Xe Xanh: Tụt hậu so với các đối thủ, Toyota buộc phải “nhờ” BYD để phát triển xe điện
Toyota dự kiến sẽ giới thiệu mẫu sedan chạy hoàn toàn bằng điện tại Trung Quốc vào cuối năm 2022.
Mẫu xe này được hợp tác thiết kế với nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD, sẽ lần đầu tiên được ra mắt dưới dạng xe Concept tại triển lãm ô tô Bắc Kinh vào tháng 4 tới.
Dự kiến mẫu sedan này sẽ lớn hơn Toyota Corolla với phần phía sau rộng rãi hơn. Một số nguồn tin cho rằng mẫu xe này sẽ có giá bán dưới 200.000 nhân dân tệ.
Đáng chú ý, các nguồn tin cũng tiết lộ với hãng tin rằng chính BYD, cụ thể là thông qua pin lithium-iron-phosphate (LFP) Blade nhỏ gọn, đã cung cấp công nghệ quan trọng để Toyota cuối cùng tạo ra một chiếc xe giá cả phải chăng nhưng vẫn rộng rãi.
Theo thông tin thì chiếc xe được trang bị công nghệ pin BYD và giúp giải quyết những thách thức phải đối mặt trong việc tạo ra một chiếc sedan điện cỡ nhỏ giá cả phải chăng với nội thất rộng rãi.
Video đang HOT
Chiếc xe được trang bị công nghệ pin BYD
Vào năm 2019, cả hai nhà sản xuất ô tô đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển xe điện chạy bằng pin cho thị trường Trung Quốc, với việc hợp tác sản xuất xe sedan và SUV sàn thấp BEV cũng như pin sẽ được trang bị cho những loại xe này.
Sự hợp tác này và sự tương tác kết quả đã khiến các kỹ sư của Toyota bắt gặp pin Blade, mà họ mô tả nó như một vật thay đổi cuộc chơi, vì nó vừa rẻ hơn vừa tiết kiệm không gian.
Một gói Blade điển hình dày khoảng 10 cm khi các mô-đun được đặt phẳng trên sàn, mỏng hơn khoảng 5 đến 10 cm so với các gói lithium-ion khác. Mặc dù pin LFP có mật độ năng lượng thấp hơn so với các tế bào lithium-ion khác, nhưng chúng rẻ hơn, không sử dụng coban hoặc niken, có thời hạn sử dụng lâu hơn và ít bị quá nhiệt.
Mẫu sedan điện mới sẽ to hơn mẫu Toyota Corolla và có giá bán dưới 200.000 nhân dân tệ
Sau sự ra mắt của bản concept, mẫu xe sản xuất dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm với tư cách là mẫu thứ hai trong loạt xe bZ chạy hoàn toàn mới của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, sau chiếc SUV bZ4X mới ra mắt gần đây. Tuy nhiên, Vẫn còn phải xem liệu chiếc sedan EV mới có còn là sản phẩm chỉ dành cho thị trường Trung Quốc hay không.
Từ vị trí dẫn đầu phát triển xe 'xanh', Toyota lại đang dần mất điểm vì nguyên nhân này
Toyota chỉ đứng sau ExxonMobil và Chevron - 2 đại gia dầu mỏ thuộc nhóm dẫn đầu thị trường hiện nay trong việc... cản trở các chính sách giúp hạn chế biến đổi khí hậu.
Từ đầu năm 2021 tới nay Toyota đã bất ngờ vươn lên trở thành thương hiệu... bị ghét nhất bởi fan hâm mộ các dòng xe xanh. Từ vị thế dẫn đầu trong phát triển và ra mắt xe hybrid giúp hạn chế khí thải ra thị trường, Toyota giờ được nhiều người biết tới như hãng xe "ghét xe điện" và luôn làm mọi cách có thể để hạn chế/gây chậm trễ trong ra mắt và ứng dụng xe điện mới nhiều nhất có thể.
Các lãnh đạo Toyota, trong đó có chủ tịch Akio Toyoda, đã không ít lần nói về việc họ không ủng hộ chính sách chuyển sang sử dụng 100% xe điện của Nhật Bản và Ấn Độ. Lý do được họ đưa ra là Nhật Bản không có đủ cơ sở hạ tầng để phục vụ 100% xe mới là xe điện và công đoạn chuyển đổi này sẽ tiêu tốn từ 135 tới 358 tỉ USD, đồng thời đẩy nhiều nhân công làm việc ở mảng lắp ráp xe vào tình thế thất nghiệp.
Chiếc xe điện đầu tiên của Toyota là bZ4X vừa ra mắt hoàn chỉnh và còn chưa mở bán.
Không phủ nhận lý lẽ của Toyota xoay quanh việc các hãng xe quốc tế không nên chỉ tập trung vào xe điện mà cần cân nhắc các giải pháp xe chạy nhiên liệu thay thế khác (chẳng hạn hydro) song song với phân khúc trên là khá hợp lý. Tuy vậy, việc cố tình hỗ trợ/vận động hành lang ủng hộ các chính sách hạn chế xe điện hay rộng hơn là hạn chế biến đổi khí hậu lại là chuyện hoàn toàn khác.
Một nghiên cứu vừa được công bố bởi InfluenceMap xoay quanh chiến thuật vận động hành lang về biến đổi khí hậu của các tập đoàn lớn trên thế giới đặt Toyota vào vị trí số 3 toàn cầu trong mảng ảnh hưởng tiêu cực, chỉ thua ExxonMobil và Chevron của làng dầu mỏ. Các hãng xe khác có trong danh sách là BMW (18), Daimler (24) và Hyundai (25).
Toyota cần rất cẩn trọng để không làm mất lòng khách hàng chuộng xe điện hơn nữa, nhất là khi họ đang bị người dùng kêu gọi quay lưng.
Cách đây không lâu, thương hiệu Nhật cũng bị phát hiện vận động hành lang để khuyến khích các lãnh đạo chính quyền tổng thống Biden tạm ngưng đẩy nhanh tiến độ ứng dụng xe điện. Chỉ số tiêu thụ nhiên liệu trung bình của họ tại Bắc Mỹ, theo Tổ chức bảo vệ môi trường EPA, đã xuống nhóm thấp nhất trong các thương hiệu có mặt tại khu vực này.
Xa hơn, vào năm 2020 Toyota bị phát hiện là một trong những doanh nghiệp tài trợ lớn nhất cho các đảng viên Cộng hòa từng công khai phản đối cơ sở khoa học về biến đổi khí hậu.
Toyota nên nhớ rằng tới thời điểm hiện tại, xe điện đã là xu thế tất yếu mà các hãng xe phải nhắm tới để tồn tại và tăng trưởng lâu dài trong tương lai. Việc công khai chống đối xu thế có thể khiến họ nhẹ thì mất vị thế số 1 toàn cầu, nặng thì dần bị đào thải - tình cảnh có lẽ phần nào giống Nokia trong làng điện thoại di động ngày trước khi không bắt kịp xu hướng smartphone và màn cảm ứng.
Xe ô tô lai có "xanh" như người dùng nghĩ? Các mẫu xe lai (hybrid - chỉ loại xe sử dụng kết hợp động cơ đốt trong truyền thống và động cơ điện) đang ngày càng phổ biến ở Liên minh châu Âu (EU), khi người tiêu dùng có ý thức hơn về môi trường. Các mẫu xe điện Tesla. Ảnh: Reuters Trong quý III/2021, 20,7% số ô tô bán ra tại EU...