Xem video bác sĩ gắp con đỉa dài 10cm bám chặt trong họng người đàn ông
Bác sĩ đã gắp ra con đỉa dài 10cm từ cổ họng của bệnh nhân, xâm nhập từ nguồn nước bẩn không đun sôi.
Clip gắp đỉa ra khỏi cổ họng người đàn ông gây sốt
Ông Li, 60 tuổi đến từ Trung Quốc liên tục phàn nàn về chứng ho và ngứa họng của mình trong hơn hai tháng qua. Ông đã ra hiệu thuốc và được kê thuốc viêm họng, thuốc ho nhưng tình trạng không thuyên giảm.
Bí ẩn đằng sau những cơn ho đau đớn của ông Li cuối cùng đã được giải đáp khi ông đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ đã thực hiện nội soi vùng cổ và ngay lập tức phát hiện một con đỉa to đang bám vắt vẻo trên thành họng.
Cảnh quay gây sốc về quá trình loại bỏ sinh vật dài 10cm được kéo ra từ cổ họng, nơi nó đang phát triển và sinh sống.
Các bác sĩ gặp khó khăn khi gắp con đỉa ra bởi nó rất khỏe, họ đã phải làm dịu nó nhờ thuốc. Sau đó, con đỉa đã được kéo ra bằng một cái kẹp. Việc tìm ra nguyên nhân cũng không dễ dàng bởi đã hai tháng trôi qua, ông Li không nhớ rõ mình đã làm gì khiến con đỉa xâm nhập vào cơ thể.
Sau một hồi tìm hiểu, bác sĩ cho rằng ông Li đã uống phải nguồn nước bẩn, chưa được đun sôi, chứa trứng của con đỉa. Ấu trùng đỉa đã nở ra trong cổ họng ông Li và sống bằng việc hút máu, phát triển đến 10cm như hiện tại.
Cận cảnh con đỉa dài 10cm được gắp ra cổ họng của bệnh nhân Li.
Thông qua trường hợp này, các bác sĩ khuyên người dân địa phương đun sôi nước trước khi uống vì sự an toàn của chính mình.
Làm thế nào mới có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ nước uống?
Thông thường, vi khuẩn sinh sôi cần có đủ 3 điều kiện không thể thiếu đó là dinh dưỡng, nước và nhiệt độ. Đặc biệt là khi sinh sôi với lượng lớn, nhiệt độ của nước cần phải trên 10 độ, do đó nhiệt độ cao càng dễ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi phát triển. Muốn chống lại sự xâm hại của vi khuẩn, hãy làm theo 3 lời khuyên dưới đây:
- Cố gắng uống hết chai nước đã mở nắp trong thời gian ngắn nhất.
- Nếu đã mua chai lớn, tốt nhất đổ ra cốc để uống.
- Nếu phải mang nước uống theo người, tốt nhất nên lựa chọn đồ uống khoáng chất, bởi vì khi con người cần nhiều thời gian ra ngoài hoạt động, cơ thể có thể tiêu hao rất nhiều năng lượng, đường, muối và các khoáng chất trong cơ thể có thể sẽ bị biến mất theo sự cung cấp năng lượng và tuyến mồ hôi, lúc này đồ uống khoáng chất là lựa chọn tốt nhất.
Theo Vietnamnet
Kinh hoàng đỉa trâu sống ngoe nguẩy trong cổ họng bệnh nhân nhiều ngày
Khi các bác sĩ tiến hành nội soi gắp trong cổ họng bệnh nhân, con đỉa vẫn ngoe nguẩy. Con đỉa được gắp ra dài tới 10cm, to gần bằng ngón tay là thủ phạm khiến cả tháng nay bệnh nhân ho nhiều, khó thở, ho ra máu.
BSCKI. Lê Thanh Huyền, Đơn vị Khám bệnh - Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết, Phòng Khám Tai - Mũi - Họng phối hợp với Phòng Nội soi vừa gắp con đỉa dài gần 10cm, to bằng ngón tay trong khí quản bệnh nhân Hà Văn H.(Yên Lập, Phú Thọ).
Người nhà bệnh nhân cho biết, khoảng 1 tháng nay, anh H bị ho nhiều về đêm, khó thở, có lúc ho khạc ra máu.
Dù bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi, được chẩn đoán viêm phế quản, uống thuốc nhưng bệnh đâu vẫn đó.
Khi đến BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ khám, các bác sĩ phát hiện dị vật "ngoe nguẩy" trong thanh quản anh. Dị vật sống di chuyển trong đường thở (dưới thanh môn) của bệnh nhân. Khi dùng ánh sáng soi, dị vật bám chặt lấy vùng dưới thanh môn và chui sâu xuống khí quản.
Các bác sĩ đã gây tê, cố gắp dị vật nhưng chỉ cần chạm dụng cụ vào, con vật này lại co người lại, rơi sâu xuống khiến bệnh nhân sặc sụa, khó thở.
Các bác sĩ đã "mai phục" nhiều giờ bằng phương pháp nội soi hi vọng gắp được dị vật. Cuối cùng các bác sĩ đã quyết định gắp dị vật sống ra bằng phương pháp nội soi gây mê và đã gắp con đỉa trâu ra ngoài.
Con đỉa dài gần 10cm, to bằng ngón tay được gắp ra khỏi khí quản bệnh nhân, vẫn bò sau khi được gắp ra.
Bệnh nhân H. cho biết, nhiều khả năng con đỉa xâm nhập trong một tháng trước, khi anh đi làm gần vách đá, phải ở lán trại, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước suối, anh thường xuyên uống nước suối và rửa mặt ở đó.
Các Bác sĩ đưa ra lời khuyến cáo người dân miền núi không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo ở các khe suối để uống, sinh hoạt để tránh hiện tượng đỉa, vắt chui vào người.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Trẻ nuốt phải đồng xu, phải làm sao? Mới đây các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa tiến hành nội soi gắp đồng xu ra khỏi họng của cháu Lương Minh Đ trú tại Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội. Đồng xu nằm ngang cổ họng cháu bé Theo lời kể của mẹ bé Đ trước đó cháu bé có nghịch đồ chơi tại...