Xem lương, chọn trường cho con vào lớp 1
Còn ba tháng nữa mới kết thúc năm học nhưng nhiều phụ huynh có con sinh năm 2007 đã lo sốt vó tìm trường xin học cho con. Sự phát triển của mạng lưới trường tiểu học ngoài công lập giúp phụ huynh có nhiều lựa chọn hơn nhưng cũng khiến phụ huynh đau đầu để xử lý thông tin…
Trường nào cũng có điểm yếu
Nghe tin đầu tháng 3 các trường tiểu học ngoài công lập rục rịch bán hồ sơ tuyển sinh, thậm chí nhiều nơi còn triển khai luôn các khóa học trước lớp 1, mấy hôm nay chị Phương (Ngã Tư Sở, Hà Nội) tối nào chị cũng đau cả tai vì nói chuyện điện thoại với bạn bè, người quen về chủ đề: cho con học trường nào! Chẳng là bé Bông, con gái lớn của chị năm tới bắt đầu vào lớp 1.
Chị Phương chia sẻ: “Tôi quyết định cho con học trường tư. Bạn bè tôi con học trường tư cũng nhiều nhưng đánh giá của họ không giống nhau nên tôi cứ rối mù”.
Theo các phụ huynh, tất cả các trường tư đều hơn trường công không chỉ ở khoản sĩ số lớp học ít mà còn do mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên bình đẳng, phụ huynh có thể nêu ý kiến thoải mái mà không cần phải “lựa lời”, môi trường giáo dục mô phạm hơn, “sạch” hơn.
Vì vậy, khi chọn trường tư, yếu tố đầu tiên khiến phụ huynh quyết định có tiếp tục tìm hiểu các tiêu chí khác để cho con theo học hay không đó là vấn đề kinh phí.
“Có những trường các khoản thu trên dưới 100 triệu đồng/tháng nhưng cũng có những trường chỉ khoảng ba triệu đồng/ tháng (gồm học phí, tiền cơ sở vật chất đầu năm, tiền ăn, tiền xe đưa đón…). Những trường được nhiều phụ huynh quan tâm nhất thì có mức thu 5 – 7 triệu đồng/tháng”, chị Hằng (Khu đô thị Yên Hòa, Cầu Giấy) cho biết.
Nếu như trước đây, Trường Đoàn Thị Điểm là nơi hấp dẫn phụ huynh học sinh bậc nhất trong số các trường tư thì giờ đây có một số trường như Nguyễn Siêu, Lê Quý Đôn, Thăng Long (Bill Gates)… nổi lên nhờ những ưu thế cạnh tranh về mô hình dịch vụ giáo dục chất lượng cao cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học. Với các trường này, đặc biệt là Trường Đoàn Thị Điểm, việc thi vào không dễ, thậm chí còn khó như thi ĐH.
Trường dân lập Đoàn Thị Điểm đang là một trong những trường có sức hút – Ảnh: Hồng Vĩnh.
“Nhiều mẹ hài lòng với trường Nguyễn Siêu hơn vì chất lượng giáo viên đồng đều, lớp học rất tiện nghi. Nhưng sân chơi cho cấp tiểu học hơi hẹp, các hoạt động ngoại khóa lại chủ yếu ở trong nhà như xem phim, xem xiếc… Đã vậy trong nhóm trường có chi phí bậc trung thì học phí trường này cao nhất”, chị Hoa, nhà No9, phố Trung Kính phân tích.
Video đang HOT
Xem lại lương để chọn trường
Trên một diễn đàn, một phụ huynh có nick là lemlinh7987 than thở: “Mỗi tháng tổng thu nhập của hai vợ chồng mình chỉ trên 11 triệu đồng, vậy mà giờ tiền nộp học phí cho con học trường tiểu học dân lập hằng tháng đã gần 6 triệu rồi.
Thế này thì chắc mình phải cho con… về quê mất!”. Ngay lập tức, nhiều thành viên của diễn đàn này nhảy vào can bạn lemlinh7987 về ý định cho con học trường ngoài công lập.
Trao đổi với PV, những phụ huynh có con sắp vào tiểu học cho biết, ước mơ cho con học trường tư là một ám ảnh của họ.
Chị Thanh, 210 Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân than thở: “Tôi rất thích cho con học Nguyễn Siêu nhưng học phí cao quá! Tiền lương của mẹ chỉ đủ trả tiền học phí cho hai đứa con nếu đều học ở đó. Mấy trường công gần nhà thì bị kêu lắm. Tôi sợ bước khởi đầu không tốt sẽ ảnh hưởng tương lai của con”. Nhưng nhiều phụ huynh cũng cho biết, với những gia đình có tổng thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng thì hầu như họ không nghĩ chuyện cho con đi học ngoài công lập, dù chỉ có một đứa con. “Để tiền học của con chiếm gần 50% tổng thu nhập của cả gia đình là quá mạo hiểm”, chị Tĩnh, khu tập thể Trường ĐH GTVT (phố Kim Mã, quận Ba Đình) nhận xét.
Chị Hoàng (khu đô thị Xa La – Hà Đông) cũng chia sẻ nỗi khổ của một người tuy thu nhập không cao nhưng lại ham cho con học trường ngoài công lập. Sau một thời gian tìm hiểu, chị cho con học trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp vì tất cả các khoản thu của trường này chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng (trong đó riêng học phí là 1,2 triệu đồng), vào trường này không phải thi.
Nhưng, “hôm nay tôi vừa ghi nhận xét vào vở của con: “Chúng tôi không đồng ý với việc cô giáo đánh các con do làm chậm, ẩu. Chúng tôi cũng không đồng ý việc cô phạt các con bằng cách bắt con viết lại bài về nhà vì vốn dĩ bài về nhà đã quá nhiều rồi”.
Không chỉ riêng tôi mà nhiều phụ huynh khác trong trường cũng phản ánh việc cô giáo đánh học sinh trong buổi họp phụ huynh cuối học kỳ vừa rồi. Nhưng trường tư so với trường công vẫn là “ngon, bổ, rẻ” – chị Hoàng nói.
Theo Quý Hiên (Tiền Phong)
Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?
Một hôm cháu thắc mắc với tôi: "Dì ơi, sao lá cờ trong sách này không giống cờ nước mình?". Tôi mở ra xem và rất bất ngờ: đó là cờ Trung Quốc.
"Trước đó, chị gái tôi mua cho cháu tôi bộ sách dành cho học sinh vào lớp 1 có nhan đề Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí.
Ðó là phản ảnh của một bạn đọc là học sinh lớp 10 Trường Trung học thực hành, ÐH Sư phạm TP.HCM. "Thật không thể hiểu nổi một cuốn sách được quảng cáo ngay từ trang bìa là: "Giáo sư ở các trường danh tiếng giới thiệu bộ sách dành tặng các em nhỏ chuẩn bị bước vào lớp 1" mà lại có sự nhầm lẫn tệ hại như thế", bạn đọc viết.
Xem kỹ, chúng tôi thấy cuốn sách được trình bày khá bắt mắt, trang 4 có ghi "Nhiều tác giả" chứ không công bố cụ thể tác giả nào, và "Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Thị Hương. Liên kết xuất bản và phát hành tại: Công ty văn hóa Hương Thủy".
Ở trang 5 có phần "Lời giới thiệu": "Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]".
Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc - Ảnh: Thuận Thắng
Trang 16 của cuốn a là trang dành cho bé tập kể chuyện với câu hỏi: "Trong tranh đã xảy ra chuyện gì nhỉ? Bé quan sát kỹ tranh, sau đó căn cứ vào nội dung trong tranh kể cho mọi người nghe một câu chuyện nhé". Phía dưới là bức tranh vẽ một em bé và một người phụ nữ đang đứng trước ngôi trường học. Ðiều đáng nói là trên cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5 tuổi cũng phát hiện "không phải cờ nước mình"). Khi chúng tôi đưa bức tranh trong sách cho một em học sinh tiểu học xem, kèm câu hỏi "đã xảy ra chuyện gì nhỉ", em cũng thốt lên: "Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?".
Trao đổi với PV, bà Bùi Thị Hương - giám đốc NXB Dân Trí - khẳng định ngay: "Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài". Sau khi làm việc với Công ty văn hóa Hương Thủy chiều 4/3, bà Hương trao đổi lại: "Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi".
Bà Hương cũng cho biết bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc. "Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề" - bà Hương nói.
Về lời giới thiệu "Biên soạn dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT", bà Hương phân trần: "Khi đối tác gửi file mềm nội dung bộ sách cho chúng tôi thì không có lời giới thiệu như thế. Có lẽ công ty phát hành đã đưa thêm lời giới thiệu này để dễ bán sách". Bà Hương cũng thừa nhận cách giới thiệu cùng với việc không chú giải rõ ràng việc mua bản quyền của Trung Quốc trên bìa sách khiến người mua nhầm tưởng là sách Việt Nam.
Nhưng khi trả lời về việc phải giải quyết thế nào với sự lập lờ gây hiểu nhầm này, bà Hương vẫn khẳng định "đó là bộ sách có nội dung tốt, nó chỉ "lằng nhằng" ở lời giới thiệu. Nên nếu có ý kiến yêu cầu sửa thì chúng tôi sẽ đề nghị đối tác sửa. Nhưng chắc sẽ không thể sửa nội dung sách, không thể thay cờ Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm hợp đồng".
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Tất Dong - phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cơ quan chủ quản của NXB Dân Trí - cho biết: "Tuy tôi chưa xem cuốn sách đó, nhưng tôi thấy một cuốn sách được ghi rõ là biên soạn cho trẻ em Việt Nam, theo chương trình giáo dục Việt Nam thì nội dung, hình ảnh phải phù hợp với trẻ em Việt Nam, và trong hình ảnh ngôi trường không thể vẽ cờ Trung Quốc".
Sau khi nhận được thông tin và tiếp cận với nội dung cuốn sách trên, bà Ngô Thị Hợp - phụ trách Vụ GD mầm non Bộ GD-ÐT - nói: "Chúng tôi không biết về cuốn sách này vì NXB Dân Trí không trao đổi hay hỏi ý kiến chúng tôi. Vì vậy, NXB Dân Trí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, hình thức của cuốn sách".
* Ông Nguyễn Minh Khang (phó giám đốc NXB Giáo Dục):
Sách dịch phải chọn lựa rất kỹ
NXB Giáo dục hằng năm cũng có nhiều đầu sách dịch phải mua bản quyền của nước ngoài. Nhưng chúng tôi phải chọn lựa rất kỹ, sách dịch cung cấp cho bạn đọc Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng phải có nội dung, hình ảnh không trái với quy định pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam, không nói sai về lịch sử, địa lý Việt Nam...
Trong hợp đồng mua bản quyền với nước ngoài, nếu thấy cần thiết chúng tôi cũng có thể trao đổi thỏa thuận với đối tác để điều chỉnh nội dung, hình ảnh phù hợp với đối tượng bạn đọc Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi từng hợp tác với một số đối tác nước ngoài để phát hành sách tiếng Anh cho trẻ em.
Việt Nam, những hình ảnh phong cảnh, con người, trường học trong sách cũng được điều chỉnh phù hợp với học sinh Việt Nam.
Nếu chúng ta trao đổi kỹ thì đối tác cũng không cứng nhắc trong việc bắt ta phải in nguyên xi như bản gốc. Hơn nữa, nếu là sách dịch nguyên gốc thì bìa sách phải nói rõ nguồn gốc. Còn nếu là sách biên soạn dựa theo chương trình giáo dục Việt Nam thì không thể vẽ trường học treo cờ nước khác.
* ThS Nguyễn Thị Kim Thanh (nguyên trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ÐT TP.HCM):
Không thể chấp nhận
Việc này xảy ra có lẽ do khâu kiểm duyệt chưa cẩn thận và chặt chẽ. Nhưng dù vì lý do nào thì cũng không thể chấp nhận được. Trong chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi, học sinh đã được học về đất nước, về lá cờ Việt Nam, rằng ngôi trường của em thì cắm cờ Tổ quốc Việt Nam. Lứa tuổi này rất nhạy cảm. Về mặt tâm lý, khi đứa trẻ được ăn một món ngon nào đó hồi nhỏ thì bé sẽ nhớ mãi đến khi lớn. Tương tự, những hình ảnh quen thuộc từ thời thơ ấu cũng sẽ in sâu trong trí nhớ.
Cuốn sách trên phải được chỉnh sửa cho đúng, cho trẻ em Việt Nam hiểu rằng: cờ Tổ quốc chỉ có một mà thôi. Những nội dung gì thuộc về đất nước, về Tổ quốc bắt buộc phải chính xác chứ không phải là chuyện cổ tích mà tưởng tượng, hư cấu.
Theo 24h
Cuộc sống khó khăn của hai sinh viên người dân tộc Trong óc tôi vẫn không thể nào thôi suy nghĩ đến họ... Bữa cơm hôm ấy, tôi đã cùng gia đình và hai chị dân tộc ngồi ăn với nhau. Tôi đã tìm hiểu và biết họ là người dân tộc Cơ -Tu, hiện đang là sinh viên Cao Đẳng Lạc Việt. Họ một người là Bríu - Nhái (22 tuổi, sinh năm...