Xế yêu gặp phải những dấu hiệu bất ổn sau, hãy nghĩ ngay đến hỏng hộp số
Vì nhiều lý do khác nhau, trong quá trình sử dụng, hộp số ô tô của bạn có thể gặp phải những hư hỏng từ nặng đến nhẹ.
Việc phát hiện sớm và khắc phục kịp thời sẽ giúp bạn luôn đảm bảo an toàn cho bản thân trên mỗi chuyến đi.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy, hộp số ô tô của bạn đang bị hỏng và cần đến thợ:
Những dấu hiệu cơ bản cho thấy hộp số ô tô của bạn đang bị hỏng bao gồm khó vào số, sang số, tiếng ồn, chảy dầu….
1. Khó vào số, sang số
Đây là một trong những hư hỏng phổ biến nhất đối với hộp số. Điển hình là khi chuyển từ số Mo sang số 1 hay chuyển giữa các số khác nhau cho dù bạn đã cắt côn và gạt cần vẫn gặp tình trạng khó vào số, khó sang số. Rất có thể nguyên nhân là do dầu hộp số đã bị cạn, bẩn, dùng dầu không đúng tiêu chuẩn hoặc chân côn chưa được điều chỉnh đúng.
2. Mùi dầu khét bốc lên:
Dấu hiệu này cho thấy, hộp số của xe bạn đang rất nóng vì thừa nhiệt. Nguyên nhân có thể do các chi tiết trong hệ thống bị sai lệch, dầu có độ nhớt thấp, không đảm bảo hoặc cũng có thể do người dùng sử dụng côn không phù hợp làm ma sát côn lớn tạo mùi khét.
Khi xe có mùi dầu khét bốc lên, có nghĩa rằng hộp số có thể đang gặp vấn đề hỏng hóc.
3. Rò rỉ dầu hộp số:
Với trường hợp này, khá dễ phát hiện. Nguyên nhân có thể do gioăng bị lão hóa, phớt bị vênh do tiếp xúc va chạm nở gioăng và gây chảy dầu.
4. Xe có tiếng ồn ở số “mo”
Video đang HOT
Xe có tiếng ồn dù đang ở mức “mo” chứng tỏ dầu hộp số của bạn đã đến lúc phải thay, hoặc có những hư hỏng cơ khí nghiêm trọng hơn. Đa phần tiếng ồn được tạo ra do các vòng bi hoặc bánh răng trong hộp số đã mòn và cần được thay thế.
5. Trượt số:
Hiện tượng này diễn ra khi xe đang chạy, đột ngột chuyển nhảy số hoặc về mo, kéo theo hiện tượng xe giật, động cơ gầm rú, dễ dẫn đến tình trạng hoảng loạn, mất bình tĩnh cho người cầm lái. Khi gặp phải tình huống này, nghĩa là xe bạn đã bị hư hỏng hộp số trầm trọng, rất nguy hiểm khi có các tình huống khẩn cấp diễn ra.
6. Không thể cắt côn:
Hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm với các xe sử dụng số sàn. Cho dù bạn đã đạp hết chân côn nhưng vẫn không cắt hết, khiến lá côn bị ép vào bánh đà khi chuyển số gây tiếng động lạ. Với hiện tượng này, bạn chỉ cần chỉnh lại khoảng cách hành trình của chân côn là ổn.
7. Đèn báo kiểm tra động cơ sáng:
Đèn này thường sáng lên khi có hư hại xảy ra với động cơ và hệ truyền động của xe, vì bất kỳ lỗi gì. Cho dù chưa biết lỗi do bộ phận nào, bạn cũng nên kiểm tra hoặc đưa xe đến thợ chuyên nghiệp để kiểm tra, khắc phục. Rất có thể, hộp số xe của bạn đang có vấn đề.
Khi đèn báo kiểm tra động cơ sáng, có thể hộp số ô tô của bạn đang gặp vấn đề.
8. Hộp số phát ra những tiếng kêu lạ và rung khi hoạt động:
Hiện tượng hộp số phát ra tiếng két chói tai khi chuyển số, mặc dù đã cắt hết côn có thể là dấu hiệu cho thấy côn xe của bạn đã bị mòn, hoặc các bánh răng trong hộp số bị hỏng.
Khi xe gặp phải những vấn đề như kể trên, lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn vẫn là: Hãy cẩn thận, đưa xe đến những cơ sở sửa chữa, bảo hành uy tín để khắc phục nhanh chóng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để hộp số xe ô tô của bạn không bị “mắc bệnh” đột ngột, hãy chăm chút cho xe mỗi ngày, thường xuyên bằng cách:
- Thay dầu định kỳ theo khuyến cáo của hãng
- Sử dụng đúng loại dầu theo khuyến cáo đi kèm xe
- Kiểm tra dầu thường xuyên và định kỳ
- Đi đúng số (xe dừng hẳn mới được chuyển số từ D về P hoặc từ D về R)
- Khi dừng lâu nên chuyển sang số N
- Kiểm tra dầu thường xuyên, định kỳ
- Khi leo dốc cao hoặc đổ đèo không để số D mà chuyển sang số cấp nhỏ hơn để tránh quá tải, gây sôi dầu trong hộp số.
Cần thường xuyên kiểm tra, thay dầu hộp số cho ô tô để đảm bảo các bộ phận được vận hành trơn tru.
.Theo Nguoiduatin
Những nguyên nhân khiến ôtô báo động cơ quá nóng
Hệ thống làm mát bị rò rỉ, mức dầu máy thấp hoặc thời tiết cực đoan đều có thể khiến động cơ bị quá nhiệt.
Trong quá trình lái xe, nếu quan sát thấy kim đồng hồ kiểm soát nhiệt độ động cơ tiến gần tới chữ H (viết tắt của từ "hot"), hãy dừng xe và tắt máy. Bạn có thể mở nắp ca-pô và bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân khiến động cơ của bạn không được làm mát.
Hệ thống làm mát
Đồng hồ nhỏ báo C (Cool)/mát và H (Hot)/nóng cần được người lái chú ý quan sát trong quá trình lái xe.
Thủ phạm liên quan phổ biến nhất đến việc động cơ bị quá nóng là hệ thống làm mát động cơ xe có thể gặp trục trặc. Dung dịch này làm mát bằng cách lưu thông khắp động cơ trong quá trình vận hành xe. Nếu nó bị rò rỉ ở đâu đó trong hệ thống, thì có thể một phần hoặc toàn bộ nước làm mát biến mất, động cơ sẽ trở nên rất nóng. Nếu di chuyển dưới thời tiết lạnh, hệ thống gió luồn qua khoang động cơ giúp bạn may mắn đi thêm một quãng đường nhất định.
Ngoài ra, có thể bạn không thấy sự rò rỉ của dung dịch làm mát, nhưng động cơ vẫn bị nóng, bởi có sự tắc nghẽn của hệ thống này. Bụi bẩn, các cặn bẩn có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn hệ thống này.
Hỏng hóc các chi tiết trong hệ thống làm mát cũng cần được kiểm tra. Ví dụ, máy bơm nước làm mát bị hỏng sẽ không đưa được dung dịch làm mát đi khắp động cơ. Bộ tản nhiệt cũng là một thành phần quan trọng. Quạt hỏng cũng là một căn bệnh phổ biến. Vì vậy, phải kiểm tra định kỳ hệ thống làm mát động cơ.
Mức dầu máy thấp
Đôi khi, việc động cơ bị quá nóng không xuất phát từ hệ thống làm mát, mà có thể từ dầu động cơ. Dầu động cơ có tác dụng bôi trơn, và nếu nó bị hao hụt trong quá trình vận hành, ma sát các chi tiết bên trong động cơ sẽ tăng lên, dẫn đến việc động cơ nóng hơn bình thường. Việc này dễ dàng khắc phục bằng cách kiểm tra dầu máy thường xuyên, đặc biệt với các động cơ xe đã cũ.
Thời tiết cực đoan
Nhiệt độ ngoài trời cao cũng có thể khiến cho động cơ xe của bạn trở nên quá nóng. Mặc dù các hãng xe đều đã tính toán trong trường hợp thời tiết cực đoan này, tuy nhiên với những chiếc xe cũ, hệ thống làm mát già nua, cũng có thể làm động cơ của bạn tăng nhiệt.
Kiểm tra định kỳ hệ thống làm mát đảm bảo động cơ được làm mát trong quá trình sử dụng.
Xử lý tình huống động cơ quá nóng
Ngay khi thấy kim đồng hồ nhiệt độ động cơ báo quá nóng, bạn hãy tắt hệ thống điều hòa, bật hệ thống sưởi nếu có giúp giảm nhiệt độ trong khoang động cơ. Bước này có thể cứu được động cơ của bạn trước khi gặp những trục trặc do quá nóng. Ngay sau đó, bạn lái xe vào làn khẩn cấp/lề đường ở vị trí an toàn, tắt máy và mở nắp ca-pô.
Ở thời điểm động cơ đang nóng, tuyệt đối không mở nắp của két nước làm mát. Với áp suất bên trong khi két nước đang nóng, việc mở nắp két nước sẽ làm bạn bị bỏng do nước sôi bên trong văng ra ngoài. Và đừng nghĩ khi động cơ nguội, bạn lại có thể di chuyển được, hãy kiểm tra hệ thống làm mát hoặc tốt nhất gọi cho cố vấn dịch vụ của xưởng sửa chữa xe mà bạn thường bảo dưỡng nó.
Theo Vnexpress.
Bao lâu nên thay thế má phanh? Phanh là một bộ phận cực kỳ quan trọng trên xe ô tô, để đảm bảo an toàn, cần chú ý kiểm tra thường xuyên và thay mới kịp thời. Vậy, làm sao để nhận biết má phanh đã bị mòn và bao lâu thì nên thay thế má phanh mới? Tuổi thọ của một bộ má phanh phụ thuộc vào nhiều yếu...