Xem các cụ tuổi 80 chơi “bóng cửa” giữa trời giá rét
Không phải là một trò chơi dân gian hay môn thể thao truyền thống, nhưng “bóng cửa” lại được người dân ở đây tham gia chơi một cách hào hứng. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi tinh thần thể dục thể thao hiếm có của các cụ già nơi đây, đặc biệt là tình cảm dành cho môn “bóng cửa”.
Khoảng 17h giữa tiết trời gió lạnh buốt da cũng không cản được tinh thần thể thao của các cụ già làng Xuân Bách (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) – địa phương đã duy trì phong trào đánh “bóng cửa” từ nhiều năm nay.
Một sân bê tông rộng chừng 300 m2, các cụ già đội nón, đeo khẩu trang và găng tay, sử dụng gậy (vồ) bằng gỗ tự “chế”, cố gắng đánh những quả bóng bằng nhựa đặc qua 3 khung thành cao và rộng chừng 20 cm ở ba góc sân. Một trận đấu bóng cửa gồm hai đội tham gia, mỗi đội 5 người, mỗi người sở hữu một quả bóng có đánh số chẵn – lẻ và được phân biệt bằng hai màu trắng – đỏ.
Tuy trời có lạnh nhưng niềm đam mê với thể thao, đặc biệt là môn “bóng cửa” của các cụ nơi đây không bao giờ giảm.
Cú đánh chuẩn bị ăn điểm
Các cụ ngồi theo dõi, chỉ đạo đồng đội và đợi đến lượt của mình.
Trong quá trình thi đấu, các thành viên trong đội dùng trái bóng của đội mình để làm “cầu nối” tiến đến cột cờ giữa sân. Họ phá bóng của đối phương ra ngoài sân, buộc đối thủ phải chơi lại từ đầu. Kết thúc trận đấu, đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.
Video đang HOT
Đeo khẩu trang kín, quấn khăn để tránh rét ra sân đánh bóng.
Mũ len, áo phao, khăn quấn quanh cổ để giữ ấm chơi thể thao giữa tiết trời giá lạnh
Cụ bà Nguyễn Thị Chải (83 tuổi) chơi bóng cửa 15 năm nay, ngày nào cũng phải ra chơi mặc dù thời tiết có nắng nóng hay lạnh giá cũng đi đánh bóng. Bà chia sẻ: “Hôm nào cũng chỉ mong nhanh đến chiều để được ra sân chơi bóng, dù bây giờ cũng không chơi được lâu.”
Mỗi người sở hữu một quả bóng có đánh số chẵn – lẻ và được phân biệt bằng hai màu trắng – đỏ.
Trong thời gian chơi 1 trận (30 phút), các thành viên của mỗi đội sẽ dùng trái bóng của mình để làm cầu nối, đánh về phía cột cờ ở giữa sân. Đồng thời phá bóng của đối phương ra ngoài sân, buộc đối thủ phải chơi lại từ đầu. Mỗi một lần bóng qua cửa được tính 1 điểm, bóng về đến cột cờ ở giữa sân được tính 5 điểm, chung cuộc, đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.
Môn thể thao này vốn là trò chơi của tầng lớp quý tộc xứ Anh Quốc. Được du nhập về Việt Nam từ hơn chục năm nay, người làng đã rất quen thuộc với môn “bóng cửa”. Thời gian đầu thì chơi bằng bóng gỗ, lâu dần chuyển sang bóng nhựa và sử dụng gậy gỗ để đánh bóng.
Theo LD
Pok-a-tok: Trò chơi bóng hiến tế khủng khiếp của người Maya
Bóng đá luôn là môn thể thao vua làm say mê hàng triệu con tim trên thế giới. Trước khi có những trận bóng như ngày nay, người Maya cổ đại cũng đã từng tổ chức các trận bóng đá tương tự. Điều khác biệt là trong các trận bóng của họ, các cầu thủ phải tranh đấu không chỉ thắng-thua mà còn là giữa sự sống và cái chết.
Người Maya cổ đại được cho là những người đầu tiên chơi môn bóng đá như ngày nay. Pok-a-tok, môn thể thao này được xem như một hình thức giải trí và thể hiện tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng.
Người Maya xây dựng các sân bóng trên khắp lãnh thổ, và ngày nay các sân bóng cổ vẫn còn tồn tại ở bờ biển vịnh Mexico. Trong lịch sử đã có khoảng 3000 trận bóng cổ đại diễn ra, và mỗi trận đấu đều là một nghi lễ hiến tế độc nhất vô nhị của người Maya.
Sân đấu bóng
Sân Chichen Itza
Sân đấu bóng được xây dựng theo hình chữ I, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng của đế chế Maya. Sân đấu Chichen Itza là sân đấu lớn nhất và nổi tiếng nhất của người Maya với kích thước lớn hơn sân bóng ngày nay và bao gồm những bức tường được chạm khắc tỉ mỉ miêu tả diễn biến các trận bóng cũng như tục lệ hiến tế sau trận đấu. Kích thước sân bóng cũng khá đa dạng. Sân lớn nhất Chichen Itza dài 96,5m và rộng 30m, trong khi sân bóng ở Tikal chỉ dài 16m và rộng 5m.
Đĩa cầu môn
Hai bên sân có 2 bức tường dốc được dựng lên để ngăn bóng bay ra ngoài cũng như tăng độ nảy của bóng. Sân bóng thường được lát bằng thạch cao hoặc đá. Trên các bức tường có gắn 3 đĩa tròn có lỗ bằng đá để làm cầu môn, cách mặt sân vài mét. Các cầu thủ phải cố đưa bóng qua đĩa để chiến thắng.
Bóng
Bóng được dùng trong trò chơi là loại bóng cao su có độ nảy cao làm từ một loại cây bản địa - cây cao su. Các quả bóng đều được làm rỗng để nhẹ hơn và nảy tốt hơn. Một vài quả bóng có hộp sọ người ở trong và được quấn dây cao su ở ngoài. Hộp sọ được sử dụng để biểu trưng cho tính sống chết của trò chơi đấu bóng.
Bóng đá của người Maya
Kích thước bóng có thể từ bé như một quả bóng chày đến lớn hơn quả dưa hấu - tức là khoảng 3,6 kg. Với kích thước như vậy, các cầu thủ phải rất cẩn thận khi bóng bay tới để tránh các chấn thương và gãy xương. Có thể thấy rằng, dù không bao gồm nghi lễ hiến tế thì trận đấu bóng cũng đã khá tàn nhẫn với các cầu thủ vì họ luôn vấp phải nguy cơ chấn thương rất cao và có thể mất mạng nếu bóng đập phải các vùng nguy hiểm.
Cầu thủ chơi bóng
Chỉ giới quý tộc mới có thể tham gia trò chơi, và số lượng người chơi cũng thay đổi ở các vùng khác nhau. Khi chơi bóng, các cầu thủ mặc Yuguito để bảo vệ đầu gối, cổ tay và giúp chạm bóng tốt hơn. Ngoài ra, các cầu thủ còn đeo Yoke quanh eo, một vật dụng làm bằng da để bảo vệ cơ thể và đỡ bóng và Manoplas (đá ở tay) để đánh bóng.
Trang phục chơi bóng của người Maya
Các cầu thủ phải đảm bảo giữ bóng trên không bằng cách sử dụng hông, người, cẳng chân hoặc cánh tay. Chạm bóng bằng bàn chân hoặc bàn tay không được chấp nhận. Họ phải đánh bóng vào tường hoặc vào người cầu thủ khác để giữ bóng và tạo cơ hội ghi bàn.
Nếu một cầu thủ ghi bàn, anh ta sẽ có quyền lấy một đồ trang sức quý giá của khán giả trên sân đấu. Thế nhưng với đội thua cuộc, kết cục bi thảm đang chờ họ phía trước - đó là cái chết.
Nghi lễ hiến tế sau trận bóng
Đối với đội thua cuộc, người đội trưởng sẽ là người phải chịu hình phạt dùng cái chết của mình để hiến tế cho thần linh. Đối với người Maya, việc hiến tế luôn luôn là cần thiết để duy trì sự thịnh vượng cho quốc gia và sức mạnh của dân tộc. Các tranh vẽ trên sân Chichen Itza cũng miêu tả cái chết của cầu thủ thua cuộc.
Tranh vẽ miêu tả lễ hiến tế cầu thủ sau khi thua cuộc
Đây có lẽ là hình phạt nặng nề nhất từng tồn tại trong một môn thể thao, nhưng nếu nhìn một cách tích cực thì người Maya xem đây là một nghi lễ tôn giáo thông thường, và người hiến tế luôn cảm thấy vinh dự khi có thể được hầu hạ thần linh và đem lại sự ấm no cho dân tộc mình.
Theo ANTD
Hãi hùng khối u to như quả bóng ở cổ Một người phụ nữ đã khiến các bác sĩ kinh ngạc sau khi cô nhập viện với một khối u có kích thước bằng cả quả bóng với trọng lượng khoảng 2kg. Joyce Haigh, 79 tuổi, ở Anh đã sống với khối u được cho là lớn nhất từng thấy ở nước này trong suốt 20 năm qua. Bà Joyce Haigh và khối...