Xem quy trình lắp ráp bom “khủng” của Mỹ ở Afghanistan
GBU-38 được thiết kế dẫn đường bằng laser, có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu di động trên mặt đất từ máy bay chiến đấu và máy bay ném bom.
Dưới đây là một số hình ảnh về quy trình lắp ráp bom hạng nặng GBU-38 của Không quân Mỹ:
Các bộ phận của bom GBU-38 được tập kết để chuẩn bị lắp ráp tại sân bay Kandahar ở Afghanistan.
Những trái bom GBU-38 đã được lắp ráp xong và được đặt trên giá trong kho tại Kandahar ở Afghanistan.
Các binh sĩ của đơn vị lắp ráp đạn dược thuộc Không quân Mỹ đang lắp ráp bom GBU-38, trong khi, một số binh sĩ đứng cạnh để giám sát.
Video đang HOT
Một binh sĩ xếp bộ đuôi thành hàng trước khi lắp vào phần chính của bom GBU-38.
Một binh sĩ đang lắp ráp quai giảm xóc vào một trái bom BLU-111 tại sân bay Kandahar, Afghanistan.
Loại BLU-111 được sử dụng chuyên để phá boongke của kẻ thù.
Bộ đuôi được kiểm tra đước khi lắp ráp vào bom GBU-38.
Bom GBU-38 sau khi hoàn thành công đoạn lắp ráp được chuyển lên giá ở trong kho.
Mỗi trái bom GBU-38 nằng từ 230kg – 910kg tùy từng mục đích sử dụng.
Theo soha
Ấn Độ hoàn thành tàu sân bay nội địa đầu tiên chậm ít nhất 3 năm
Do khả năng chế tạo động cơ yếu kém, tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên của Ấn Độ sẽ chậm ít nhất 3 năm.
Tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ (tưởng tượng)
Ngày 15/8, trang mạng "Strategy Page" Mỹ có bài viết "Tàu sân bay mới của Ấn Độ tiếp tục bị trì hoãn". Theo bài viết, Ấn Độ tuyên bố tàu sân bay Vikrant - tàu sân bay tự thiết kế, chế tạo đầu tiên, sẽ bị trì hoãn hoàn thành ít nhất 3 năm.
Đây hoàn toàn không phải là điều bất ngờ. Sự trì hoãn lần này phần nhiều là do các công ty của Ấn Độ không có khả năng hoàn thành một bộ phận phức tạp trong động cơ, đó là hộp số (hộp biến tốc), do đó buộc phải hợp tác chế tạo với một công ty nước ngoài.
Ngoài ra còn có rất nhiều vấn đề khác. Mặc dù công tác chế tạo đã được bắt đầu từ 3 năm trước, nhưng do Nga trì hoãn cung ứng vật liệu thép chất lượng cao, công tác chế tạo nhanh chóng gặp phải trở ngại. Ngày 30/12/2011, tàu sân bay Vikrant đã rời xưởng đóng tàu. Tàu Vikrant còn chưa đến lúc rời khỏi xưởng đóng tàu, nhưng khu vực này phải dùng cho một chương trình khác.
Cuối năm nay, tàu sân bay Vikrant sẽ quay trở lại xưởng đóng tàu, lắp động cơ và một thiết bị chủ yếu khác, do vấn đề của bên cung ứng, việc lắp ráp bộ phận của thiết bị này sẽ bị trì hoãn.
Do trì hoãn nhiều lần, tàu sân bay 40.000 tấn này sớm nhất cũng phải đến năm 2017 mới có thể làm tốt công tác chuẩn bị chạy thử. Tàu sân bay Vikrant và tàu sân bay Chandragupta II đều có đường bay kiểu nhảy cầu, theo thiết kế có thể mang theo 29 máy bay chiến đấu phản lực và 10 máy bay trực thăng.
Tàu sân bay duy nhất hiện có của Ấn Độ là tàu Virrat 29.000 tấn, nó đã được sửa chữa và nâng cấp động cơ, thân tàu 18 tháng, và có thể tiếp tục hoạt động trong 10 năm tới. Vì vậy, đến năm 2017, Ấn Độ sẽ sở hữu 3 tàu sân bay và đưa vào sử dụng.
Tàu sân bay hiện có duy nhất của Hải quân Ấn Độ đã lão hóa.
Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ đang được Nga thử nghiệm.
Theo GDVN
Nổ bom ở Afghanistan, 14 người thiệt mạng Ít nhất 14 người thiệt mạng và 3 người bị thương trong vụ nổ bom ở tỉnh Kandahar, miền Nam Afghanistan. Theo giới chức địa phương, hai chiếc xe máy kéo và xe tải chở dân thường đã cán phải bom bên vệ đường khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và 3 người bị thương. Một nạn nhân vụ nổ bom đang...