Xem xét đổi tên Viện lúa ĐBSCL thành Viện lúa Việt Nam
Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn công tác Chính phủ ngày 18.1 đã có buổi làm việc với Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (xã Tân Thạnh, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ).
Báo cáo với Phó thủ tướng, TS Lê Văn Bảnh – Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) – cho biết, thời gian qua, Viện đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học, phát triển nông nghiệp.
Trong tổng số 6,8 triệu ha trồng lúa cả nước, có 3,5 triệu ha sử dụng giống lúa do Viện này chọn tạo, chiếm trên 50% diện tích. Đến nay, Viện có 132 giống lúa OM chọn tạo thành công; trong đó nhiều giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là thích nghi với biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khó khăn của viện đang gặp phải là nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học quá hạn hẹp. Mỗi năm kinh phí từ Bộ NN-PTNT đưa về chưa được 10 tỉ đồng, không đáp ứng đủ nhu cầu.
Để khắc phục khó khăn này, TS Bảnh kiến nghị Phó thủ tướng xem xét cơ chế hưởng tác quyền trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Theo đó, những đơn vị kinh doanh lúa giống cần phải trả lại một phần kinh phí cho nhà khoa học; đối với gạo xuất khẩu trích từ 5-1 USD/tấn cho công tác cứu khoa học làm ra giống lúa.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận những kiến nghị của Viện lúa ĐBSCL, đồng thời yêu cầu Viện ngay trong tháng 2.2013 cần xây dựng đề án đổi mới cơ chế, chính sách hoạt động theo hướng tự chủ, sau đó cùng với Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN bàn bạc hoàn thiện để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, làm sao đến tháng 4.2013 Viện sẽ triển khai thực hiện đề án trên.
Phó thủ tướng cũng đề nghị Bộ NN-PTNT giao cho Viện lúa đảm nhận việc xây dựng đề án sản phẩm trọng điểm quốc gia đối với cây lúa; đồng thời đề nghị Viện lúa ĐBSCL khẩn trương làm tờ trình gửi Phó thủ tướng để xem xét đổi tên Viện lúa ĐBSCL thành Viện lúa Việt Nam.
Theo TNO
Đào, quất, cây cảnh thời kinh tế lao đao
Có mặt tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ trong những ngày này thấy không khí Tết đang về rất gần. Những vườn quất chín rộ với màu vàng rực rỡ. Dù còn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng các chủ vườn đào, quất đang hối hả chăm sóc. Tuy nhiên, năm nay kinh tế khó khăn nên mới chỉ lác đác có ít khách đến đặt hàng.
Đào, quất - thuê là chính? Theo các nhà vườn Tứ Liên, quất năm nay được mùa, ít sâu bệnh, lá xanh, quả căng tròn, vàng bóng, đẹp hơn nhiều so với năm trước. Dự kiến quất năm nay cũng không tăng giá so với năm ngoái. Anh Hải, chủ một nhà vườn quất cảnh cho biết bằng tầm giờ này năm ngoái đã có khá nhiều khách đến đặt cây, đặt tiền. Năm nay có thể do kinh tế khó khăn nên lượng khách đến đặt không nhiều bằng những năm trước. Các khách là cơ quan, doanh nghiệp cũng chọn phương án thuê để tiết kiệm chi phí. Nhìn chung với nền kinh tế khó khăn như năm nay, thì những cây quất nhỏ, giá tiền thấp dự báo là sẽ chạy hàng. Còn các cây quất to có giá tiền từ 2-10 triệu đồng chủ yếu là phục vụ cho các cơ quan, doanh nghiệp nên cũng đã có khách đặt mua.
Anh Dương Văn Hùng, chủ vườn quất Hùng Ứng, cụm 3, Tứ Liên dẫn chúng tôi xem khu vườn rộng trên 2.000m2 với 500 gốc quất thương phẩm và hàng trăm gốc quất giống gối vụ năm sau cho biết: Những cây quất thế hầu hết đã được các cơ quan, công ty và gia đình đặt mua, thuê với giá trung bình từ 5-10 triệu đồng. Những cây nhỏ để chơi trong các gia đình có giá từ 700.000-1,5 triệu đồng cũng bán được. Anh Hùng cũng cho biết quất năm nay nhìn chung đẹp hơn những năm trước. Trong vườn nhà anh Hùng ngoài quất còn có cây cam canh Diễn với giá lên tới 30 triệu đồng và hiện cũng đã có người đặt mua. Nếu như Tứ Liên được xem là thủ phủ của quất cảnh Hà Nội với khoảng 400 hộ trồng cây này, mỗi năm cung cấp cho thị trường trung bình hơn 4 vạn cây quất cảnh thì Nhật Tân lại nổi tiếng với nghề trồng đào. Đào Nhật Tân đến giờ này vẫn chưa có sắc đỏ hồng.
Theo anh Nguyễn Văn Việt, chủ một vườn đào thì đến giờ này vẫn chưa thể nói gì vì còn phụ thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết hài hòa, không rét đậm rét hại hoặc nắng ấm thì sẽ được mùa. Anh Việt cũng cho biết các gốc đào lớn đã có nhiều khách đặt thuê, mua. Giá cho thuê đào bằng 70% giá bán.
Tại vườn đào ở Nhật Tân, hàng trăm gốc đào có tuổi 10-20 năm đã được khách hàng đặt thuê từ 5 đến 10 triệu đồng/gốc. Các chủ vườn trồng đào cũng cho rằng, năm nay nhiều gia đình, đặc biệt là các công ty, chọn giải pháp thuê cây về chơi Tết, bởi giá rẻ hơn. Vườn đào nhà anh Việt mọi năm có những cây đào thế giá 50 triệu đồng thì năm nay cây đắt nhất ở vườn này là 20-25 triệu đồng. Năm nay là năm con Rắn nên những cây đào có hình uốn lượn như con Rắn sẽ hứa hẹn đắt khách. Dọc đường Lạc Long Quân, Nghi Tàm những ngày này đã thấp thoáng người bán đào Tết.
Chị Nguyễn Thị Hương, một người bán đào cho biết: Những cây, cành đào đã nở hoa phải mang ra đây bán trước, kẻo để đến Tết thì héo mất. Giá đào hiện tại được cho là đắt hơn năm ngoái do tiết trời rét đậm, đào nở chậm. Tuy nhiên gần Tết khi các nhà vườn ồ ạt bán thì giá sẽ hạ xuống. Song đào lại phụ thuộc vào thời tiết. Nếu trời còn tiếp tục rét đến Tết thì giá đào sẽ tăng do chi phí nhân công, chi phí thắp sáng. Ngược lại tiết trời ấm áp thì đào sẽ không tăng giá. Cây cảnh điêu đứng vì kinh tế khó khăn Bên cạnh đào quất thì cây cảnh cũng được nhiều gia đình ưa thích lựa chọn vào dịp Tết. Cách đây một vài năm, thị trường cây cảnh cả nước đều sôi động với những cây cảnh có giá vài trăm triệu đến vài chục tỷ đồng vẫn có người mua. Tuy nhiên năm nay kinh tế khó khăn, người chơi cây thì thắt chặt hầu bao, còn người trồng cây cảnh đang khốn khổ, điêu đứng vì không bán được.
Theo anh Nguyễn Việt Hùng, huyện Chương Mỹ, vườn cây cảnh của anh rộng 3ha với nhiều loại cây như sanh, si, lộc vừng. Vào giờ này những năm trước, xe ô tô đến đặt tiền mua cây nườm nượp. Một năm doanh thu từ vườn cây lên tới vài tỷ đồng. Tuy nhiên năm nay thì xuống giá thê thảm và đặc biệt số lượng người đến hỏi rất ít. Có những cây cảnh thời cao điểm giá được đẩy lên vài chục tỷ đồng nhưng thời điểm này, giá rớt xuống chỉ còn một nửa hoặc 1/3, thậm chí 1/4 và rất ít người hỏi mua, các giao dịch thường không được thực hiện. Lý do được cho là kinh tế khó khăn, người dân thắt lưng buộc bụng, những đại gia các năm trước sẵn sàng chi tiền tỷ để chơi cây cảnh thì năm nay cũng phải suy nghĩ, đắn đo hơn. Thêm vào đó, khi thị trường bất động sản đóng băng, thì thú chơi trang hoàng cho nhà cửa cũng "đóng băng" theo. Ăn theo bất động sản, khi bất động sản lên cơn sốt thì giá cây cảnh chơi cây cảnh cũng bị thổi phồng lên quá mức. Vì vậy hiện nay cây cảnh giảm giá xuống từ 20-50% mà chẳng có ai hỏi đến.
Theo ANTD
Liên kết tiêu thụ nông sản - giải pháp tăng thu nhập ĐBSCL là vùng sản xuất, cung ứng nông sản chủ lực cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm (trái cây, lúa gạo, thủy sản, rau màu...) có quanh năm, nhưng việc tiêu thụ nông sản còn nhiều bất cập. Hầu hết nông dân (ND) phải bán sản phẩm qua thương lái (TL) thương lái cung ứng cho các chủ...