Xem xét điều chỉnh thời gian cách ly còn 14 ngày
Bộ Y tế đang xem xét điều chỉnh thời gian cách ly từ 21 xuống còn 14 ngày, do tất cả biến thể nCoV đều ủ bệnh trong thời gian này.
Tại cuộc họp chiều 5/2 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), đại diện Bộ Y tế cho biết các kết quả nghiên cứu cho thấy, chủng virus mới có hệ số lây cao hơn, thời gian khởi phát nhanh hơn, nhưng thời gian ủ bệnh của tất cả các biến thể đều vào khoảng14 ngày. Bộ đang xem xét những phân tích khoa học cuối cùng để điều chỉnh thời hạn cách ly tập trung. Các nước trên thế giới cũng đang thực hiện cách ly tập trung 14 ngày.
Trước đó đánh giá biến thể nCoV tại Anh có hệ số lây nhiễm cao, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 đã tham mưu cho Thủ tướng nâng mức độ phòng chống lên cao hơn bình thường. Trong chỉ thị số 5 ngày 28/1, Thủ tướng yêu cầu thời gian giãn cách xã hội là 21 ngày, lâu hơn 6 ngày và cách ly y tế với những ca F1 kéo dài thêm 7 ngày (trước 14 ngày).
Khu cách ly tập trung tại trường Tiểu học Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Giang Huy
Ban chỉ đạo nhận định “tình hình dịch bệnh trên cả nước được kiểm soát tốt”. Hai ngày qua, có 6 địa phương ghi nhận ca bệnh mới, phần đa là những người đã cách ly tập trung, ít có khả năng lây lan ra cộng đồng. Diễn biến dịch tại Điện Biên có nhiều điểm giống như Gia Lai. Tỉnh đang có 3 ca nhiễm, trong đó 2 ca về đến địa phương được cách ly tập trung ngay; một ca phát hiện ngay sau khi về nhà.
Điện Biên đang khẩn trương truy vết, khoanh vùng, dập dịch. Bộ Y tế đã cử đoàn chuyên gia, bác sĩ lên hỗ trợ tỉnh chống dịch. Các chuyên gia nhận định “tình hình dịch bệnh ở Điện Biên sẽ sớm được kiểm soát”.
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh đang có bệnh nhân cần tiếp tục huy động nguồn lực tối đa, phối hợp với các đơn vị chuyên môn truy vết tích cực, khoanh vùng, cách ly kịp thời, xét nghiệm diện rộng. Đặc biệt, các địa phương chú trọng phong tỏa nhiều lớp, truy vết tất cả trường hợp tiếp xúc gần để cách ly, xét nghiệm kịp thời.
Những tỉnh đã ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng cần nâng biện pháp đáp ứng cao hơn một mức so với đợt dịch trước, trong đó có giãn cách xã hội hoặc hạn chế tập trung đông người. F1 cần được coi là F0, F2 coi là F1. Đặc biệt, Bộ Y tế lưu ý, cần khoanh vùng rộng, lấy mẫu toàn bộ người dân khu vực lây nhiễm cộng đồng, nếu tất cả âm tính thì khoanh vùng hẹp hoặc nới lỏng.
Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, đánh giá vừa qua nhiều tỉnh kiểm soát đi lại của người dân từ tỉnh có dịch “chưa thật chuẩn”, “sợ nên làm quá, siết chặt để dân không dám về quê”. Vì vậy, Bộ Y tế cần sớm có hướng dẫn quy định rõ về điểm dịch, vùng dịch để địa phương thực hiện thống nhất.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định đang xây dựng và sớm ban hành hướng dẫn cụ thể về việc này. “Các địa phương không được ngăn sông cấm chợ, không được làm quá yêu cầu, gây cản trở cho dân”, Thứ trưởng Tuyên nói.
Sáng 6/10, Việt Nam không có ca mắc COVID-19
6h ngày 6/10, Việt Nam bước sang ngày thứ 34 không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, số ca chữa khỏi là 1.022 bệnh nhân.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 14.373, trong đó, 268 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 11.614 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 2.491 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.022/1.097 bệnh nhân.
Nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng. Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, có 1 ca âm tính lần 1, 2 ca âm tính lần 2 và 3 ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2.
Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Video: Khi phát hiện ho, sốt, khó thở bạn cần làm gì?
32 ngày liên tiếp không có mắc COVID-19 mới, Việt Nam chữa khỏi 1.020 bệnh nhân 18h ngày 4/10, Việt Nam tròn 32 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 ở nước ta là 1.096. Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện có 16.477 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly tại nước ta. Trong đó, 718 người cách...