Xem cách làm và thử đặc sản nem ngựa ở Lục Ngạn, Bắc Giang
Nếu như Đan Phượng (Hà Nội) nổi tiếng với nem Phùng, Nam Định có nem nắm Thủy Giao, Bắc Ninh có nem Bùi thì đến Lục Ngạn (Bắc Giang), thực khách không thể bỏ qua món nem ngựa đặc sản của vùng đất này.
Thật vậy, bên cạnh cây trái quanh năm, người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) tự hào giới thiệu món nem ngựa như một đặc sản truyền thống “có một không hai”. Từ bữa ăn gia đình đến bàn tiệc chiêu đãi khách quý, không khó để bắt gặp món nem ngựa đặc biệt này trong mâm cơm, khơi gợi sự tò mò, hứng thú cho du khách.
Chị Nguyễn Thị Trà, một người dân sống tại địa phương cho biết, món nem ngựa từ lâu đã là đặc sản nổi tiếng ở Lục Ngạn. Bất kỳ ai đến đây cũng được mời thưởng thức, du khách ăn quen còn tranh thủ mang 5-7 nắm về ăn hoặc làm quà cho bạn bè, gia đình.
Độc đáo món nem ngựa đặc sản Lục Ngạn, Bắc Giang.
Chị Trà chia sẻ: “Khác với nhiều loại nem chua thông thường làm bằng thịt sống, nem ngựa làm bằng thịt ngựa đã được làm chín. Vì thế, người ăn sẽ an tâm hơn về chất lượng an toàn vệ sinh, người bụng dạ yếu vẫn có thể nếm thử”.
Các xã vùng cao của huyện Lục Ngạn có nghề nuôi ngựa nổi tiếng. Do đó, chị Trà cho biết giá thịt ngựa ở đây rất phải chăng, chỉ ngang giá với thịt bò. Người dân cũng quen sử dụng thịt ngựa như thịt lợn, thịt bò trong bữa ăn thường ngày.
Nem được làm từ bì và thịt ngựa đã được làm chín.
Để làm món nem ngựa, phải có nguyên liệu chính là thịt và bì ngựa. Bên cạnh đó là nhiều loại gia vị như riềng vàng, tỏi, tiêu, ớt…
Riềng vàng để làm nem ngựa được người thợ kỳ công đào về từ trong núi. Cây riềng ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc ở các vùng rừng rậm, dọc bờ suối, ven rừng… với độ cao 300-600m.
Thịt và bì ngựa phải lựa chọn loại tươi, ngon nhất, đem áp chảo cho chín, thái mỏng. Tỏi, tiêu, riềng vàng được giã nát, trộn với phần thịt ngựa rồi gói cùng lá chuối. Cuối cùng, nem ngựa được bọc một lớp giấy bên ngoài và hút chân không để bảo quản.
Nem ngựa được gói lại sau khi chế biến. Ảnh: Đặc sản Nem ngựa Lục Ngạn Bắc Giang
Anh Vũ Trung Hiếu, sinh năm 1989, chủ cơ sở nem ngựa thủ công Hiếu Thu ở Lục Ngạn, Bắc Giang chia sẻ: “Vì đã được làm chín nên nem ngựa có thể được ăn ngay sau khi chế biến. Tuy nhiên, nếu đợi vài ngày thì nem sẽ ngon và chuẩn vị hơn”.
Khi ăn, thực khách sẽ bóc lớp vỏ bên ngoài, nhìn thấy cục nem đã được bó chặt. Sau khi dùng đũa dỡ nem, thực khách sẽ thấy phần bì, thịt ngựa khá tơi, trộn đều với màu vàng của riềng, thêm vài lát ớt, nửa quả chanh vắt là hết sảy.
Nem ngựa thành phẩm. Ảnh: Nem ngựa Hiếu Thu
Video đang HOT
Nem ngựa thường được ăn chung với lá ổi, lá sung, đinh lăng, lá mơ tam thể, quả sung, lộc vừng… Ở một số nơi, người ta còn chuẩn bị thêm một gói riềng vàng để rắc thêm lên trên đĩa nem, vừa đẹp mắt lại tăng thêm hương vị cho món ăn.
Khi ăn, thực khách sẽ gói nem trong các loại lá, rau thơm, chấm thêm một chút tương ớt rồi thưởng thức. Món ăn có vị ngọt, hơi chua của thịt ngựa lên men, vị bùi của các loại lá và vị thơm của riềng cùng các loại gia vị khác.
Chị Diệu Linh, một thực khách đến từ Hà Nội, lần đầu thưởng thức món nem ngựa tại Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết: “Món ăn rất thơm ngon, thịt và bì ngựa dai dai, vị ngọt hơi chua hòa quyện với riềng thơm, bùi, tạo nên hương vị lạ miệng.
Khi thưởng thức nem ngựa, nhà hàng còn mang ra lá sung, quả sung cùng rất nhiều loại lá, rau ăn kèm. Tất cả tạo nên hương vị hấp dẫn, không hề giống với các loại nem chua khác”.
Món nem thành phẩm có mùi thơm đặc trưng của thịt ngựa, riềng và các loại gia vị.
Theo lời anh Hiếu, nem ngựa là một món ăn rất nổi tiếng ở Bắc Giang. Tuy nhiên, muốn ăn nem ngon, chuẩn vị hoặc mua đem về, thực khách nên đặt trước với nhà hàng, các cơ sở làm nem ở địa phương.
Anh Hiếu cho biết thêm, trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng 2-8 độ, nem được hút chân không có thể để tối đa 15 ngày. Các cơ sở sản xuất lớn có tủ lạnh chuyên dụng, để nem được 1 tháng. Nếu quá thời gian, nem sẽ ngày càng chua, không giữ nguyên được hương vị thơm ngon như trước. Mỗi chiếc nem 200g có giá 50.000-70.000 VNĐ.
“Cơ sở sản xuất nem ngựa truyền thống của chúng tôi làm nem phục vụ cho cả thực khách ở trong và ngoài tỉnh, có vận chuyển cho các đại lý lẫn khách lẻ quanh khu vực. Thông thường, nhu cầu sử dụng nem ngựa vào mùa hè sẽ cao hơn so với mùa đông” – Anh Hiếu chia sẻ.
Những năm gần đây, nem ngựa Lục Ngạn ngày càng trở nên nổi tiếng và được nhiều người dân và thực khách ưa chuộng. Cùng với cây ăn trái quanh năm, nem ngựa được Bắc Giang đẩy mạnh quảng bá như một món đặc sản nổi bật của vùng đất Lục Ngạn, thu hút du khách thập phương.
Làm bún nem chuẩn kiểu Hà Nội không khó tí nào!
Món nem tuy công đoạn chuẩn bị với nhiều người có hơi lích kích nhưng đổi lại khi thưởng thức những chiếc nem rán nóng giòn, phần nhân thịt trứng rau nấm hoà quyện với hạt tiêu thơm phưng phức.
Để làm bún nem bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
400g thịt heo lẫn cả mỡ cả nạc
30g nấm hương
15g mộc nhĩ
1 củ hành tây, 2 củ cà rốt, củ su hào hoặc 1 miếng đu đủ xanh nhỏ, hành hoa, ớt, tỏi
20g miến
4 quả trứng gà ta
1,5kg bún
2 quả dưa chuột
Rau sống ăn kèm gồm: xà lách, húng, mùi.
Nước mắm ngon, đường, giấm, hạt tiêu
2 thếp bánh đa nem
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở. Miến ngâm với nước lạnh cho mềm. Thịt rửa sạch băm nhỏ, nên băm thịt sẽ ngon hơn là xay.
Hành tây băm nhỏ, 1 củ cà rốt nạo sợi nhỏ. Nấm hương, mộc nhĩ sau khi nở to rửa sạch, băm nhỏ.
Dưa chuột ngâm nước muối chừng 15 phút sau đó bổ đôi bỏ ruột, thái miếng vát. Cho 3 thìa súp đường, thìa súp muối, 3 thìa súp giấm vào trộn đều. Cho them vài ba lát ớt nếu thích ăn cay.
Cho tất cả nguyên liệu phần nhân nem vào tô, đập 2 quả trứng, thêm hạt tiêu và 1 thìa cà phê bột ngọt vào.
Trộn đều lên, nếu thấy nhân bị khô thì đập tiếp trứng để đảm bảo nhân vừa đủ độ không ướt quá cũng không khô quá.
Trải bánh đa nem ra 1 mặt phẳng, đổ 1 muỗng nhân lên trên. Gấp mép dưới của bánh đa nem lên sau đó gấp ở hai bên cạnh bánh đa nem.
Đổ dầu vào chảo, đun sôi, thả từng chiếc nem vào, rán vàng các mặt. Lưu ý để lửa nhỏ để nem không bị cháy.
Củ cà rốt còn lại tỉa hoa 5 cánh, thái miếng mỏng, su hào thái miếng vuông mỏng. Bóp su hào với 1 chút xíu muối cho mềm. Tỉ lệ pha nước chấm sẽ là: 1 đường 1/2 giấm 1/2 nước cốt chanh 1 mắm 3-4 nước tùy khẩu vị. Đầu tiên cho nước ấm vào tô, sau đó cho đường, nước mắm, giấm vào khuấy đều cho tan. Nếm thử để điều chỉnh theo khẩu vị gia đình, đợi nước nguội hẳn thì mới cho nước cốt chanh vào. Băm nhỏ 1 củ tỏi, 2 quả ớt, thả vào nước chấm. Cuối cùng cho cà rốt và su hào vào.
Khi ăn xếp bún ra đĩa, cho dưa góp ra bát, nem cắt miếng vừa ăn và nên thưởng thức ngay khi rán nem xong để đảm bảo độ nóng hổi của món ăn.
Bún nem luôn là món ăn được nhiều nhà ưa thích vào dịp cuối tuần. Món nem tuy công đoạn chuẩn bị với nhiều người có hơi lích kích nhưng đổi lại khi thưởng thức những chiếc nem rán nóng giòn, phần nhân thịt trứng rau nấm hoà quyện với hạt tiêu thơm phưng phức. Một mâm bún nem Hà Nội chuẩn ngoài nem rán, nước chấm pha chuẩn ngon phải có thêm 1 bát dưa góp nữa mới đủ bộ. Cùng vào bếp chuẩn bị một bữa bún nem Hà Nội đúng chất cho cả nhà thưởng thức nhé!
Chúc bạn ngon miệng!
Đón tiết trời đông bằng bánh gối Bánh gối được xem là chiếc "bánh mùa đông" tại Hà Nội. Bởi vậy, bạn đừng quên thưởng thức loại bánh này để thêm yêu và gắn bó với mảnh đất này. Tiết lập đông, len lỏi khắp các ngõ ngách đất Hà Thành là hương khói nghi ngút, của nào bún nào phở; là tiếng xì xèo dầu sôi của nào bánh...