Xe vào nội thành Hà Nội, chủ xe sẽ bị trừ tiền ngay lập tức trong tài khoản?
Để thuận tiện cho việc thu phí tư đông, TP Hà Nội đưa ra phương án chủ phương tiện mở tài khoản ngân hàng, khi đó trang thiết bị thu phí phát tín hiệu tự động để tự nhận biết và trừ tiền trong tài khoản.
UBND TP Hà Nội vừa báo cáo HĐND TP việc thực hiện nghị quyết về đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030″, trong đó có nội dung thu phí phương tiện vào nội đô.
Ha Nôi hiên đang co hơn 6 triêu phương tiên, trong đó có 739.731 ôtô và hơn 5,76 triệu xe máy – Anh: NGÔ NHUNG
Để triển khai nội dung trên, lanh đao Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biêt sở đã thống nhất với Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải (đơn vị tư vấn) hoàn thành đề cương đê trình lãnh đạo TP dự thảo thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn.
Theo lanh đao Sơ GTVT Ha Nôi, dự thảo thu phí đã được chấp thuận về nguyên tắc và mục tiêu, tuy nhiên đây mới ở bước xin chủ trương nên các mức thu phí chưa được công bố.
Nội dung đề cương đề án bước đầu phân ra khu vực, tuyến phố trên địa bàn TP Ha Nôi có nguy cơ ùn tắc để hạn chế xe cơ giới đi vào. Khu vực đầu tiên được Sở GTVT Hà Nội xác định để phân vùng cho ôtô sẽ phải đóng phí là từ vành đai 3 trở vào.
Video đang HOT
Hà Nội sẽ xây dựng các trạm thu phí tự động với công nghệ hiện đại. Để thuận tiện cho việc thu phí, TP cung đưa ra phương án chủ phương tiện mở tài khoản ngân hàng, khi đó trang thiết bị thu phí phát tín hiệu tự động để tự nhận biết và trừ tiền trong tài khoản.
B.H.Thanh
Theo Nguoilaodong
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ma-lai-xi-a; Thống đốc Ngân hàng JBIC (Nhật Bản)
Chiều 16-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ma-lai-xi-a X.Áp-đu-la.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Bộ trưởng Ngoại giao Ma-lai-xi-a X.Áp-đu-la.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng, chuyến thăm của Bộ trưởng sẽ thành công tốt đẹp, góp phần củng cố quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Ma-lai-xi-a nói chung và hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước nói riêng. Bộ trưởng đã có cuộc hội đàm hiệu quả, thực chất với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng đề nghị, Bộ Ngoại giao Ma-lai-xi-a tiếp tục phối hợp chặt chẽ Bộ Ngoại giao Việt Nam triển khai các biện pháp thiết thực, thúc đẩy quan hệ và hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Ma-lai-xi-a, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực. Hai nước có quan hệ chính trị tốt đẹp và tin cậy. Hợp tác giữa hai nước thời gian qua ngày càng sâu sắc, đặc biệt trên các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, du lịch,...
Thủ tướng tin tưởng, với nền tảng sẵn có và tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn rất lớn, quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Thời gian tới, hai nước cần đẩy mạnh kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD hoặc cao hơn nữa vào năm 2020; đề nghị Ma-lai-xi-a tăng cường tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, gạo, nông sản của Việt Nam; tăng cường hợp tác nghề cá...
Thủ tướng hoan nghênh đề xuất của Bộ trưởng về hợp tác công nghệ 4.0; nêu rõ, Việt Nam có nhu cầu và có tiềm năng lớn trên lĩnh vực này. Ngoài ra, có thể hợp tác trên các lĩnh vực hạ tầng, công nghệ cao, logistics, năng lượng,...
Hợp tác thăm dò dầu khí là điểm sáng của hai nước, cần thúc đẩy lĩnh vực này, nhất là hợp tác giữa Tập đoàn Petronas và PetroVietnam. Chính phủ cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Ma-lai-xi-a làm ăn thành công ở Việt Nam. Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng nhất trí quan điểm bảo đảm sự đồng thuận trong ASEAN về thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc, trong đó bảo đảm tôn trọng chủ quyền của các nước; tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng không, hàng hải trong khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Ma-lai-xi-a chuyển lời chào của Thủ tướng Ma-lai-xi-a tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thủ tướng
Ma-lai-xi-a mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước và người dân Ma-lai-xi-a hết sức coi trọng nhân dân Việt Nam; trong giới lãnh đạo Ma-lai-xi-a hiện nay, có nhiều người ủng hộ Việt Nam. Bộ trưởng bày tỏ cảm kích Việt Nam vẫn tiếp tục mua dầu cọ của Ma-lai-xi-a trong bối cảnh các quốc gia, nhất là châu Âu giảm mua mặt hàng này. Ngoài những lĩnh vực truyền thống, hai nước cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ 4.0, rô-bốt,... có triển vọng lớn trong tương lai. Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng bày tỏ quan điểm ASEAN cần thống nhất lập trường chung trong thúc đẩy đàm phán COC với Trung Quốc.
* Cùng ngày, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Ma-lai-xi-a X.Áp-đu-la. Tại hội đàm, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh và triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; tăng cường hợp tác kinh tế, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt mốc 15 tỷ USD hoặc cao hơn vào năm 2020; khẳng định quyết tâm phối hợp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên...
Hai bên nhất trí xem xét, thúc đẩy thiết lập cơ chế và ký kết các văn kiện hợp tác mới trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật. Hai bên trao đổi thực chất về các biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác về giáo dục - đào tạo, lao động, giao thông vận tải, thông tin - truyền thông, văn hóa - du lịch và nhất là hợp tác biển và nghề cá.
Về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên nhất trí tăng cường tham vấn, phối hợp trong các vấn đề liên quan an ninh và chiến lược ở khu vực; chung tay xây dựng ASEAN đoàn kết, thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN năm 2025; tiếp tục hợp tác và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương; thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực thông qua các thỏa thuận mà hai nước là thành viên. Ma-lai-xi-a cam kết ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020 - 2021; Việt Nam khẳng định phối hợp chặt chẽ và ủng hộ Ma-lai-xi-a đăng cai thành công Năm APEC 2020.
Hai bên chia sẻ đánh giá về tình hình gần đây trên Biển Đông, nhắc lại lập trường nhất quán trong vấn đề Biển Đông, khẳng định kiên trì nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường lòng tin và tầm quan trọng của việc không quân sự hóa, tự kiềm chế hoạt động có thể làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Hai bên khẳng định lại ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy đàm phán nhằm đạt được COC hiệu quả và thực chất.
* Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thống đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) T.Ma-ê-đa.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng nhận thấy, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và toàn diện trên mọi lĩnh vực, có sự tin cậy cao. Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đánh giá cao sự hợp tác của JBIC nhiều năm qua, Thủ tướng tin tưởng, hai bên sẽ tìm ra những phương thức hợp tác hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Thủ tướng đánh giá cao công nghệ nhiệt điện hiện đại của Nhật Bản, giảm ô nhiễm môi trường; đồng thời nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đang xem xét phát triển một số dự án nhiệt điện có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; xem xét một số dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực này. Thủ tướng mong JBIC với kinh nghiệm của mình, sẽ hỗ trợ, tư vấn Việt Nam hoàn thiện thể chế, pháp luật trong đầu tư PPP; hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong đầu tư phát triển các dự án năng lượng điện. Với đà phát triển của quan hệ hai nước, với tinh thần hợp tác chân thành, hai nước sẽ có nhiều hoạt động thiết thực, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản; quan hệ giữa Việt Nam và JBIC ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi vào chiều sâu và thực chất.
Thống đốc T.Ma-ê-đa nêu rõ, trong thời đại mới, JBIC tin tưởng sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam. Việt Nam có nhu cầu rất lớn về năng lượng điện, JBIC sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ lĩnh vực này để phát triển các dự án nhiệt điện với công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường. Ông khuyến nghị, Việt Nam cần phát triển mạnh các dự án nhiệt điện khí, kể cả khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG), đầu tư các kho trữ LNG,...
Để thực hiện các dự án lớn nêu trên, cơ chế PPP là hết sức cần thiết. Hiện JBIC đang xem xét cho vay đối với EVN và PVN trong đầu tư phát triển các dự án điện lớn sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến.
Theo NDĐT
Nỗ lực cho môi trường trong lành Năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện một loạt giải pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường do nguồn nước, rác thải.., từ đó đem lại môi trường sống trong lành cho người dân cũng như du khách đến với thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm hoàn thiện chương trình thu gom, phân loại rác thải...