Xe trọng tải lớn tàn phá mặt đê ngăn mặn ở TX. Hoàng Mai
Tuyến đê ngăn mặn nằm trên địa bàn phường Quỳnh Dị ( thị xã Hoàng Mai) được xây dựng lâu năm, cộng với việc xe trọng tải lớn thường xuyên lưu thông qua đây, khiến tuyến đê bị xói lở nghiêm trọng.
Một ngày cuối tháng 11, có mặt tại tuyến đê sông ngăn mặn đoạn qua địa phận phường Quỳnh Dị (thị xã Hoàng Mai), chúng tôi ghi nhận có nhiều xe trọng tải lớn chở vật liệu xây dựng đang chạy qua đây.
Theo quy định, khi lưu thông trên đê thì các phương tiện chỉ được phép chở trọng tải dưới 12 tấn, tuy nhiên theo phản ánh từ người dân, có rất nhiều ô tô chở hàng có trọng tải lớn, vượt quá quy định. Thế nhưng ít thấy lực lượng chức năng xử lý vi phạm.
Do đê đưa vào sử dụng đã lâu, kết hợp với xe trọng tải đi lại nhiều khiến tuyến đê sông xuống cấp mạnh. Mặt đê nhiều đoạn bị bong tróc đá, nứt toác, gồ ghề; đặc biệt nhiều đoạn bị sụt lún sâu, xuất hiện các “hố tử thần”.
Mặt đê biển đoạn qua địa phận xã Quỳnh Dị (thị xã Hoàng Mai) bị bong tróc đá, gồ ghề; đặc biệt nhiều đoạn bị sụt lún sâu hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: Việt Hùng
Ông Nguyễn Văn Mạnh – người dân ở phường Quỳnh Dị cho biết: “Tuyến đê này xuống cấp lâu rồi, toàn những xe trọng tải lớn chở đá đi tắt trên đê để xuống đường tỉnh lộ. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, cấm xe tải trọng thì không lâu nữa sẽ bị hỏng kết cấu hạ tầng thân đê, ảnh hưởng đến công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai”.
Ngoài chức năng chính là ngăn nước mặn xâm nhập ảnh hưởng đến khu vực sản xuất thì tuyến đê này còn là đường dân sinh nối liền các địa phương Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc. Mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện của người dân lưu thông qua đây.
Bà con dọc tuyến đê rất bức xúc vì đi lại khó khăn, ngày nắng thì khói bụi mịt mù, ngày mưa thì lún sụt, ngoài ra, khi lưu thông cạnh các xe trọng tải cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.
Theo tìm hiểu, từ năm 2003, sau khi tuyến đê sông do Sở NN&PTNT Nghệ An làm chủ đầu tư được thi công hoàn thành đã bàn giao lại cho các phường, xã: Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc… tự quản lý và bảo vệ với tổng chiều dài gần 8 km.
Khoảng năm 2015 trở lại đây, tại địa bàn phường Quỳnh Dị tập trung xây dựng nhiều công trình lớn nên mỗi ngày xe tải chở vật liệu xây dựng qua lại địa bàn.
Video đang HOT
Tuyến đê ngăn mặn tại Hoàng Mai bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường xói lở, gồ ghề. Ảnh: P.V
Theo phản ánh của người dân, hầu hết các phương tiện đều vận chuyển vật liệu từ mỏ đá của một công ty khai thác mỏ đóng trên địa bàn về nơi xây dựng. Tuy nhiên, để hạn chế thời gian di chuyển, nhiều xe tải đã “đi tắt” qua đê sông thay vì phải đi đúng đường.
Theo chính quyền các địa phương thì việc kiểm soát phương tiện trọng tải làm hư hỏng đê còn gặp khó khăn. Các phương tiện trọng tải chạy cả ngày, lẫn đêm để trốn lực lượng chức năng kiểm tra.
Ông Văn Huy Thắng – Chủ tịch phường Quỳnh Dị (thị xã Hoàng Mai) cho biết: “Thời gian qua, địa phương cũng đã cắt cử lực lượng quản lý, bảo vệ đê nhưng do không đủ điều kiện để dừng xe, kiểm tra trọng tải đối với trường hợp lưu thông qua đê. Để kiểm soát và ngăn chặn xe tải trọng làm hư hỏng đê, chính quyền đã kiến nghị lực lượng công an thị xã vào cuộc để xử lý mạnh tay các trường hợp vi phạm”.
Xe trọng tải lớn lưu thông nhiều là một nguyên nhân dẫn đến việc tuyến đê bị xuống cấp. Ảnh P.V
Vì mặt đường hẹp, Nhà nước đã có kế hoạch nâng cấp tuyến đê này thành tuyến đường nối từ Quốc lộ 1 xuống cầu Đền Cờn, dài khoảng 5 km. Đây là dự án chống biến đổi khí hậu, vừa có vai trò chống ngăn mặn vừa là đường giao thông đi lại cho người dân. Trong thời gian chờ nâng cấp, sửa chữa, các địa phương có tuyến đê chạy qua cần tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng để hạn chế xe trọng tải lưu thông, làm ảnh hưởng đến kết cấu, độ bền của tuyến đê này.
Ông Hoàng Ngọc Thủy – Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hoàng Mai
Nhóm P.V
Theo Baonghean
"Tự hào Nông dân Việt Nam 2019": 6 điểm nhấn ấn tượng, hấp dẫn
Chỉ còn ít ngày nữa bắt đầu diễn ra các hoạt động nổi bật của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam, hướng tới kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2019).
Theo Ban tổ chức, năm 2019, Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam có 6 sự kiện chính tạo nên 6 điểm nhấn hấp dẫn.
Vượt qua thách thức để thành công
Trong nhiều hoạt động, sự kiện của Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019" thì hoạt động bình chọn và tôn vinh, trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019" sẽ là điểm nhấn quan trọng và được cán bộ, hội viên, nông dân cả nước mong chờ.
Trang trại "khổng lồ" rộng 180ha của ông Phan Văn Thà-người trồng nhiều cao su, mít Thái, bưởi da xanh nhất trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019. Ảnh: Nguyên Vỹ
Từ tháng 11/2018 đến 7/2019, Hội đồng bình chọn chung khảo do Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam chủ trì đã nhận được tổng cộng 147 hồ sơ đề cử bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019" do Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố gửi về. Trên cơ sở hồ sơ thành tích của 147 gương mặt nhà nông tiêu biểu, các thành viên của Hội đồng bình chọn chung khảo đã nghiên cứu, xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng và đi tới thống nhất chọn ra được 63 người xứng đáng nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019".
Trong số 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019 có 53 nam và 10 nữ; có 5 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019 là đồng bào dân tộc thiểu số; người ít tuổi nhất là anh A Thi, dân tộc Rơ Ngao đến từ tỉnh Kon Tum, người cao tuổi nhất là ông Trần Thành Nam đến từ tỉnh Bến Tre.
Ông Nguyễn Hồng Cương (phường Quỳnh Di, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) với mô hình nuôi tôm giống, doanh thu 50 tỷ đồng/năm. Ảnh: C.T
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam khẳng định, 63 nông dân được bình chọn đều là những người rất xứng đáng, là những bông hoa đẹp trong 3 phong trào thi đua lớn của Hội Nông dân Việt Nam, trong đó trọng tâm là phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".
Năm 2019 là một năm sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có nhiều bất lợi như dịch tả lợn châu Phi hoành hành khắp 63 tỉnh, thành phố gây thiệt hại lớn cho nông dân; xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều rào cản kỹ thuật; thiên tai bão lũ, triều cường xảy ra tại nhiều địa phương. Những khó khăn, bất lợi đó đều phản ánh ít nhiều trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019".
Nhưng nhờ sự nhanh nhạy, nắm bắt diễn biến, xu hướng những bất lợi mà không ít "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019" đã có giải pháp tốt hoặc chuyển đổi kịp thời để hạn chế rủi ro, thiệt hại về kinh tế. Điển hình là ông Võ Hữu Thời (Đồng Nai) đã kịp bán hết lợn trước khi dịch tả lợn châu Phi "Nam tiến" và dùng vốn chuyển sang thành lập HTX dịch vụ du lịch sinh thái.
Hay ông Nguyễn Ngọc Sang (Bình Định) đã kịp thời thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch đảm bảo được "sinh mạng" của hàng nghìn con lợn và bán với giá khá cao. Cũng như ông Sang, bà Nguyễn Thị Bắc (Lai Châu) cũng đã phòng dịch tả lợn châu Phi thành công sau một thời gian "cấm trại, nội bất xuất, ngoại bất nhập" và bán được lợn hơi ở thời điểm giá tăng cao.
Không may mắn như ông Sang, bà Bắc, đàn lợn nái, lợn thịt của gia đình anh Nguyễn Hồng Chuyên (Điện Biên) đã bị dịch tả lợn châu Phi "quét sạch" mấy trăm con lợn, thiệt hại cả tỷ đồng. Nhưng nhờ "đa canh" nên gia đình anh đã gượng dậy và tiếp tục phát triển, có thu nhập tốt từ mô hình nuôi gà đen, ngan đen đặc sản của vùng đất Tủa Chùa.
Chuyển hướng sang nuôi các loại vật nuôi bản địa, sức đề kháng cao, giá trị kinh tế cao, điển hình là bà Lý Thị Nga (Cao Bằng). Từ bỏ việc kinh doanh vật tư nông nghiệp, bà Nga bắt tay vào làm trang trại chăn nuôi lợn. Khi những lứa lợn thịt được xuất chuồng thì cũng là thời điểm lợn hơi rớt giá thảm hại. Bà Nga đã kịp thời bỏ nuôi lợn lai trắng chuyển sang nuôi giống lợn hương bản địa và đã thành công...
Năm 2019, ngành thủy sản nói chung, lĩnh vực nuôi cá tra nói riêng gặp bất lợi từ sự suy giảm thị trường, giá giảm khiến lợi nhuận của nông dân bị co hẹp. Nhưng với những nông dân nuôi cá tra có bản lĩnh, kinh nghiệm thì vẫn thu được những thành công. Đó là trường hợp của ông Ngô Văn Đậu (An Giang). Bí quyết thành công của ông Đậu là cùng với các hộ nông dân bắt tay nhau xây dựng vùng nguyên liệu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi được những con cá tra đúng kích cỡ, đạt tiêu chuẩn chất lượng và giá thành cạnh tranh.
Tôn vinh những nông dân xuất sắc
Một trong những điểm nhấn của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2019 sẽ là Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019". Theo kế hoạch, Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019" sẽ diễn ra trọng thể tại thủ đô Hà Nội vào tối ngày 12/10/2019 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành T.Ư và địa phương. Đặc biệt, trong không khí trang trọng của buổi lễ, 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019" sẽ được tôn vinh và đón nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc".
Trước Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019", trong khuôn khổ Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam còn có một số hoạt động nổi bật, có ý nghĩa thiết thực. Đó là Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ 4 với chủ đề "Từ CPTPP tới EVFTA - Cùng nông dân đi chợ thế giới". Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ 4 hứa hẹn sẽ diễn ra sôi nổi, bổ ích tiếp nối thành công của 3 lần tổ chức vào các năm 2016, 2017, 2018.
Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày Nay/Dân Việt, Phó Ban Thường trực Ban tổ chức Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" cho biết: "Năm 2016 lần đầu tiên được tổ chức, Diễn đàn Nông dân quốc gia với chủ đề "Nông dân toàn cầu - Từ tư duy đến hành động" đã nhận được sự đánh giá cao từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là hội viên, nông dân cả nước. Năm 2017, lần thứ 2 được tổ chức, Diễn đàn có chủ đề "Nông dân sẵn sàng cho nông nghiệp 4.0" và lần thứ 3 Diễn đàn có chủ đề "Khơi nguồn nông sản Việt".
Lần thứ 4, Diễn đàn có chủ đề "Từ CPTPP tới EVFTA- Cùng nông dân đi chợ thế giới" kỳ vọng các nhà quản lý-hoạch định chính sách, nhà khoa học, chuyên gia và nông dân sẽ thảo luận những vấn đề "nóng" trong bối cảnh Quốc hội đã phê chuẩn việc Việt Nam tham gia vào Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương-CPTPP và Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) vừa được Việt Nam và Ủy ban châu Âu ký kết.
"Những nội dung, thông tin gợi mở trong các phiên thảo luận tại Diễn đàn sẽ làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề khúc mắc, trăn trở, băn khoăn, thậm chí chưa hiểu của "Nông dân Việt Nam xuất sắc" về cơ hội, thách thức trong việc xuất khẩu nông sản ra thế giới, trong đó có thị trường châu Âu; cách thức liên kết sản xuất thế nào để đạt về số lượng, chất lượng nông sản phục vụ cho xuất khẩu..."- Ông Lưu Quang Định thông tin.
Theo Danviet
Thạch Thành: Ô tô 4 chỗ bốc cháy trơ khung Khoảng 7h30, ngày 3-11-2019, tại khu 5, Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, một chiếc xe ô tô đỗ trên đường đã bốc cháy dữ dội. Chiếc xe bị cháy như toàn bộ, chỉ còn trơ bộ khung. Chiếc xe nói trên là xe loại 4 chỗ, mang biển kiểm soát 22A-00483, do anh Nguyễn Văn Mạnh, trú tại xã Cẩm Tú,...