Xem The Witcher Netflix chưa thấy thỏa mãn, hãy xem qua tựa game này
Nhân dịp series phim The Witcher của Netflix vừa kết thúc Season 1 và chuẩn bị bước sang Season 2, có lẽ chúng ta cùng nhìn lại tựa game chuyển thể của truyện cùng tên nổi tiếng không kém.
The Witcher được ra mắt vào năm 2007 là một tựa game thú vị nhưng không hoàn hảo. Nó cảm giác giống như là một cổ vật được khai quật lên từ quá khứ của nền tảng game PC, và có lẽ sẽ là tốt hơn nếu ta để cổ vật này nằm lại quá khứ đó.
Bạn có thể rất giống với nhiều người, khi vừa xem xong series phim cùng tên trên Netflix, muốn thử quay lại thời điểm mà tất cả được bắt đầu và tìm đến tựa game đầu tiên của series game lừng danh này. Trong khi bạn có thể tìm thấy những khuôn mặt, những giọng nói và những câu chuyện quái vật giả tưởng kỳ quặc quen thuộc khiến bạn phải lòng với vũ trụ này, bạn cũng sẽ bắt gặp một UI khó thao tác, những màn đối thoại dở tệ đến mức hài hước và một thế giới có vẻ đẹp một cách kì ảo bị che khuất mất bởi vẻ ngoài đơn sơ và mộc mạc, chỉ cho đến khi chính bạn phải tự mình khám phá nó.
Có lẽ The Witcher là một trong những game có tham vọng lớn về trải nghiệm thị giác vào thời điểm bấy giờ, và điều đó đã khiến game trở nên thực sự khó nhìn đến tận ngày nay. Chắc chắn sau khi xem xong The Witcher của Netflix bạn chỉ muốn đắm chìm vào cảm giác này, nhân dịp series đang nổi trở lại hãy cùng nhìn lại một tí về tựa game cũ mà hay khiến bạn hiểu rõ Geralt hơn trên phim. Không có một cách nào để có thể miêu tả được trải nghiệm hình ảnh của game, nói riêng về khuôn mặt của Geralt thì lại không được đẹp trai như Geralt trên phim do Henry Cavill thủ vai, trái lại anh mang một khuôn mặt dài như ngựa cùng cặp mắt lạnh lùng, kì lạ.
Và anh ấy không phải là người duy nhất trông cực kỳ kỳ lạ. Sự cố gắng để thêm càng nhiều chi tiết với các công cụ tại thời gian đó đã làm cho một số nhân vật trông khó nhìn không kém. Vesemir trông giống như một Sean Connery không có sức sống trong khi Triss Merigold trông giống như một con ma-nơ-canh thuôn dài. Những chi tiết nhỏ trong cử chỉ cũng như những góc quay khiến Witcher 2 và 3 trở nên sống động cũng không có ở đây. Kết quả là người chơi sẽ phải chiêm ngưỡng những cuộc trò chuyện vụng về và cứng nhắc.
Không giống như hai phụ bản sử dụng công nghệ đồ họa được phát triển “tại gia”, CD Projekct Red đã phát triển The Witcher sử dụng Aurora Engine của Bioware. Hãng đã chia sẻ về trong quá khứ họ đã phải vật lộn như thế nào với những giới hạn của một một engine game được thiết kế cho trò chơi nhập vai isometric Neverwinter Nights. Và ở năm 2020, điều đó càng được thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. The Witcher có thể được chơi ở góc nhìn isometric phóng to, cận cảnh hay qua vai, hoặc kết hợp cả hai góc nhìn lại. Nhiều người chia sẻ sau khoảng 10 giờ trải nghiệm về tựa game, họ vẫn không chắc trải nghiệm nào ít gây khó chịu nhất.
Chế độ xem isometric sử dụng chuột cho mọi thứ, giúp việc di chuyển qua lại giữa các làng cũng như kiểm tra bản đồ và kho đồ của bạn trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó cũng khiến bạn cảm thấy không thực sự nhập tâm vào các pha hành động, giống như bạn đang chơi một game chiến lược. Góc nhìn qua vai khiến việc điều khiển trở nên vụng về hơn vì tầm nhìn của bạn bị hạn chế nghiêm trọng, nhưng nó trông góc nhìn thứ ba mà fan của The Witcher 3 đã quen tận hưởng. Sẽ là tốt hơn nếu bạn chuyển đổi qua lại linh hoạt giữa hai góc nhìn ấy sao cho phù hợp với việc bạn tập trung chủ yếu vào chiến đấu hay hoàn thành các fetch-quest, nhưng điều đó cũng sẽ khiến bạn khó tập trung vào các nhân vật và cốt truyện.
Độ khó tăng đột biến cũng như hệ thống combat lỗi thời của game cũng khiến mọi thứ trở nên càng khó khăn. The Witcher chắc chắn là một trong những game nhập vai mà bất kỳ cuộc chạm trán nào cũng có thể hạ đo ván bạn nếu bạn bị tấn công bất ngờ hoặc vô tình “cố đấm ăn xôi”. Việc cố gắng ke chuẩn các đòn đánh để rồi bắt đầu một chuỗi các combo và thay đổi giữa các trường phái sử dụng kiếm tùy thuộc vào những kẻ địch mà bạn chạm trán có thể khiến bạn cảm thấy khá là thích thú, tuy nhiên chỉ một số sai lầm cũng có thể khiến cho cả trải nghiệm chơi game của bạn trở nên vô cùng tồi tệ.
Điều đó không không có nghĩa tác phẩm đầu tay của CD Projekt Red chuyển thể từ những cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả người Ba Lan Andrzej Sapkowski không có ưu điểm. Nếu bạn yêu thích diễn viên lồng tiếng Doug Cockle trong vai Geralt, cái gốc của những màn màn thể hiện đó, sự cộc cằn, cộc lốc và khiếu hài hước khô khan, đã luôn được tỏa sáng ngay ở trong tựa game đầu tiên. Bên cạnh đó những nhân vật và những tình tiết trong game cũng được xây dựng để tạo nên những tình tiết bất ngờ. Sẽ không có ai ngại bật lại bạn trong The Witcher nếu bạn nói điều gì đó xúc phạm họ, và không có anh hùng hay nhân vật phản diện nào được xây dựng bằng những mô-típ quên thuộc.
Tuy vậy game vẫn đầy rẫy các nhiệm vụ dẹp mob và nhặt herb nhàm chán. Ngay từ đầu game, Geralt đã phải chui xuống các cống rãnh bên dưới thành phố thủ đô Temeriam, và bất kỳ ai từng chơi những level cống rãnh của một game nhập vai sẽ biết nó tẻ nhạt như thế nào.
Game là tiền đề để xây dựng thế giới của Witcher 2 và 3. Bởi lẽ đó nên dù vẫn còn rất nhiều nhược điểm, game vẫn có thể đem lại cho người chơi rất nhiều giá trị. Chỉ riêng nhiệm vụ Old Friend of Mine là đã quá đáng giá đối với bất kỳ fan lớn nào muốn thấy Geralt sát cánh bên tất cả những người bạn cũ của mình. Những ai khác thì chỉ cần trân trọng những gì mà tựa game này đã đem lại được cho series The Witcher , hoặc chờ xem liệu nó có được làm lại bằng một phiên bản Remake lột xác hoàn toàn từ thế giới, đồ họa, lối chơi và thậm chí là hình ảnh nhân vật trong tương lai hay không. Khá may mắn vì Season 2 của Witcher của Netflix cũng chuẩn bị bấm máy sớm, có lẽ bản thân CD Projekt Red hơn ai hết sẽ biết phải làm gì với The Witcher trong tương lai.
Theo Game4V
Cha đẻ The Witcher tăng trưởng 86% dù không ra mắt tựa game mới trong năm 2019?
Theo thống kế từ Bloomberg, CD Projekt dù không ra mắt tựa game nào mới nhưng cha đẻ của The Witcher vẫn tăng trưởng tới 86% trong năm 2019.
Mặc dù không có bất kỳ tựa game mới nào được tung ra trong năm 2019 nhưng giá trị thị trường của CD Projekt vẫn không ngừng tăng lên thậm chí là còn tăng rất mạnh. Cụ thể, CD Projekt hiện có giá trị lên tới 6.8 tỷ USD, đặt mức tăng trưởng 86% - một mức tăng trưởng hơn bất kỳ một studio phát triển game nào khác. Nếu tính kể từ năm 2009, lợi nhuận cổ phiếu của CD Projekt đã tăng trưởng tới 21.000% - một con số đáng nể với mọi công ty cổ phần.
Lý giải nguyên nhân tăng trưởng, Bloomberg cho rằng, phần lớn sự quan tâm có lẽ đến từ sự phổ biến series phim The Witcher của Netflix. Kể từ khi 8 tập phim được ra mắt, The Witcher đã chứng kiến số lượng người chơi cao nhất trong nhiều năm, người xem có vẻ rất háo hức tới cốt truyện của The Witcher và game là phương tiện nhanh nhất để họ biết thêm về câu chuyện của Geralt. Thậm chí, đã có cả những bản mod mới đưa Henry Cavill vào tựa game này.
Một phần khác của sự tăng trưởng cũng đến từ sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào dự án Cyberpunk 207 dự kiến ra mắt vào năm sau, một dự án mà CD Projekt đã dồn rất nhiều tâm huyết trong nhiều năm trời.
Theo Game TV
The Witcher đạt lượng người chơi đỉnh điểm sau bộ phim của Netflix Sau cơn sốt The Witcher phiên bản TV Show của Netflix, cộng đồng hâm mộ Geralt đang đổ xô quay trở lại trải nghiệm bộ 3 game nhập vai The Witcher đình đám một thời. Sự kiện The Witcher lên màn ảnh tv show đã đánh thức lại cơn sốt The Witcher năm nào, cộng đồng game thủ đang quay trở lại với...