Xem “thần kê” tung tuyệt kỹ
Ngày 31/3, tại đình Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra lễ hội chọi gà. Tại lễ hội, người xem đã được chứng kiến những cuộc so tài đầy hấp dẫn của các chú gà.
Ngày 31/3 tại đình Mai Dịch đã diễn ra buổi khai mạc hội làng truyền thống năm 2015. Bên cạnh những tiết mục văn hoá văn nghệ đặc sắc, hoạt động vui chơi dân gian như chọi gà, đập niêu, thi đóng oản diễn ra trước sự chứng kiến của đông đảo bà con nhân dân.
Trong đó, chọi gà thu hút được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng, đây cũng là hoạt động mới được khôi phục trong lễ hội truyền thống đình Mai Dịch.
Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội làng xưa.
Một số hình ảnh chọi gà trong lễ hội đình Mai Dịch:
Video đang HOT
Trọng Trinh
Theo Dantri
Màn tranh pháo "nảy lửa" tại lễ hội pháo hoa
Ngày 21/3 (tức ngày 2/2 năm Ất Mùi), tại huyện Quảng Uyên, Cao Bằng diễn ra Lễ hội Pháo hoa với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng cao, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương tham dự, trẩy hội.
Lễ hội Pháo hoa là dịp để người dân tưởng nhớ anh hùng dân tộc Nùng Trí Cao, người đã có công khai khẩn đất đai, mở mang bờ cõi, bảo vệ quê hương. Sau khi đánh tan quân xâm lược, Nùng Trí Cao đã chọn bãi đất rộng nơi đây để tổ chức khao quân mừng chiến thắng với tên gọi là Hội pháo hoa. Từ đó, lễ hội này đã trở thành lễ hội truyền thống lớn nhất trong vùng.
Phụ nữ Dân tộc Tày - Nùng Cao Bằng mang theo đàn tính đi trẩy hội.
Trong lễ hội, Phần lễ "Khai quang mở mắt rồng" được tổ chức tại đầu nguồn Bó Cốc Chủ (mó nước tại thị trấn Quảng Uyên) từ chiều 29 tháng Giêng (âm lịch). Rồng được khai quang từ mó nước do một cụ cao tuổi, có uy tín làm chủ lễ và một đội rồng gồm 15 người (3 người đánh trống, một người cầm quả cầu và 11 người múa rồng) làm lễ. Khi đưa ra mó nước, rồng không được múa, không được đánh trống mà được bịt mắt bằng giấy bản, đến mỏ nước, rồng nằm phục ở đó. Người chủ lễ thắp hương vái thiên địa, cầu xin thần linh phù hộ cho người dân địa phương một năm làm ăn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc và xin được mở mắt cho rồng.
Múa rồng tại lễ hội.
Tiếp đó, rồng và đoàn kỳ lân rộn ràng trong nhịp trống tới các cơ quan, ban, ngành và trong khu phố chúc phúc. Ngoài ra lễ hội còn diễn ra lễ tế thần, lễ rước thần gồm 4 đoàn kiệu, trong đó có kiệu rước ảnh Bác Hồ đi đầu.
Phần hội được tổ chức với chương trình văn nghệ hát giao duyên của đồng bào các dân tộc trong vùng, các điệu sli, lượn của các nghệ nhân; nhiều trò chơi dân gian, như: đẩy gậy, đi guốc ván, tung còn, chọi chim...
Một trong những hoạt động chính và thu hút nhiều sự chú ý nhất chính là là màn tranh cướp đầu pháo của các "tráng sỹ" đến từ 17 xã và thị trấn trong huyện Quảng Uyên. Mỗi xã sẽ lựa chọn ra ba thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng để tham gia tranh tài.
Các "tráng sĩ" chuẩn bị cho màn tranh pháo nảy lửa và gay cấn.
Một vòng bằng đồng được gắn vào đầu pháo hoa, sau khi trọng tài phát lệnh thì vòng sẽ được bắn lên trời. Các tráng sĩ có nhiệm vụ phải lao vào tranh nhau để cướp lấy vòng và hướng về đích. Tuy nhiên, không ai được giữ vòng quá vài giây theo quy định mà phải lập tức chuyển ngay cho đồng đội của mình. Trong thời gian chơi, nếu vòng bay ra khỏi phạm vi thì sẽ phải chơi lại từ đầu
Phần tranh cướp cũng gay cấn và quyết liệt trong sự hò reo của khán giả
Người nào cướp được vòng gần đích nhất và chạy vào bàn thờ một vị tiên ông gần đó thực hiện nghi thức vái lạy ba lần sẽ thắng cuộc. Trò chơi thể hiện sức khoẻ, ý chí kiên cường, khôn khéo và sức mạnh đoàn kết. Trong suốt thời gian khá dài diễn ra trò chơi, mặc dù việc tranh cướp diễn ra khá "nảy lửa" giữa các thanh niên trai tráng nhưng không hề xảy ra xô xát hay đánh nhau mất phản cảm.
Trong không gian lễ hội không hề xảy ra xô xát trong những cuộc "cướp" đấu này.
Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Lý Văn Dục, Trưởng Công an huyện Quảng Uyên, Cao Bằng cho biết: Được tổ chức mỗi năm một lần vào dịp đầu xuân, Lễ hội pháo hoa huyện Quảng Uyên là một trong những hoạt động văn hóa, lễ hội lớn, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách tham dự. Để đảm bảo an ninh trật tự cho lễ hội, lực lượng công an Quảng Uyên đã phối hợp với các lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực để đảm bảo phân luồng giao thông, bảo vệ bình yên cho nhân dân vui hội. Trong ngày diễn ra lễ hội đã không diễn ra tình trạng ùn tắc giao thông, móc túi, trộm cắp, đánh nhau gây mất trật tự công cộng hay các hình thức cờ bạc trá hình. Các loại dao kiếm, súng nhựa và các trò chơi bạo lực nguy hiểm cũng tuyệt đối không còn xuất hiện trong không gian lễ hội. Mặc dù là địa bàn gần biên giới, có nhiều phức tạp, nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên mùa lễ hội đã diễn ra trong an toàn, lành mạnh.
Xuân Thái
Theo Dantri
Bộ trưởng thị sát nơi diễn ra lễ hội có tập tục "đập trâu" Sáng nay (18.3), Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch (VHTT&DL) do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác tổ chức quản lý lễ hội năm 2015 tại tỉnh Phú Thọ, trực tiếp đến đối thoại với người dân xã Hương Nha và Xuân Quang - đây là hai địa phương tổ...