một thứ “văn hóa game” đặc sắc và chưa bao giờ bị xóa nhòa theo thời gian.
Theo GameK
AOE: Tìm hiểu về Map biển - thể loại thi đấu hoàn toàn mới sắp bùng nổ ở đấu trường chuyên nghiệp (phần 2)
Nếu các bạn còn bỡ ngỡ với thể loại thi đấu mới lạ này, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về sức mạnh của hải quân trong Age of Empires.
Như thông tin chúng tôi đã đưa, tại giải AOE Pro Masters 2017 tới đây, thể thức "Solo Random map biển" sẽ là một trong bốn nội dung thi đấu của giải. Như vậy sau nhiều năm bị lãng quên, đây là lần đầu tiên map biển được đưa vào thi đấu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Nếu các bạn còn bỡ ngỡ với thể loại thi đấu mới lạ này, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về sức mạnh của hải quân trong Age of Empires.
Video đang HOT
Các đế chế mạnh / yếu về việc khai thác biển
Minoan: giảm 33% giá thành mua tàu cá
Yamato: tăng 33% máu cho tàu cá
Macedonia: tăng 4 lần khả năng chống phù cho các đơn vị hải quân (gần như không thể bị thu phục bởi phù thủy của đối phương)
Hittite: không thể nâng cấp từ Fishing Boat lên Fishing Ship trong đời 3.
Với những lợi thế như trên, Minoans và Yamato chắc chắn sẽ là những đạo quân hot nhất khi thi đấu ở map biển. Đặc biệt là Minoans, khi được giảm 33% chi phí gỗ khi chế tạo, đạo quân này sẽ là ông vua khai thác tài nguyên biển.
Các đế chế mạnh / yếu về hải quân ở đời 3
Greeks: tăng 33% tốc độ di chuyển của War Galleys
Minoans: giảm 33% chi phí chế tạo War Galleys
Hittite: Tấm bắn khởi điểm của War Galleys là 10 (các đạo quân khác chỉ là 6)
Yamato: tăng 33% máu của War Galleys
Macedonia: tăng 4 lần khả năng chống phù cho các đơn vị hải quân (gần như không thể bị thu phục bởi phù thủy của đối phương)
Khi chiến đấu trên bản đồ biển, War Galleys là đơn vị quân mạnh nhất ở đời 3. Đương nhiên, đây cũng sẽ là đạo quân chủ lực để định đoạt số phận của các trận đấu solo (tương tự như cung R trong solo Assyrian).
Xét về sức mạnh của hải quân đời 3, Hittite chính là ông vua của các trận chiến trên biển. Với tầm bắn khởi điểm là 10 trong khi các đạo quân khác chỉ là 6, War Galleys của Hittite sẽ dễ dàng nghiền nát đội hình đối phương. Tuy nhiên, Hittite lại có một điểm yếu là không thể nâng cấp lên Fishing Ship (thuyền khai thác cá cao cấp). Điều này sẽ khiến cho khả năng khai thác biển của đế chế này bị hạn chế và đây sẽ là điểm yếu chí mạng của Hittite.
Nếu như Hittite có điểm điểm yếu về khai thác thì Greeks, Minonas và Yamata được đánh giá là khá toàn diện. Tăng tốc độ chạy, giảm chi phí chế tạo và tăng lượng máu, đây đều là những yếu tố giúp các đạo quân này chiếm được lợi thế lớn khi giao tranh trên biển. Với Macedonia, khả năng chống phù của hải quân cũng được xem là một điểm mạnh của đế chế này.
Các đề chế mạnh / yếu về hải quân đời 4
Greeks: tăng 33% tốc độ di chuyển của tàu chiến
Minoans: giảm 33% chi phí chế tạo tàu chiến
Yamato: tăng 33% máu của tàu chiến
Macedonia: tăng 4 lần khả năng chống phù cho các đơn vị hải quân (gần như không thể bị thu phục bởi phù thủy của đối phương)
Persian: tăng 50% tốc độ bắn của Thuyền chiến 3 tầng chèo (Trireme)
Phoenicia: tăng 66% tốc độ bắn của Thuyền cẩu đá (Captapult Trireme)
Phoenicia: tăng 66% tốc độ bắn của Thuyền Juggernaut
Các đế chế không có Thuyền chiến 3 tầng chèo (Trireme): Babylonians, Hittites và Shang.
Các đế chế có thuyền Juggernaut: Egyptians, Greeks, Minoans, Phoenicia, Persians, Yamato, Romans.
Các đế chế khác không có thuyền Juggernaut (chừ Choson) đều có thể chế tạo Thuyền phun lửa (Fire Galley). Loại thuyền này có sức tấn công cơ bản là 24, tầm xa 2, hầu như không thể gây ra bất kỳ sự đe dọa nào đối với đất liền do tầm xa quá thấp, thế nhưng đây lại là kẻ thống trị trên biển và không có đối thủ khi solo 1vs1, cho dù là Juggernaut hoặc Captapult Trireme.
Theo GameK
5 tựa game PC kinh điển mà đứa trẻ nào cũng đã từng sử dụng mã gian lận Không chỉ có tính năng multiplayer hấp dẫn, dòng game "StarCraft" còn có một phần chiến dịch chơi đơn rất hay, lôi cuốn người chơi bằng một cốt truyện đậm tính khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên các màn chơi chiến dịch chính này cũng không dễ dàng vượt qua, nên rất nhiều đứa trẻ thời xưa (bao gồm cả chúng ta) cũng...