Xem Tổng thống Obama làm việc và hưởng thụ cuộc sống
Từ khi đắc cử và sống trong Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama dù bận rộn nhưng vẫn luôn dành thời gian cho gia đình, con cái và chơi thể thao.
Barack Obama chụp ảnh cùng Laura Kong khi dự lễ tốt nghiệp tại trường Punahou ở Hawaii, Mỹ, hồi tháng 5/1979. Obama sinh ngày 4/8/1961 ở Honolulu, Hawaii. Ông là con trai của ông Barack Hussein Obama Sr, một người Kenya và Ann Dunham, người phụ nữ Mỹ da trắng đến từ bang Kansas. Ông tốt nghiệp Đại học Columbia và Đại học Luật Harvard. Obama hoạt động cộng đồng tại Chicago trước khi nhận văn bằng luật. Sau đó, ông làm luật sư về dân quyền và dạy luật hiến pháp tại Trường Đại học Luật Chicago từ năm 1992 đến 2004. Sau khi kết hôn với bà Michelle năm 1992, Obama có 2 con gái là Malia và Sasha. Bức ảnh phu nhân Michelle Obama đăng trên Instagram để chúc mừng tổng thống nhân Ngày của Cha. Ông Obama ngồi trong phòng khách sạn cùng vợ và hai con gái chờ kết quả của cuộc bầu cử năm 2004. Tháng 11/2004, ông đắc cử vào thượng viện Hoa Kỳ với 70% phiếu bầu, trở thành thượng nghị sĩ gốc Phi thứ năm trong lịch sử Mỹ và là người Mỹ gốc Phi duy nhất phục vụ trong Thượng viện lúc đó. Người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ cùng con gái Sasha vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho người nghèo, người vô gia cư ở thủ đô Washington nhân Ngày Martin Luther King. Năm 2008, ông tuyên bố tranh cử tổng thống và đánh bại đối thủ chính là ứng cử viên Cộng hòa John McCain, trở thành tổng thống thứ 44 của Mỹ. Ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên đắc cử chức vụ này. Các em nhỏ vây quanh tổng thống Barack Obama ở Chatfield, bang Minnesota. Sau nhiệm kỳ đầu với nhiều chính sách hiệu quả, Obama đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với chiến thắng trước ứng cử viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa năm 2012. Thủ tướng Australia Tony Abbott và Barack Obama gặp nhau tại sự kiện bên lề Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Brisbane, Australia. Obama nói rằng, từ khi làm việc tại Nhà Trắng, ông thấy mình gần gũi với gia đình và trở thành “một người cha tốt hơn”. Gia đình tổng thống Mỹ chụp ảnh cùng các em nhỏ nhân dịp lễ Giáng sinh. Tổng thống đạp xe cùng con gái Malia ở bang Massachussetts, Mỹ. “Tôi có thời gian cùng gia đình ăn tối, tham dự các buổi vũ hội của con gái, các trận bóng rổ và trận đấu quần vợt. Từ khi vào Nhà Trắng, cuộc sống gia đình tôi bình thường hơn bao giờ hết”. Trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, Obama cùng nhiều quan chức cấp cao Mỹ theo dõi diễn biến cuộc đột kích qua màn hình ở Phòng Tình huống tại Nhà Trắng tháng 5/2011. Vợ chồng tổng thống Obama chào đón Nữ hoàng Elizabeth II và phu quân Philip tới bữa tối ở Winfield House, London (Anh) ngày 25/5/2011. Người dẫn chương trình Jay Leno nói chuyện với Tổng thống Mỹ trong chương trình truyền hình “The Tonight” của đài NBC. Buổi gặp gỡ của Obama và các cầu thủ câu lạc bộ bóng đá LA Galaxy diễn ra rất thân mật, vui vẻ bởi tổng thống là người yêu thể thao, đặc biệt là bóng rổ và bóng đá. Ông dành nhiều thời gian trò chuyện với các cầu thủ chủ chốt của đội.
Barack Obama chụp ảnh cùng Laura Kong khi dự lễ tốt nghiệp tại trường Punahou ở Hawaii, Mỹ, hồi tháng 5/1979. Obama sinh ngày 4/8/1961 ở Honolulu, Hawaii. Ông là con trai của ông Barack Hussein Obama Sr, một người Kenya và Ann Dunham, người phụ nữ Mỹ da trắng đến từ bang Kansas.
Ông tốt nghiệp Đại học Columbia và Đại học Luật Harvard. Obama hoạt động cộng đồng tại Chicago trước khi nhận văn bằng luật. Sau đó, ông làm luật sư về dân quyền và dạy luật hiến pháp tại Trường Đại học Luật Chicago từ năm 1992 đến 2004.
Sau khi kết hôn với bà Michelle năm 1992, Obama có 2 con gái là Malia và Sasha. Bức ảnh phu nhân Michelle Obama đăng trên Instagram để chúc mừng tổng thống nhân Ngày của Cha.
Ông Obama ngồi trong phòng khách sạn cùng vợ và hai con gái chờ kết quả của cuộc bầu cử năm 2004. Tháng 11/2004, ông đắc cử vào thượng viện Hoa Kỳ với 70% phiếu bầu, trở thành thượng nghị sĩ gốc Phi thứ năm trong lịch sử Mỹ và là người Mỹ gốc Phi duy nhất phục vụ trong Thượng viện lúc đó.
Video đang HOT
Người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ cùng con gái Sasha vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho người nghèo, người vô gia cư ở thủ đô Washington nhân Ngày Martin Luther King. Năm 2008, ông tuyên bố tranh cử tổng thống và đánh bại đối thủ chính là ứng cử viên Cộng hòa John McCain, trở thành tổng thống thứ 44 của Mỹ. Ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên đắc cử chức vụ này.
Các em nhỏ vây quanh tổng thống Barack Obama ở Chatfield, bang Minnesota. Sau nhiệm kỳ đầu với nhiều chính sách hiệu quả, Obama đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với chiến thắng trước ứng cử viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa năm 2012.
Thủ tướng Australia Tony Abbott và Barack Obama gặp nhau tại sự kiện bên lề Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở Brisbane, Australia.
Obama nói rằng, từ khi làm việc tại Nhà Trắng, ông thấy mình gần gũi với gia đình và trở thành “một người cha tốt hơn”.
Gia đình tổng thống Mỹ chụp ảnh cùng các em nhỏ nhân dịp lễ Giáng sinh.
Tổng thống đạp xe cùng con gái Malia ở bang Massachussetts, Mỹ. “Tôi có thời gian cùng gia đình ăn tối, tham dự các buổi vũ hội của con gái, các trận bóng rổ và trận đấu quần vợt. Từ khi vào Nhà Trắng, cuộc sống gia đình tôi bình thường hơn bao giờ hết”.
Trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, Obama cùng nhiều quan chức cấp cao Mỹ theo dõi diễn biến cuộc đột kích qua màn hình ở Phòng Tình huống tại Nhà Trắng tháng 5/2011.
Vợ chồng tổng thống Obama chào đón Nữ hoàng Elizabeth II và phu quân Philip tới bữa tối ở Winfield House, London (Anh) ngày 25/5/2011.
Người dẫn chương trình Jay Leno nói chuyện với Tổng thống Mỹ trong chương trình truyền hình “The Tonight” của đài NBC.
Buổi gặp gỡ của Obama và các cầu thủ câu lạc bộ bóng đá LA Galaxy diễn ra rất thân mật, vui vẻ bởi tổng thống là người yêu thể thao, đặc biệt là bóng rổ và bóng đá. Ông dành nhiều thời gian trò chuyện với các cầu thủ chủ chốt của đội.
VietBao.vn (Theo_Kiến Thức>>>)
"Mỹ, EU rũ bỏ Ukraine để đổi lấy ủng hộ chính trị từ Nga"
Sau khi kích hoạt xung đột và đẩy Ukraine lâm vào nội chiến, sụp đổ kinh tế, phương Tây giờ nhận ra rằng vai trò của Ukraine không thể sánh với việc tạo lập mối quan hệ chính trị tương tác với Nga, nhà báo Mỹ Brian Whitmore bình luận.
Theo đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang "bán đứng" Ukraine để đổi lấy sự ủng hộ của Moskva trong thỏa thuận hạt nhân Iran, giải quyết nhân tố Bashar al-Assad trong cuộc khủng hoảng ở Syria, Whitmore viết trên tạp chí The Atlantic.
Đi vào chi tiết, tác giả nhận định Mỹ và EU đã rất bận rộn trong vài tuần qua để đạt được một thỏa thuận chính trị với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những đồn đoán về "Thỏa thuận bí mật" xuất hiện khi Tổng thống Barack Obama hôm 14/7 bất ngờ tán dương vai trò của Moskva trong hoàn tất quá trình đàm phán hạt nhân giữa Iran và các cường quốc, nói rằng nếu không có sự ủng hộ của ông Putin và Điện Kremlin, sẽ không có thỏa thuận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kery tại Sochi hôm 12/5.
Lời đồn tiếp tục tăng lên, khi hai ngày sau đó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland tới Kiev, thuyết phục các nghị sĩ Quốc hội Ukraine thông qua hiến pháp sửa đổi trao quyền tự quản đặc biệt cho các khu vực ở Donetsk và Lugansk - điều mà Kiev bấy lâu luôn phản đối.
Và mọi nghi ngờ lên đến đỉnh điểm khi người ta bắt đầu kết nối sự kiện diễn ra trước đó nhiều tháng trời: Hôm 12/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Nga, đi cùng là các cuộc hội đàm với ông Putin về một loạt các vấn đề như hạt nhân Iran, tình hình Syria, khủng hoảng Ukraine tại khu nghỉ dưỡng Sochi (XEM "CUỘC HỘI KIẾN KERRY-PUTIN BÊN BỜ BIỂN ĐEN"). Liền sau đó là cuộc gặp giữa bà Nuland với đồng cấp Grigory Karasin, với kết quả là hai bên nhất trí thiết lập kênh tiếp xúc thứ trưởng chuyên trách về vấn đề Ukraine. Tiếp đến là cuộc đàm thoại giữa hai ông Putin và Obama trong các ngày 25/6 và 15/7, đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có tình hình Iran, Syria.
"Đã có thỏa thuận mà Ukraine không được mời, nhưng lại phải trả giá", Andrei Illarionov, cựu cố vấn cho ông Putin hiện chuyển sang phe đối lập bình luận. Nhà phân tích chính trị người Nga Vladimir Socor thì nói rằng Nhà Trắng giờ đã chuyển hướng ưu tiên chính sách sang Trung Đông với sự hợp tác của Nga, đổi lại là việc ủng hộ quan điểm của Moskva về thực thi nghiêm chỉnh thỏa thuận Minsk trong vấn đề Ukraine.
Theo Whitmore, Nga sẽ được hai điều từ "thỏa thuận bí mật" (nếu có) với Mỹ. Thiết lập được kệnh tiếp xúc cấp thứ trưởng giữa bà Nuland với ông Karasin, Moskva giờ có được thể thức song phương để "quyết định" khủng hoảng Ukraine cùng với Washington trên một vị thế cân bằng mà không có sự tham dự của người Ukraine. Moskva cũng có thể sử dụng cơ chế song phương này để trung hòa với phương thức "bộ tứ Normandy" (gồm Nga, Đức, Pháp, Ukraine) với đánh giá rằng Pháp và Đức có thể không làm Kiev lay chuyển, nhưng Mỹ thì dư sức.
Cái được thứ hai chính là việc Quốc hội Ukraine thông qua hiến pháp sửa đổi theo hướng mà Nga từ lâu đã tuyên bố cần phải thực hiện: trao quyền tự quản cho miền Đông. Theo đó, "mô hình chính quyền đặc biệt ở một số quận tại Donetsk và Lugansk sẽ được quyết định bởi một đạo luật riêng biệt".
Theo Hoài Thanh (Theo Sputnik, Jamestown)
baotintuc.vn
Đàm phán TPP kết thúc bế tắc vì "2% bất đồng" Cuộc đàm phán của Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia tham gia TPP tại Hawaii đã kết thúc sáng sớm 1/8, mà không đạt được thỏa thuận cuối cùng khi vẫn còn "2% bất đồng". Đàm phán TPP kết thúc mà chưa thể đạt được sự đồng thuận như kỳ vọng (Ảnh: AP) Dẫn lời Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb,...