Xem nội dung chuyên gia tư vấn về dịch sởi

Theo dõi VGT trên

Xem nội dung giao lưu trực tuyến “Làm gì để phòng, chống dịch sởi hiệu quả” với sự tham gia của các chuyên gia thuộc Bộ Y tế và các Bệnh viện đầu ngành về truyền nhiễm, hô hấp.

Vũ Thị Dung , Nữ – 31 Tuổi

Con tôi đã tiêm phòng mũi Sởi Quai bị rubbela loại MMR lúc 12 tháng tuổi. Bác sỹ hẹn lịch tiêm 2017 mới tiêm nhắc lại vậy tỷ lệ phòng ngữa là bao nhiêu phần trăm. Tiến sỹ Lương Y nguyễn Hoàng viết trên báo là mùi, hạt mùi có thể phòng chống bệnh sởi. Tại sao nhiều báo và cả ti vi lại nói là không. Như thế là ai đúng. Còn có người bảo dùng đông y có thể chữa được sởi, những ca trả về cũng chữa được tại sao ko cứu lấy trẻ nhờ đông y. Xin trả lời

PGS. TS Trần Như Dương: Cháu đã được tiêm vacxin MMR lúc 12 tháng tuổi là đúng lịch. Trong khi có dịch sởi nếu có điều kiện anh có thể cho cháu đi tiêm mũi 2 sớm hơn so với lịch hẹn với điều kiện mũi 2 phải cách mũi 1 ít nhất là 1 tháng. Chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định hạt mùi có tác dụng trong phòng và điều trị bệnh sởi. Hiện nay, tại các bệnh viện cũng hết sức chú trọng đến việc kết hợp điều trị Đông Tây y cho các bệnh nhân.

PGS.TS Trần Như Dương (áo trắng đang trả lời độc giả) – Ảnh: Lê Anh Dũng

Xem nội dung chuyên gia tư vấn về dịch sởi - Hình 1

hình ảnh

Mô tả

Hoàng Hiếu , Nữ – 30 Tuổi

Thưa BS, những trẻ bị bệnh sởi sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe sau này thưa ông?

Về mặt lý thuyết, virus sởi là loại virus sau khi mắc bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em, có nguy cơ bội nhiễm thêm một số bệnh do vi khuẩn khác, như: lao, tiêu chảy kéo dài, những bệnh kế tiếp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu.

Những năm 80 của thế kỉ trước, bản thân tôi đã gặp những hậu quả này. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế đất nước chúng ta đã tốt, điều kiện ăn uống, chăm sóc sức khỏe đã được cải thiện rất nhiều. Vì vậy các hậu quả trên hiếm gặp. Theo ý kiến của tôi, khi trẻ bị bệnh cần cố gắng chăm sóc tốt để sức khỏe các cháu hồi phục nhanh. Chúc anh/chị thành công!

Lưu Thị Thúy , Nữ – 26 Tuổi

Thưa bác sỹ cho em hỏi là con em bị sốt nhẹ và sốt 3 ngày thì hạ sốt bây giờ chỉ còn ho. Sau khi hạ sốt em có theo dõi 2 ngày nay chưa thấy bé lên mụn. Bác sỹ cho em hỏi bé có triệu chứng của sởi không?Và em đã tiêm phòng sởi rồi và vẫn cho con bú mẹ, vậy bé có nguy cơ bị sởi không? Bé uống thuốc kháng sinh sau 5 ngày bé có tiêm phòng vacsxin sởi được không? Và có làm giảm tác dụng của vacxin sởi hay không ạ? Em cám ơn bsy

TS Phạm Thanh Thủy: Theo như những triệu chứng bạn mô tả, thì bé nhà mình không bị sởi vì sởi thường kéo dài 1 tuần và phải có phát ban.

Nếu mẹ đã tiêm phòng sởi và có cho con bú, thì cháu bé cũng có khả năng có miễn dịch một phần. Tuy nhiên để đảm bảo cho con không bị sởi thì cần phải cho bé tiêm phòng theo lịch của y tế phường.

Dù cháu mới khỏi sốt, bạn vẫn nên đưa cháu đi tiêm theo hẹn. Trước khi tiêm phòng, cháu sẽ được khám và tư vấn xem có đủ điều kiện để tiêm phòng hay không. Trong trường hợp phải trì hoãn thì sẽ có lịch phù hợp cho cháu.

Hạ Thị Thu Hải , Nữ – 30 Tuổi

Em có bé đã sống cùng, ăn ngủ chung với 1 bé khác đang bị bệnh sởi trong vòng 2 ngày cách đây 8 ngày. Cháu đã tiêm 1 mũi 3 trong 1 lúc 14 tháng, bây giờ cháu được gần 19 tháng tuổi. Hiện sức khỏe cháu bình thường, hôm thứ 7 ngày 19/4/2014 cháu có tiêm mũi Viêm não Nhật Bản lần 2 ở TTYT phường, họ mời ngày mai 22/4/2014 đi tiêm mũi sởi 2 cho cháu. Xin bác sỹ cho lời khuyên cháu có đi tiêm mũi sởi ngày mai được k0, nguy cơ cháu có thể bị bệnh và xin bác sỹ tư vấn cho bố mẹ cháu nên làm gì lúc này? Xin cảm ơn các bác sỹ và tòa soạn!

TS Phạm Thanh Thủy: Thứ nhất, cháu đã được tiêm phòng 1 mũi 3 trong 1 cách đây 5 tháng thì trong điều kiện đang có dịch sởi, thì cháu nên đi tiêm luôn mũi thứ 2, theo hẹn của TTYT phường.

Thứ hai, cháu đã được tiêm 1 mũi thì cũng đã có miễn dịch bảo vệ mức độ nhất định, nhưng vẫn có nguy cơ mắc sởi sau khi tiếp xúc với 1 bé khác bị sởi. Gia đình cần theo dõi cháu xem có bị sốt và phát ban hay không trong vòng 3 tuần kể từ khi tiếp xúc với bé bị sởi. Nếu cháu có các biểu hiện sốt và phát ban thì cần đi khám ngay để xác định cháu có bị lây sởi trong hoàn cảnh chưa đầy đủ miễn dịch hay không.

Bệnh sởi khi có miễn dịch 1 phần thì thường sẽ nhẹ hơn so với sởi ở người chưa có miễn dịch.

Lê Trang , Nữ – 26 Tuổi

Vì sao căn bệnh vốn được cho là lành tính này lại bỗng trở nên nguy hiểm như vậy?

Trước khi trả lời câu hỏi của chị, tôi xin giới thiệu qua 1 chút về bản thân để chị hiểu. Bản thân tôi đã làm công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân trên 30 năm, tôi cũng tham gia chăm sóc và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Bất kể bệnh nào, theo kinh nghiệm của tôi, cũng có một tỉ lệ nhất định những biến chứng nặng hoặc bệnh diễn biến nặng. Tình huống này hay gặp ở trẻ nhỏ hoặc người già, hoặc ở những người đang có bệnh mãn tính. Bệnh sởi là bệnh do virus gây nên, và thường tự ổn định. Tuy nhiên các biến chứng có thể xảy ra đối với những cá thể như trên. Chính vì vậy theo ý kiến của tôi, chúng ta không nên coi thường bất cứ bệnh nào. Hơn nữa, Tổ chức y tế thế giới cũng như Bộ Y tế đã phải chi rất nhiều tiền để tiêm vắc xin sởi nhằm phòng chống loại bệnh này. Vì vậy, chúng ta cũng không nên coi thường bệnh sởi.

Nguyễn Thị Khuyên , Nữ – 30 Tuổi

Con trai cháu tiêm mũi tổng hợp sởi quai bị rubella lúc 1 tuổi 2 ngày( cách đây 12 ngày), sau khi tiêm được 7 ngày cháu bị nóng 2 ngày đến ngày thứ 3 thì cháu bị sốt nhẹ, 2 ngày sau thì chỉ hâm hấp nóng và nổi ban nhẹ ở lưng và chỗ cạp bỉm quần, cháu rất lo lắng vì không biết có bị sởi không hay chỉ là phản ứng sau khi tiêm vác xin, vì cháu có tìm hiểu về vác xin này được biết là sau 7-10 ngày trẻ sẽ sốt và phát ban nhẹ nhưng làm mẹ lần đầu chưa có kinh nghiệm mong các bác sĩ trả lời giúp cháu.

PGS.TS Trần Như Dương: Cũng giống như các vacxin khác, sau khi tiêm vacxin sởi, trẻ cũng có những phản ứng sau tiêm. Một trong những biểu hiện đó có thể là sốt nhẹ và nổi ban ít. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, chị cần phải theo dõi sức khỏe của cháu nếu cháu có sốt cao, mọc nhiều ban kèm theo chảy nước mắt, mắt đỏ, nhiều gỉ mắt thì chị cần phải đưa cháu đến y tế cơ sở được khám và tư vấn tiếp vì có trường hợp trẻ có thể đã bị nhiễm bệnh trước khi tiêm phòng.

Lê Thương , Nam – 38 Tuổi

Con trai tôi được 16 tháng tuổi, đã tiêm phòng vacxin sởi lúc 9 tháng tuổi. Xin hỏi Bác sỹ, con tôi có nguy cơ lây sởi không và chưa đủ 18 tháng tuổi thì có nên tiêm phòng sởi mũi 2 không? Xin cảm ơn Bác sỹ !

Video đang HOT

TS Phạm Thanh Thủy: Con trai anh đã được tiêm phòng lúc 9 tháng tuổi, hiện nay cháu được 16 tháng, tức còn 2 tháng nữa mới đến lịch tiêm sởi mũi 2. Nguy cơ bị mắc sởi của cháu cũng không cao. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch và đã tiêm phòng mũi 1 trên 1 tháng thì cháu vẫn có thể tiêm phòng ngay mũi 2 chứ không cần đợi đủ 18 tháng.

Phan Lạc Tuấn , Nam – 29 Tuổi

Tôi có một câu hỏi xin Bác sĩ Thủy giải đáp giúp đó là: Hiện nay, cháu gái nhà tôi đã được 7 tháng tuổi và khi mang thai mẹ cháu đã tiêm phòng vắc xin sởi. Nhưng dịch sởi đang rất nghiêm trọng nên bây giờ tôi muốn tiêm phòng vắc xin sởi ngay cho cháu (mà không đợi đến cháu được 9 tháng tuổi) có được hay không ? Cảm ơn bác sĩ.

TS Phạm Thanh Thủy: Khi mang thai, chị đã được tiêm phòng sởi, hy vọng chị sẽ có một mức độ miễn dịch nhất định để truyền cho con. Trong hoàn cảnh đang có dịch sởi như hiện nay, cháu mới 7 tháng tuổi và chưa được tiêm phòng thì miễn dịch từ mẹ chưa đầy đủ nên cháu vẫn có nguy cơ mắc sởi.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Y tế dự phòng Việt Nam, việc tiêm phòng vacxin được thực hiện khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên. Tiêm phòng sởi ở độ tuổi này đảm bảo sự an toàn cho trẻ và trẻ có đáp ứng miễn dịch bảo vệ với sởi tốt nhất.

Trong hoàn cảnh cháu nhà chị có miễn dịch 1 phần và chưa được tiêm phòng, chị chưa nên cho cháu đi tiêm phòng, thay vào đó thực hiện các biện pháp dự phòng khác như: Không đến chỗ đông người, nhất là những nơi có bệnh nhân sởi, tránh tiếp xúc những người bị sởi hoặc có dấu hiệu bệnh hô hấp nói chung, vệ sinh cá nhân, môi trường…

Khi cháu đủ tuổi tiêm phòng, nên cho cháu đi tiêm phòng đúng hạn để cháu có miễn dịch bảo vệ một cách chủ động và hiệu quả.

Trần Bích Nga , Nữ – 25 Tuổi

con cháu đã tiêm 1 mũi sởi, cháu có nên đưa con đi xét nghiệm xem có kháng thể chống bệnh sởi không ạ ?

Khi đọc câu hỏi của chị, tôi hiểu chị là người mẹ rất quan tâm đến con và có kiến thức. Tuy nhiên, việc chúng ta làm xét nghiệm kháng thể để đánh giá hiệu quả của vắc xin là việc phức tạp, tốn kém. Theo tôi là chưa cần thiết. Tốt nhất chị nên tiếp tục cho cháu tiêm đủ 2 mũi sởi theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì đảm bảo chắc chắn cháu có miễn dịch phòng sởi suốt cuộc đời, đây là khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới.

Lê Thị Thanh Mai , Nữ – 36 Tuổi

Bé nhà tôi sinh T10/2011. T9/2012 cháu được tiêm mũi sởi đơn. Đến T4/2013 cháu được tiêm mũi sởi – quai bị – rubela. Xin Bác sĩ cho biết cháu tiêm như vậy là đã đủ liều 2 mũi chưa? Nếu chưa đủ liều thì cháu cần tiêm tiếp mũi sởi đơn hay sởi – quai bị – rubela? Cảm ơn bác sĩ.

TS Trần Như Dương: Trong trường hợp cháu nhà chị như vậy đã được coi là tiêm đủ 2 mũi vacxin phòng sởi. Như vậy, cháu có khả năng được bảo vệ phòng chống bệnh sởi.

Bùi Hữu Thọ , Nữ – 20 Tuổi

Xin cho hỏi các bác là tại sao nguy cơ lây chéo lại cao như vậy. Nhiều bé bị nhẹ rồi tời bệnh viện lại bị năng thêm. Làm thế nào để giảm nguy cơ lây chéo giữa các bé. Bộ y tế tại sao giờ này vẫn chưa công bố dịch.

Về nguy cơ lây chéo, tôi xin trả lời như sau:

Trong các bệnh truyền nhiễm có nhiều bệnh lây theo đường hô hấp (như sởi, cúm, …), có nhiều bệnh lây theo đường tiêu hóa (như tả, lỵ, ….) hoặc có những bệnh lây theo đường niêm mạc (như viêm não Nhật bản, bệnh dại, …). Trong các đường lây nhiễm trên, đường hô hấp là đường có khả năng lây truyền mạnh và cao nhất. Điều này đã được nền y học thế giới ghi nhận, đặc biệt là trong các vụ dịch cúm, sởi, … Chúng ta nên hiểu rằng lây theo đường hô hấp xảy ra ngay cả khi chúng ta cười, nói chuyện, các mầm bệnh sẽ bắn ra môi trường qua nước bọt, sẽ lan ra môi trường xung quanh.

Chính vì vậy, Bộ Y tế đã từng khuyến cáo khi có dịch lây qua đường hô hấp cần hạn chế hội họp, tiếp xúc, đeo khẩu trang. Nhân tiện đây tôi cũng xin khuyên các gia đình khi đưa con đi khám bệnh, mọi người cần đeo khẩu trang để hạn chế các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Tình trạng nhiều cháu nhẹ đến bệnh viện lại nặng thêm tôi xin trao đổi như sau: chúng ta nên hiểu rằng khi các cháu mới bị bệnh thì thường bệnh chưa nặng ngay. Trong các bệnh do virus thì bệnh thường nặng và biểu hiện rõ vào ngày thứ 3-4 của bệnh. Tôi hi vọng chị có thể hiểu được tình huống này. Và cũng lưu ý rằng các biến chứng sau nhiễm virú cũng làm tình trạng bệnh nặng trở lại.

Để giảm nguy cơ lây chéo chúng ta nên thường xuyên nghe các thông tin phổ biến kiến thức và cố gắng áp dụng đầy đủ cho người thân và gia đình để hạn chế nguy cơ lây chéo.

Vì sao Bộ chưa công bố dịch? Bản thân tôi mỗi khi có dịch xảy ra, với tư cách là người thầy thuốc, tôi cũng rất muốn thông báo và tư vấn cộng đồng để chăm sóc và cùng phòng chống dịch. Điều này sẽ hạn chế được quá tải, hạn chế được lây chéo cũng như hạn chế được những vất vả mà cán bộ y tế có thể tránh được. Tuy nhiên, cũng có nhiều yếu tố chi phối vấn đề thông báo dịch. Ví dụ như ở mức độ nào đó có thể gây tâm lý hoang mang cho cộng đồng, có thể ảnh hưởng đến kinh tế đất nước… Vì vậy, có lẽ các nhà quản lý phải cân nhắc kỹ vấn đề này. Đây là ý kiến của riêng tôi. Tôi mong rằng chúng ta cùng hiểu và hợp tác.

Xem nội dung chuyên gia tư vấn về dịch sởi - Hình 2

TS Phạm Thanh Thủy đang trả lời độc giả – Ảnh: Lê Anh Dũng

hình ảnh

Mô tả

Can Tuan , Nữ – 20 Tuổi

Các dấu hiệu của bệnh sởi

TS Phạm Thanh Thủy: Bệnh sởi thường diễn biến thành dịch và trong dịch thì việc nhận biết không khó khăn. Có thể dựa trên các dấu hiệu sau đây:

Dịch tễ: Có tiếp xúc với bệnh nhân sởi hoặc ở địa phương đang có dịch sởi.

Sốt cấp tính, có các biểu hiện viêm long như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ho.

Sau 2-3 ngày xuất hiện ban sởi: Ban mọc từ mặt lan xuống thân và chân tay trong thời gian 3 ngày tiếp theo. Trong khoảng thời gian này bệnh nhân thường sốt rất cao và mệt mỏi, có thể có tiêu chảy.

Bệnh kéo dài khoảng 1 tuần; Sau khi phát ban toàn thân, bệnh nhân thường hết sốt, ban sởi bắt đầu bay, tình trạng viêm long giảm dần, bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu hơn, ho có thể kéo dài trong 1-2 tuần tiếp theo.

Một số bệnh nhân có thể có biến chứng hô hấp hoặc viêm não (hiếm hơn).

Khi có các biểu hiện nghi sởi nên đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phùng Kim Dung , Nữ – 35 Tuổi

Chào Bác sĩ! Em có 1 cháu bé 28 tháng tuổi, đã chích ngừa 1 mũi Sởi – quai bị – Rubella lúc bé 18 tháng, hiện em đang ở TPHCM, do phải đi công tác ra Hà Nội vào thời điểm cuối tuần này, ngày 24/4/2014 và phải mang theo cháu bé. Bác sĩ tư vấn giúp em, em mang cháu theo có thể yên tâm được không? cần phải làm gì để đảm bảo an toàn tốt nhất cho cháu bé. Em cám ơn Bác sĩ nhiều!

PGS.TS Trần Như Dương: Cháu đã được tiêm vacxin sởi, quai bị, rubella mũi 1 vào lúc 18 tháng tuổi là rất tốt. Việc phải đưa cháu đi theo mẹ trong điều kiện thực tế của chị cũng không phải quá lo lắng.

Trong chuyến công tác, chị không nên đưa cháu đến những chỗ đông người, những chỗ có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh sởi như bệnh viện, phòng khám…nơi đang thu dung và điều trị bệnh nhân sởi nếu không cần thiết. Chị và cháu tuyệt đối không tiếp xúc với bệnh nhân sởi hoặc các trường hợp sốt phát ban. Chị chú ý đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi tốt cho cháu, chú ý giữ gìn trẻ không bị nhiễm lạnh. Chúc 2 mẹ con chị có chuyến công tác thành công.

Can Tuan , Nữ – 20 Tuổi

Làm thế nào để phòng tránh bệnh sởi

TS Phạm Thanh Thủy: Các biện pháp phòng tránh bệnh sởi:

Tiêm phòng vacxin là biện pháp phòng bệnh sởi một cách chủ động và hiệu quả nhất. Cần tiêm phòng vacxin sởi đúng lứa tuổi và đủ liều theo khuyến cáo của y tế dự phòng. Khi tiêm phòng thì mỗi cá nhân sẽ bảo vệ được bản thân và làm giảm được sự lây lan sởi trong cộng đồng.

Trong trường hợp chưa tiêm phòng và chưa có miễn dịch bảo vệ chủ động, các cá nhân cần có các biện pháp bảo vệ như tránh đi vào các nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh sởi (bệnh viện, trường học có dịch…); Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường và tăng cường sức khỏe của bản thân.

Nguyễn Lan Anh , Nữ – 35 Tuổi

Con tôi tiêm mũi đầu tiên là vắc xin sởi 3 trong 1 từ 14 tháng tuổi, lịch hẹn tiêm mũi tiếp theo là năm 2018. Nay rất nhiều ý kiến cho rằng trong lúc có dịch thì vẫn cần tiêm ngay mũi thứ 2. Vậy tiêm như vậy liệu có ảnh hưởng gì và nếu được thì vẫn phải dùng loại vắc xin cho 3 bệnh sởi, quai bị, rubella?

PGS.TS Trần Như Dương: Cháu được tiêm vacxin 3 trong 1 phòng bệnh sởi, quai bị, rubella mũi 1 lúc 14 tháng tuổi là rất tốt. Trong khi đang có dịch sởi, chị có thể đưa cháu đi tiêm mũi 2 sớm hơn so với lịch hẹn nhưng phải đảm bảo mũi 2 phải cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Vu Hong Thom , Nữ – 32 Tuổi

Tôi thường xem các bài báo trên Internet thì có bài viết là: Nốt ban do sốt phát ban thì gồ lên mặt da và ban sởi thì mịn, có bài viết ngược lại vì thế là người dân chúng tôi ko biết phân biệt thế nào cho đúng. Xin các bác sỹ xác nhận rõ về việc phân biệt sốt phát ban và sởi? Xin cảm ơn!

TS Phạm Thanh Thủy: Ban sởi có thể phân biệt được với các ban khác dựa trên một số dấu hiệu:

Xuất hiện khoảng từ ngày thứ 3 kể từ lúc bệnh nhân có dấu hiệu sốt và viêm long đường hô hấp trên.

Ban sẽ xuất hiện từ mặt lan xuống thân và chân tay trong 3 ngày tiếp theo.

Ban lúc đầu thưa và mịn ở dạng dát, sau đó trở thành sẩn và có kích thước to hơn, mọc dày hơn và có xu hướng hòa lẫn vào với nhau và có thể có xuất huyết.

Sau giai đoạn phát ban, ban bay dần cũng theo thứ tự từ đầu đến chân nhưng để lại vết thâm và có bong da.

Tuy nhiên nếu bị bệnh thì gia đình nên cho trẻ đi khám vì chẩn đoán sởi thì không chỉ dựa trên phát ban mà còn có các dấu hiệu khác nữa, do đó các bác sĩ sẽ cho chế độ điều trị phù hợp với người bệnh tránh được những biến chứng.

Nguyễn Thị Kim Cúc , Nữ – 40 Tuổi

Con tôi gần 11 tháng tuổi, tô có cho cháu đi tiêm phòng sở nhưng cán bộ tiêm phòng không cho tiêm vì phải sau 15 ngày uống thuốc mới được tiêm. Nay dịch cúm nhiều, chưa chờ được 15 ngày cháu lại cúm nên lại phải uống. Vậy xin hỏi: Có đúng có quy định như vậy không? Nếu cứ tiêm thì sao ví trước đây vẫn tiêm bao nhiêu năm sao không thấy cấm? Xin giải thích rõ vì chúng tôi đang rất lo lắng

PGS.TS Trần Như Dương: Hiện nay, Bộ Y tế và Dự án tiêm chủng mở rộng đang thực hiện tăng cường an toàn tiêm chủng trong đó hết sức chú trọng đến việc khám sàng lọc chỉ định trước tiêm chủng.

Trường hợp cháu đến các cơ sở y tế được khám sàng lọc và thực hiện các tạm hoãn tiêm chủng hoặc chống chỉ định tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế mà y tế cơ sở đang thực hiện là đúng quy định. Chị cần làm theo các hướng dẫn của cán bộ y tế để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho cháu.

Hoang Thi Thom, Nữ – 52 Tuổi

Cháu tôi bị sốt đã 4 ngày, đầu và trán cháu mọc rất nhiều nốt mẩn đỏ, mắt đau, sưng và miệng cháu cũng rất nhiều nốt. Các nốt mẩn khiến cháu ngứa ngáy. Miệng cháu khi ăn kêu đau. Cháu còn bị đi ỉa chảy nhưng ko quá nhiều nước, phân có lúc hoa cà, hoa cải và mỗi lần đị cháu kêu đau bụng. Gia đình đã đưa cháu vào bệnh viện khám, cháu chỉ bị chảy nước mũi nhưng phổi bình thường. Bác sỹ cho về và hẹn 2 ngày sau đến nhận kết quả. Xin Bác sỹ cho biết cháu có phải bị sởi không, và trong khi chờ kết quả thì gia đình tôi phải làm thế nào?

TS Phạm Thanh Thủy: Theo tôi, nhiều khả năng cháu nhà mình bị một bệnh phát ban do virus. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác thì bác sĩ cần phải biết tiến triển, tính chất của ban xuất hiện lúc nào, dạng gì và phân bố ra sao. Trong thời gian đang có dịch sởi như này, thì cũng không loại trừ là cháu nhà bị sởi. Gia đình nên theo lời khuyên của bác sĩ, điều trị hạ nhiệt cho cháu, chăm sóc vệ sinh, cho cháu ăn thức ăn mềm, chia nhỏ nhiều bữa, uống nước oresol để tránh tình trạng bị mất nước.

BS hẹn 2 ngày mới đến khám, nhưng nếu cháu có biểu hiện gì nặng như sốt cao liên tục, có co giật, hoặc mệt lả đi thì gia đình nên đưa đến bệnh viện khám lại bất cứ lúc nào.

Bệnh sởi cũng như một số bệnh phát ban do virus khác, điều trị chủ yếu là triệu chứng, nên cũng có thể điều trị tại nhà và chỉ điều trị tại bệnh viện nếu bệnh nhân nặng.

Chúc cháu bé chóng khỏe!

Lã Thủy , Nữ – 23 Tuổi

Thưa BS Thủy, có cách hữu dụng phòng bệnh sởi nào khi chưa kịp tiêm phòng không ạ?

TS Phạm Thanh Thủy: Cách tốt nhất để phòng ngừa sởi là tiêm phòng vacxin theo chỉ định của Y tế dự phòng. Trong trường hợp trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng, hoặc người lớn vì lý do nào đó chưa tiêm phòng được thì cần thực hiện một số biện pháp sau:

Tránh tiếp xúc với bệnh nhân sởi, không đến chỗ đông người có khả năng lây nhiễm sởi như bệnh viện, trường học đang có dịch….

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc đông người

Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

Tuy nhiên các biện pháp trên không có hiệu quả 100% do vậy nên đi tiêm phòng sởi sớm nhất có thể.

Lieu , Nữ – 33 Tuổi

Tôi có hai con nhỏ cháu lớn 4 tuổi và cháu nhỏ 32 tháng, cả hai cháu mới được tiêm vacxin sởi từ lúc 9 tháng và 11 tháng, tôi muốn biết khả năng phòng bệnh của các cháu là bao nhiêu % ?

PGS.TS Trần Như Dương: Cũng giống như các vacxin khác, vacxin sởi cũng không có khả năng tạo miễn dịch bảo vệ được 100% số trẻ được tiêm chủng. Sau khi tiêm mũi 1 vào lúc 9 tháng tuổi, sẽ có khoảng 85% số trẻ được tiêm có miễn dịch bảo vệ. Sau tiêm mũi 2 đúng lịch sẽ có khoảng 90 – 95% số trẻ được tiêm chủng tạo được miễn dịch bảo vệ.

Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vacxin sởi đúng lịch để đảm bảo phòng chống bệnh sởi.

Tuyết Nguyễn , Nữ – 28 Tuổi

Tôi hiện có một cháu trai 5,5 tháng tuổi. Trước khi mang bầu cháu 4 tháng tôi đã tiêm vắc-xin phòng sởi- quai bị- rubela. Vậy bác sĩ cho hỏi con tôi có được truyền miễn dịch từ mẹ không ạ? Như trường hợp của cháu thì có cách nào hữu hiệu để phòng bệnh sởi không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Mai Khanh , Nữ – 32 Tuổi

Chào bác sĩ! Bé nhà em đã tiêm vacxin sởi mũi 1 vào lúc 9 tháng tuổi, hiện nay cháu chưa được 18 tháng. Tôi có thể cho cháu tiêm mũi 2 trước khi cháu được 18 tháng hay không? Cháu bị rôm nhiều ở lưng và hay bị dị ứng ngứa thì có nguy cơ lây nhiễm bệnh sởi không. Có cách nào phòng ngừa hay chữa trị rôm sảy trong mùa hè không ạ? Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ và Quý báo TS.

PGS.TS Trần Như Dương: Trường hợp của cháu tiêm mũi 1 lúc 9 tháng tuổi là đúng lịch. Theo lịch của dự án tiêm chủng mở rộng thì đến 18 tháng tuổi cháu sẽ được tiêm mũi 2. Tuy nhiên, trong trường hợp chị Khanh muốn cho cháu đi tiêm sớm hơn thì phải đảm bảo mũi 2 cách mũi 1 ít nhất là 1 tháng và chị có thể đưa cháu tới các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để được tư vấn cụ thể hơn.

Biểu hiện rôm sẩy là biểu hiện thường thấy ở trẻ nhỏ và biểu hiện này không có liên quan đến việc tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh sởi. Chị có thể đưa cháu đến các phòng khám da liễu để các bác sĩ chuyên khoa có thể khám, tư vấn thêm.

TS

Theo VNN

Diễn biến dịch sởi: Giảm nhiễm chéo nhưng chưa bền vững

Sáng 20.4, Trung tâm y tế dự phòng TP.Hà Nội phải mở thêm điểm tiêm chủng miễn phí vắc xin sởi. Theo lịch tiêm sởi, trẻ phải được tiêm 2 mũi ở tuổi sớm hơn: 9 tháng và 18 tháng tuổi.

Diễn biến dịch sởi: Giảm nhiễm chéo nhưng chưa bền vững - Hình 1

Khám trẻ mắc sởi tại TP.HCM - Ảnh: Lương Ngọc

Từ hôm nay 21.4, Trung tâm y tế dự phòng TP.Hà Nội triển khai tiêm miễn phí vắc xin sởi cho toàn bộ trẻ từ 9 tháng đến 6 tuổi chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi tại số 70 Nguyễn Chí Thanh, và mở rộng ra 30/30 trung tâm y tế các quận, huyện của TP.Hà Nội. Liên tục các ngày gần đây, các điểm tiêm dịch vụ ở Hà Nội "sốt" về tiêm phòng sởi - quai bị - rubella.

Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu, chiến dịch tiêm vét vắc xin sởi chung trên toàn quốc đến ngày 20.4 đạt 59%, trong đó 9 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi đạt trên 80%. Hà Nội và TP.HCM đạt 83,1% và 61,7%. Tuy nhiên vẫn còn 11 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi dưới 50% là Trà Vinh, Hòa Bình, Tiền Giang, Bình Dương, Sóc Trăng, Lai Châu, Cà Mau, Nghệ An, Đồng Nai, Long An, Bình Phước.

Ngày 20.4, số trường hợp nhiễm chéo sởi tại Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư giảm còn 3 ca (trước đó từ 10 - 33 ca/ngày). Số trẻ nhập viện tại các BV tuyến T.Ư là 30 ca, giảm 3 trường hợp so với ngày 19.4. "Tuy nhiên việc giảm này chưa bền vững, vì có thể lại tăng ở các tuyến y tế khác và tâm lý ngày nghỉ gia đình không đưa con đến BV", ông Trần Đắc Phu nói.

Theo ghi nhận của Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, bình quân những ngày qua, chỉ tính riêng trẻ ngụ ở TP, có 100 - 120 trẻ mắc bệnh sởi nhập viện. Thống kê của BV Nhi đồng 1, từ đầu năm đến cuối tuần qua, nơi đây tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhi mắc sởi, trong đó, trẻ từ các tỉnh, TP khác đến chiếm khoảng 43%. Trong số trẻ nhập viện có 117 ca biến chứng, chủ yếu là viêm phổi, chưa có trường hợp bị tử vong. Chỉ trong buổi sáng 19.4, BV Nhi đồng 1 tiếp nhận thêm 37 trẻ mắc sởi nhập viện, trong đó có đến 11 trẻ bị viêm phổi, với hai bệnh nhi suy hô hấp phải thở ô xy. Còn tại BV Nhi đồng 2, từ đầu năm đến cuối tuần qua có gần 750 trẻ nhập viện do sởi. Báo cáo với đoàn Bộ Y tế ngày 19.4, phía BV Nhi đồng 2 cho biết nơi đây tiếp nhận một bệnh nhi mắc sởi do bị lây nhiễm từ mẹ là cán bộ y tế.

Thanh Hóa: Sở y tế báo 32, bệnh viện báo 130 ca ! Theo báo cáo của Sở Y tế Thanh Hóa từ đầu năm đến ngày 17.4, trên địa bàn tỉnh này có 32 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó đã có 9 ca dương tính sởi. Tuy nhiên, thực tế số bệnh nhi sốt phát ban nghi sởi cao hơn rất nhiều so với báo cáo của Sở Y tế Thanh Hóa. Bởi chỉ riêng tại BV Nhi Thanh Hóa, từ đầu năm 2014 đến nay đã có khoảng 130 bệnh nhân sốt phát ban nghi sởi, đặc biệt chỉ riêng trong tháng 4, số lượng bệnh nhân tăng đột biến khi có 59 bệnh nhi nhập viện. Chỉ trong 3 ngày từ ngày 18, 19, 20.4 đã có tới hơn 15 bệnh nhi sốt nghi sởi đến điều trị tại BV trên, chủ yếu từ 6 - 9 tháng tuổi. Ngày 20.4, PV Thanh Niên đã cố gắng liên lạc với các cán bộ của ngành y tế Thanh Hóa để tìm hiểu về sự chênh lệch số liệu trên, nhưng bất thành.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Dịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bayDịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bay
07:12:56 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnhBé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh
22:05:04 17/12/2024
Vụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguộiVụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguội
09:26:50 18/12/2024
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nốiNam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối
14:55:26 18/12/2024
Cháu bé 2 tuổi bị lạc trong rừng suốt đêm dưới thời tiết rét buốt 6 độ CCháu bé 2 tuổi bị lạc trong rừng suốt đêm dưới thời tiết rét buốt 6 độ C
21:25:03 17/12/2024

Tin đang nóng

Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Màn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếcMàn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếc
10:55:47 19/12/2024
Nữ thần gen Z lộ bộ mặt nham hiểm, khát hư danh đến mức lợi dụng Lưu Diệc Phi trắng trợnNữ thần gen Z lộ bộ mặt nham hiểm, khát hư danh đến mức lợi dụng Lưu Diệc Phi trắng trợn
10:47:57 19/12/2024
Chú rể ngất xỉu vì lạnh, cô dâu lập tức hủy hônChú rể ngất xỉu vì lạnh, cô dâu lập tức hủy hôn
10:32:44 19/12/2024
Hyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con traiHyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con trai
10:58:58 19/12/2024
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sảnMua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản
14:01:41 19/12/2024
Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?
13:18:06 19/12/2024
Một nam ca sĩ: "Không phải ai cũng được vào trại giam hát"Một nam ca sĩ: "Không phải ai cũng được vào trại giam hát"
12:19:24 19/12/2024

Tin mới nhất

Bí ẩn đằng sau dịch sốt rét chết người ở Congo: Liệu Việt Nam có an toàn?

Bí ẩn đằng sau dịch sốt rét chết người ở Congo: Liệu Việt Nam có an toàn?

15:16:57 19/12/2024
Hàng trăm người tại Congo đã không qua khỏi vì một dạng sốt rét nguy hiểm, trong khi Việt Nam cũng ghi nhận nhiều ca bệnh nhập khẩu. Bộ Y tế đang tăng cường các biện pháp phòng chống để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

11:52:10 19/12/2024
Theo Công an thị xã Hoài Nhơn, thời gian gần đây, mưa liên tục dẫn đến Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hoài Nhơn xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

09:04:02 19/12/2024
Đêm qua, vụ cháy nhà 4 tầng ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã khiến 11 người chết. Hiện trường được dựng rào phong tỏa.
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

06:05:34 19/12/2024
Theo nhân chứng, có đối tượng tiếp cận hiện trường để phóng hỏa dẫn đến vụ cháy kinh hoàng khiến 11 người chết ở đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

14:42:33 18/12/2024
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, nguyên nhân xảy ra sự việc xuất phát từ mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa bố và mẹ cháu MA(17 tuổi).
Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

14:35:03 18/12/2024
Cú va chạm giữa ô tô 7 chỗ và xe tải trên quốc lộ N2, đoạn qua huyện Tân Thạnh (Long An), khiến một tài xế tử vong.
Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

10:05:52 18/12/2024
Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã gây tranh cãi khi yêu cầu học sinh cởi áo khoác trong một hoạt động của trường, mặc dù thời tiết lạnh.
Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

10:03:11 18/12/2024
Ngày 18/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong.
Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

07:31:39 18/12/2024
Cảnh sát giao thông ở Hà Tĩnh đã vào cuộc xác minh để xử lý tài xế xe Mercedes-Benz C-Class có hành vi dừng đỗ giữa làn ngược chiều, chặn hướng lưu thông của phương tiện khác.
Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

22:02:20 17/12/2024
Theo chuyên gia, những nạn nhân bị sàm sỡ cần mạnh mẽ lên tiếng, cơ quan chức năng cần trừng trị nghiêm minh các hành vi biến thái để ngăn ngừa tình trạng trên.
Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

21:31:24 17/12/2024
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà cho biết trường hợp 4 bệnh nhân trên may mắn chỉ mới bị ngộ độc khí CO (carbon monoxide) ở giai đoạn nhẹ, kịp nhận biết được tình trạng cơ thể để tới bệnh viện chữa trị kịp thời.
Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

21:29:27 17/12/2024
Mặc khác, năng lực của chủ rừng còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tận gốc, dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt và rừng vẫn bị xâm hại.

Có thể bạn quan tâm

Sao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tên

Sao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tên

Sao việt

15:09:08 19/12/2024
2 chúng tôi không còn nhắn tin, tương tác hay liên hệ với nhau nữa, cuối cùng 2 đứa không ai thắng cả, đều thua hết , sao nữ này chia sẻ về trải nghiệm chia tay nhớ đời của cô.
Nhan sắc xuống cấp trầm trọng của Trịnh Sảng sau 3 năm bị "trục xuất" khỏi showbiz

Nhan sắc xuống cấp trầm trọng của Trịnh Sảng sau 3 năm bị "trục xuất" khỏi showbiz

Sao châu á

15:03:57 19/12/2024
Trong hình ảnh mới nhất, nữ diễn viên có làn da trắng phát sáng, nhưng vóc dáng vô cùng gầy gò, gương mặt cũng lộ vẻ mệt mỏi thấy rõ
Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra MV đầu tay về vẻ đẹp Hà Nội

Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra MV đầu tay về vẻ đẹp Hà Nội

Nhạc việt

14:54:02 19/12/2024
Ca sĩ Đinh Xuân Đạt cho biết, MV này là lời tri ân gửi đến Hà Nội, nơi anh trưởng thành và gặt hái thành công đầu tiên.
Quỳnh Kool nói gì khi cứ đóng cặp với ai là bị đồn yêu người đó?

Quỳnh Kool nói gì khi cứ đóng cặp với ai là bị đồn yêu người đó?

Hậu trường phim

14:51:02 19/12/2024
Khi làm việc với cả B Trần và Huỳnh Anh, Quỳnh Kool cho biết cả 3 người rất hiểu ý nhau. Nhờ vậy, quá trình phối hợp diễn xuất diễn ra suôn sẻ, không gặp bất kỳ khó khăn nào.
7 nam, nữ phê ma túy trong quán karaoke Ruby lúc rạng sáng

7 nam, nữ phê ma túy trong quán karaoke Ruby lúc rạng sáng

Pháp luật

14:17:37 19/12/2024
Thời điểm kiểm tra, tại phòng 301 cơ sở Ruby có 7 khách (3 nữ, 4 nam) đang thuê phòng hát karaoke. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên bàn có một tờ tiền polyme cuộn tròn dạng ống hút.
Thủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưng

Thủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưng

Sức khỏe

14:11:50 19/12/2024
Trước đó, bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng mạn tính nên đã tự mua thuốc về điều trị, trong số thuốc đó có thành phần giảm đau dẫn đến tác dụng phụ lên dạ dày tá tràng và gây loét thủng.
Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Gia tài gần 700 triệu USD của vợ chồng Beckham

Sao âu mỹ

13:43:58 19/12/2024
Trang Celebrity Net Worth cho hay, David Beckham kiếm được 50 triệu USD trong năm nay từ các hợp đồng quảng cáo và nhiều dự án kinh doanh.
Bị từ chối lời cầu hôn, nam thanh niên đốt nhà bạn gái

Bị từ chối lời cầu hôn, nam thanh niên đốt nhà bạn gái

Netizen

13:34:14 19/12/2024
Jyoti có mối quan hệ với một cô gái ở Gopal Sahi. Thanh niên này liên tục gây sức ép buộc cô kết hôn với anh ta. Hắn còn dọa sẽ tiết lộ những khoảnh khắc riêng tư của họ nếu cô không đồng ý.
Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Top 4 con giáp có sự nghiệp tốt nhất năm Ất Tỵ 2025

Trắc nghiệm

13:30:41 19/12/2024
Đây là những con giáp được dự báo có sự nghiệp thuận lợi nhất năm 2025. Thời điểm tốt đẹp đang đến, 4 con giáp này ôm vàng gánh bạc về nhà trong tháng
Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Địa ngục độc thân trở lại mùa thứ 4

Tv show

13:23:27 19/12/2024
Chương trình hẹn hò được yêu thích của Netflix sẽ quay trở lại vào tháng 1/2025. Nhà sản xuất hứa hẹn đây sẽ là mùa giải kịch tính nhất từ trước đến nay.
5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

5 chiếc váy dáng dài nàng không thể thiếu dịp cuối năm

Thời trang

12:38:07 19/12/2024
Váy dáng dài dành cho nàng mặc khi đi làm công sở, dạo phố, đi sự kiện hoặc dự tiệc đều phù hợp. Những gợi ý váy dài qua gối mang đến hình ảnh lịch thiệp và chỉn chu đi cùng nét duyên dáng nữ tính đặc trưng của phái nữ.