Xem Đại Tống Cung Từ thấy đẹp quá, hóa ra ekip sản xuất đầu tư khủng như này!
Không chỉ nghiên cứu kỹ lịch sử, đoàn làm phim Đại Tống Cung Từ còn trực tiếp trùng tu cung điện triều đại Bắc Tống duy nhất còn sót lại để phục vụ cho việc quay phim.
Triều đại nhà Tống là thời kỳ “hoàng kim” trong lịch sử Trung Quốc khi kinh tế, văn hóa và tư tưởng đều phát triển cao. Nhưng các tác phẩm điện ảnh và truyền hình liên quan đến thời đại này lại không nhiều. Vì vậy, đạo diễn Lý Thiếu Hồng quyết định chuyển thể câu chuyện tình yêu của Lưu Nga (Lưu Đào) và Triệu Hằng ( Châu Du Dân) để tái hiện lại một thời kỳ văn minh với các giá trị văn hóa đa dạng, nổi bật về kiến trúc, hội họa, thơ phú, thư pháp và âm nhạc… Trải qua 192 ngày ghi hình liên tục, Lý Thiếu Hồng đã tái hiện thời Bắc Tống hưng thịnh thông qua những khung hình trau chuốt trong Đại Tống Cung Từ.
Trùng tu cung điện để có cảnh quay chân thực
Dựa trên cơ sở tôn trọng lịch sử, đội ngũ sáng tạo quyết tâm tạo ra một “ thế giới thời Tống đậm đặc”. Để đạt được mục đích này, đoàn làm phim đã sử dụng nhiều trường quay, hơn 70 bối cảnh, bao gồm cả cung điện dưới lòng đất, nhằm tái hiện một cách sinh động thời kỳ huy hoàng. Đồng thời, đồ đạc bên trong từ màu sắc rèm cửa, hoa văn vách ngăn cho đến những bức bình phong cổ kính… cảnh vật nào cũng đặc biệt, thể hiện nét đặc trưng của thời đại nhà Tống.
Đặc biệt, đạo diễn Lý Thiếu Hồng còn tiến hành trùng tu cung điện Đại Khánh ở Hoành Điếm dựa trên bức tranh vẽ nổi tiếng Thụy Hạc Đồ của Hoàng đế Tống Huy Tông Triệu Cát. Đây là dấu tích duy nhất về cung điện thời Bắc Tống ở Trung Quốc còn sót lại hiện nay. Ekip sản xuất còn rất tận tâm trong việc chọn địa điểm quay hình. Thay vì chọn một địa điểm bất kỳ, Đại Tống Cung Từ chọn Khai Phong – kinh đô của triều đại nhà Tống trong lịch sử – nhằm mang đến cho khán giả cảm xúc chân thực nhất.
Tư duy hiện đại kết hợp yếu tố cổ điển
Đại Tống Cung Từ không chỉ tôn vinh chủ nghĩa cổ điển, mà còn tạo ra những khung cảnh thẩm mỹ mới mẻ, tinh tế và độc đáo để những người trẻ có thể dễ dàng tiếp cận văn hóa lịch sử.
Khác với nhiều phim cổ trang hiện nay, bộ phim sử dụng màu vàng cổ điển làm gam màu chính. Gam màu này vừa tạo sự liên tưởng đến quá khứ nhưng cũng tạo cho người xem cảm giác thanh bình của thời đại thịnh vượng. Nhưng màu vàng này cũng ngầm dự báo sự bất an luôn trực chờ Lưu Nga ở phía trước.
Nữ đạo diễn của Mùa Quýt Chín và Đại Minh Cung Từ còn tinh tế sử dụng bố cục cân đối và đối xứng nhằm thể hiện bầu không khí uy quyền của chốn cung cấm, đồng thời nhấn mạnh trung tâm quyền lực của người đứng đầu hoàng cung. Nhân vật chính ở giữa giúp cho tổng thể bức tranh cân đối và mang đến cảm giác yên tĩnh, sâu lắng của cung điện thời Bắc Tống.
Hạc bay trên nóc cung điện, lấy cảm hứng từ bức tranh cổ Thụy Hạc Đồ
Video đang HOT
Để phim không quá nặng nề, đạo diễn Lý Thiếu Hồng cũng lồng ghép nét tao nhã và thơ mộng của thời Tống vào từng cảnh quay. Dựa trên bức tranh nổi tiếng Thụy Hạc Đồ, đạo diễn mang đến khung cảnh cảnh đàn hạc bay xung quanh cung điện Đại Khánh.
Ngoài ra, trong buổi tiệc tại phủ Tần Vương, để diễn tả khung cảnh giàu có, xa hoa của bậc đế vương, đạo diễn Lý Thiếu Hồng đã có một cảnh quay oneshot, ôm trọn không gian tiệc, mô tả rõ từng khu vực cụ thể của buổi tiệc. Điều này như diễn tả lại các bức tranh vẽ của người xưa để lại.
Trang phục đẹp đến khó cưỡng, thường dân hay quý tộc đều mang nét độc đáo
Điểm quan trọng nhất của trang phục nhà Tống là sự chỉn chu và chỉnh tề. Trang phục thời kì này kế thừa các yếu tố của nhà Đường và sáng tạo thêm nhiều điểm mới lạ. Chẳng hạn, bên cạnh những màu sắc được chuộng thời Đường như màu đỏ, tím, xanh lục, xanh lam, thời Tống sử dụng thêm các màu khác như đen, tím, trắng, xám bạc và các màu trơn khác.
Trang phục của Hoàng đế thời Tống không chỉ có màu chủ đạo là vàng uy quyền mà còn có thêm màu đỏ tươi, rực rỡ. Vào những ngày bình thường, Hoàng đế sẽ đội mũ cánh chuồn (mũ ô sa) giống với các quan viên, ngày đặc biệt đội mũ quyển vân (mũ thông thiên).
Mũ ô sa đi cùng áo bào vàng, mũ thông thiên đi cùng áo bào đỏ của Hoàng đế nhà Tống
Trang phục nam giới bao gồm nhiều chi tiết như áo choàng bên ngoài, áo lót màu trắng bên trong, thắt lưng bản to, trên người có dải băng gấm, mặt dây chuyền bằng ngọc, giày hắc liễu. Trang phục của phụ nữ thời Tống bao gồm áo khoác, áo lót, áo hở lưng, nửa cánh tay, váy… Chủ yếu, váy và áo dài thường mặc ở mặt ngoài áo, viền cổ và trước áo có thêu họa tiết, hoa văn. Ngoài ra, trên chiếc ruy băng đeo ở giữa thắt lưng được trang trí thêm một chiếc nhẫn ngọc. Về màu sắc, màu của áo tương đối nhạt, thường là các màu phụ như xanh nhạt, hồng tím, xám bạc, xanh nhạt, xanh đậm, trắng… Còn màu của váy thường sáng hơn phần trên bao gồm xanh lam, xanh lục, màu trắng và vàng mơ.
Lễ phục Hoàng hậu của Lưu Đào phỏng theo tranh cổ thời Tống
Đáng chú ý, thiết kế trang phục của nhân vật chính Lưu Nga bám sát nhiều bức tranh cổ thời Tống. Các trang phục quyến rũ kết hợp họa tiết cổ và sử dụng công nghệ may mặc hiện đại để nâng cao hơn nữa tính thẩm mỹ. Trong đó, bộ lễ phục Hoàng hậu (địch y) và chiếc mũ (phượng quan) được làm thủ công cho nhân vật Lưu Nga.
Đầu tư công phu, nghiên cứu tỉ mỉ cùng dàn diễn viên làm việc có tâm chính là những điểm cộng tạo nên sức hút của bộ phim truyền hình cổ trang Đại Tống Cung Từ. Bức tranh chân thực về thời Tống được thể hiện sinh động, gần gũi giúp khán giả có cái nhìn bao quát hơn về triều đại từng hưng thịnh trong quá khứ.
Đại Tống Cung Từ (tựa quốc tế: The Palace Of Devotion) được phát sóng tại Việt Nam trên mục Phim truyện và ứng dụng Foxy của Truyền hình FPT, bắt đầu từ ngày 22/3/2021. Bộ phim gồm 61 tập, lên sóng mỗi ngày với lựa chọn phụ đề và thuyết minh.
Phim của Lưu Đào bị chỉ trích cổ xúy ngoại tình
Tình yêu của Lưu Đào và Châu Du Dân trong "Đại Tống cung từ" vấp phải sự chỉ trích của khán giả vì trái luân thường đạo lý. Nhiều tình tiết trong phim làm sai lịch sử.
Ngày 21/3, Sina có bài viết phân tích sự thất bại của tác phẩm Đại Tống cung từ . Vốn là bộ phim có dàn diễn viên tốt, được đầu tư kỹ lưỡng về trang phục bối cảnh, nhưng hiện tại Đại Tống cung từ nhận nhiều lời chê của khán giả.
Lỗi cắt nối biên tập phim kém
Theo Sina , phim có tiết tấu quá nhanh, bị cắt nối khiến khán giả không thể hiểu được nội dung. Ví dụ như giây trước hoàng đế đang thảo luận về việc đánh giá các hoàng tử tìm người kế vị, tiếp theo hoàng cung sụp đổ, nhà vua cũng bị chôn vùi.
Chỉ trong 20 phút đầu tập 1, nhiều biến cố xảy ra với nam chính Triệu Hằng (Châu Du Dân thể hiện). Triệu Hằng đi đánh giặc bị rơi xuống vực, được nữ chính Lưu Nga (Lưu Đào đảm nhiệm) cứu. Khi về đến kinh thành, vợ và con trai mới sinh lần lượt qua đời, người tình bị nhốt vào lao ngục.
Nam nữ chính do Châu Du Dân và Lưu Đào phải lòng nhau quá nhanh chóng.
Cũng trong tập đầu tiên, nữ chính Lưu Nga liên tiếp gặp khó khăn như kết hôn rồi sảy thai, trốn khỏi nhà chồng, cứu được nam chính, đem lòng si mê chàng. Khoảnh khắc trước nàng còn đang tắm rửa trong phủ, giây sau đã chuyển sang cảnh chạy loạn. Khi vào cung, Lưu Nga vừa được hoàng đế tán thưởng vì giúp chăm sóc con của Triệu Hằng, ngay sau đó, nàng bị nhà vua trừng trị vì có quan hệ với chàng.
Tình tiết diễn biến nhanh khiến khán giả không cảm nhận được tâm tình của nhân vật, cũng không đọng lại dấu ấn gì về nội dung phim.
Tác phẩm bị đánh giá sai lệch lịch sử.
Bên cạnh đó, Sina nhận xét nhiều tình tiết trong Đại Tống cung từ sai kiến thức lịch sử. Trận động đất kinh hoàng vùi lấp vua Tống Thái Tông không có thật trong sách sử. Cách xưng hô của các nhân vật tùy tiện, không chính xác, phù hợp với ở triều Tống. Những vật dụng như nén bạc, kiệu đều không đúng với quy cách lịch sử. Lỗi hậu kỳ này làm giảm chất lượng của tác phẩm.
Biến nam chính thành kẻ bội bạc, nữ chính thành "tiểu tam"
Phim xây dựng mối tình của Triệu Hằng và Lưu Nga có nhiều điểm không hợp lý khiến khán giả không thể đồng cảm với quan hệ tình ái từ hai nhân vật.
Khi gặp Lưu Nga, Triệu Hằng đã có vợ đang mang thai chờ đợi ở kinh thành. Chàng không yêu vợ nhưng người phụ nữ này lại luôn chờ đợi chồng.
Tuy nhiên, Triệu Hằng không thấy biết ơn. Khi vợ sinh con, Triệu Hằng không để tâm hỏi han mà chỉ mải quấn quýt bên Lưu Nga. Khi vợ con qua đời, nam chính vì lo lắng cho an nguy của người trong lòng mà không thể hiện nhiều sự đau đớn, day dứt. Điều này khiến Triệu Hằng trở thành kẻ bạc tình bạc nghĩa.
Là hoàng tử nhưng Triệu Hằng si tình đến không còn lý trí.
Khán giả cũng bình luận Lưu Nga vốn là kẻ chen chân vào hạnh phúc của gia đình người khác. Nàng biết Triệu Hằng đã có vợ con nhưng vẫn theo nam chính về phủ sống.
Khán giả khó chịu khi Lưu Nga bị xây dựng thành kẻ trong ngoài bất nhất. Bộ phim cũng vì thế bị đánh giá là cổ xúy hành vi ngoại tình, bội bạc.
Đại Tống cung từ xoay quanh mối tình của Lưu Nga và vua Tống Chân Tông Triệu Hằng. Hiện tại, phim phát sóng được 8 tập. Điểm chất lượng của tác phẩm giảm từ 6,1 xuống còn 4,7/10 trên Douban .
Theo Sina , Lưu Đào vốn có diễn xuất tốt, cô có nhiều tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp. Vì vậy, khi phim chưa phát sóng, khán giả cũng mong chờ Đại Tống cung từ . Tuy nhiên, trong phim nữ diễn viên hơn 40 tuổi đảm nhận cảnh của thiếu nữ 18 khiến người xem không hài lòng.
Do diễn biến của phim nhanh, mối quan hệ của Lưu Nga và Triệu Hằng chưa đủ sâu sắc, khiến khán giả đồng cảm với nhân vật, nên cảnh tình cảm của Lưu Đào và tài tử Châu Du Dân cũng bị đánh giá không tạo cảm xúc tốt, thậm chí giống hai kẻ gian phu dâm phụ nhân danh tình yêu bất chấp đạo đức.
Lưu Nga tỏ ra chính nghĩa nhưng lại vì tình yêu sẵn sàng trở thành tình nhân không danh phận của nam chính.
Lưu Đào sinh năm 1978, từng tham gia các phim Hoàn Châu cách cách 3, Bạch Xà truyện, Công chúa Đại Lý, Khuynh thế hoàng phi, Thiên long bát bộ 2003, Hoan lạc tụng, Lang nha bảng, Mị Nguyệt truyện.
Nửa showbiz Hoa ngữ ủng hộ nhưng Đại Tống Cung Từ của Lưu Đào vẫn flop chạm đáy không thể cứu chữa Đại Tống Cung Từ của Lưu Đào cứ ngỡ là "bom tấn" nhưng đã làm công chúng thất vọng. Đại Tống Cung Từ đang là bộ phim cổ trang gây tranh cãi nhất thời điểm hiện tại. Được chú ý vì có ekip khủng: "chị đại" Lưu Đào, mỹ nam thực lực Châu Du Dân cùng nữ đạo diễn Lý Thiếu Hồng -...