Xem thường an toàn lao động
TNLĐ xảy ra do các yếu tố gây mất ATLĐ, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp, người sử dụng lao động vẫn còn có tâm lý xem nhẹ, thậm chí là xem thường ATLĐ trong sản xuất, thi công.
Hiện trường vụ sập tường công trình ở Trảng Bom, Đồng Nai khiến 10 người tử vong. Ảnh: VŨ PHONG
Ngày 20-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án liên quan vụ sập tường công trình xây dựng nhà máy của Công ty cổ phần AV Healthcare chiều 14-5 làm 10 người chết, để điều tra hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Đó là biện pháp xử lý cần thiết đối với hành vi xem thường an toàn lao động (ATLĐ), xem thường tính mạng công nhân.
Theo số liệu của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTB-XH), trong năm qua cả nước đã xảy ra trên 8.100 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 8.327 người bị nạn, trong đó 927 người chết. Thiệt hại từ TNLĐ lên tới 10.500 tỷ đồng.
TNLĐ xảy ra do các yếu tố gây mất ATLĐ, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp, người sử dụng lao động vẫn còn có tâm lý xem nhẹ, thậm chí là xem thường ATLĐ trong sản xuất, thi công.
Video đang HOT
Nhiều chủ doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động vẫn lo ngại chuyện tốn kém chi phí, tiền bạc nên không chú trọng đến việc đào tạo, huấn luyện cho người lao động, cũng như không xây dựng đầy đủ các biện pháp ATLĐ.
Hiện nay, lực lượng làm công tác ATLĐ, bảo hộ lao động tại các công trình đang thi công xây dựng vừa thiếu vừa yếu kém năng lực. Do vậy, việc phát hiện cũng như xử lý các tình huống nguy cấp, hay các yếu tố có nguy cơ cao dẫn tới TNLĐ thường chậm trễ, hời hợt.
Có chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động còn có tâm lý chủ quan, vì nếu xảy ra TNLĐ chỉ phải bồi thường tổn thất bằng một số tiền cho nạn nhân hay gia đình nạn nhân là coi như đã làm xong trách nhiệm.
Thực tế, chế tài xử lý các hành vi vi phạm của người sử dụng lao động để xảy ra TNLĐ còn quá nhẹ, nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng nhưng chủ doanh nghiệp chỉ bị xử phạt hành chính hay xử án treo (do xem xét các tình tiết như nạn nhân, gia đình nạn nhân đã có giấy bãi nại và doanh nghiệp đã bồi thường thỏa đáng). Từ đó tạo ra tâm lý chủ quan, xem thường công tác ATLĐ.
Để kéo giảm TNLĐ, công tác ATLĐ cần phải được chú trọng và thực hiện nghiêm ngặt, bài bản, thực chất hơn, tránh hô hào bằng những khẩu hiệu suông.
Phải kiểm tra giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm ngay từ đầu những trường hợp xem thường ATLĐ; nghiêm túc đình chỉ, tạm đình chỉ thi công đối với các công trình mà doanh nghiệp, người sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo ATLĐ, công trình thi công có nhiều yếu tố rủi ro, nguy hiểm.
Đối với các vụ TNLĐ làm chết và bị thương nhiều người xuất phát từ việc người sử dụng lao động chủ quan, xem thường ATLĐ cần phải xử lý thích đáng bằng các chế tài hình sự và không chỉ xử phạt án treo.
Lo mất mùa vì hồ trữ nước cạn kiệt
Tỉnh Đồng Nai có gần 10 hồ chứa nước nằm rải rác tại các huyện, thành phố như: Hồ Sông Mây, Bà Long (huyện Trảng Bom); hồ Gia Ui, hồ Núi Le, Gia Măng (huyện Xuân Lộc); hồ Suối Vọng (huyện Cẩm Mỹ); hồ Suối Tre (TP.Long Khánh); hồ Đa Tôn (huyện Tân Phú); hồ Cầu Mới, Lộc An (huyện Long Thành).
Lượng nước dự trữ tại các hồ chứa chỉ còn bình quân khoảng 36% so với dung tích, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Đồng lúa đang trổ bông ở huyện Tân Phú có nguy cơ giảm năng suất vì khô hạn. Ảnh: N.M
Theo ngành chức năng, nguyên nhân lượng nước trữ tại các hồ chứa của Đồng Nai giảm là do mùa mưa 2019 kết thúc sớm, lượng mưa trái mùa trong mùa khô 2019 - 2020 quá ít.
Giữa cái nắng chang chang, ông Nguyễn Trung Hưng (xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom) cùng những nông dân khác vẫn phơi mình trong nắng để đào thêm giếng khoan tìm nguồn nước nhằm cứu lấy vườn cây của gia đình.
"Mọi năm, thời điểm này suối và nước mương cũng đều cạn, tôi phải bơm nước từ giếng khoan lên cánh đồng. Còn năm nay, mấy cái giếng khoan cũ cũng không còn nước, nên phải khoan giếng sâu hơn nữa để cố tìm nước tưới" - ông Trung nói.
Hàng trăm ha lúa tại huyện Tân Phú cũng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, do các đập chứa nước khô cạn sớm so với mọi năm. Một người dân cho biết, đập dâng Năm Sao đã cạn khô khiến lúa trên đồng nguy cơ chết cháy.
Thiếu nước tưới cũng khiến nhiều diện tích mía ở huyện Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, Nhơn Trạch bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Đồng Nai, phải đến nửa cuối tháng 5/2020 mới chính thức bước vào mùa mưa, trữ lượng nước sẽ ổn định lại.
Còn ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai nói: "Hiện, cơ bản những công trình thủy lợi vẫn còn nguồn nước tưới nhưng chỉ đảm bảo cho hơn 20.000ha lúa. Các nơi trồng cây lâu năm người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước giếng đào, giếng khoan nên có thể xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ".
Cũng theo ông Vinh, trong kế hoạch đầu tư các công trình từ vốn ngân sách, trong năm 2020, tỉnh Đồng Nai sẽ dành gần 120 tỷ đồng để đầu tư làm mới, nâng cấp và mở rộng 4 hồ chứa nước tại TP.Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ và Định Quán.
Đám cưới không chú rể 45 năm trước ở Can Lộc anh hùng 45 năm trước, một đám cưới không chú rể diễn ra nơi mảnh đất Can Lộc anh hùng. Đón dâu về, ra ngõ cất nón cho cô dâu theo tục lệ, cả nhà khóc, nhưng cô dâu vẫn cắn chặt bờ môi, tin tưởng một ngày kia chồng sẽ trở về. Bức ảnh cưới được ghép lại sau ngày đất nước thống nhất...