Xe trộn bê tông rải vật liệu gần 5km, gây nhiều vụ tai nạn
Sáng 23/11, trên tuyến đường từ Hưng Nguyên vào TP Vinh (Nghệ An) dài gần 5km, một lượng lớn xi măng trộn cùng đá dăm bị rơi vãi khắp mặt đường.
Lượng bê tông trộn bị đổ hết một nửa mặt đường và kéo dài gần 5km
Theo ghi nhận của PV Dân trí, hiện trường sự việc xi măng trộn bê tông, đá dăm bị đổ dọc mặt đường từ cây xăng xã Hưng Chính (Hưng Nguyên) kéo dài đến cuối đường Phan Bội Châu (TP Vinh) dài gần 5km. Người dân sống xung quanh tuyến đường này cho biết, khoảng 4-5h sáng 23/11, khi ngủ dậy thì mọi người phát hiện bê tông đã trộn rải kín mặt đường.
Việc tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn. Không ít vụ tai nạn đã xảy ra do mặt đường trơn trượt. Nhiều người dân vất vả dọn xi măng trộn rơi vãi trước nhà của mình.
Sau khi xảy ra sự việc, công nhân của công ty Cổ phần xây dựng đường bộ 470 (đơn vị quản lý đường 46) và Công ty TNHH một thành viên môi trường và đô thị Nghệ An cũng đã tiến hành làm sạch mặt đường để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân. Dự kiến, việc làm sạch mặt đường phải đến chiều mới hoàn thành.
Người dân và các công nhân cùng dọn bê tông trộn đổ trên đường
Ông Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng phòng kiểm tra, công ty TNHH một thành viên môi trường và đô thị Nghệ An – cho biết: “Nhận được tin báo của người dân chúng tôi đã đi kiểm tra nhưng chưa tìm được dấu vết của xe trộn bê tông đã đổ vật liệu ra đường. Sau khi làm sạch mặt đường chúng tôi sẽ kiểm tra, truy tìm chiếc xe và có hướng xử lý”.
“Đây không phải là lần đầu xe trộn bê tông làm rơi vãi vật liệu xây dựng ra đường trong thành phố như thế này. Lúc trời nắng chắc chắn bụi từ xi măng sẽ rất nhiều, ảnh hưởng đến môi trường”, ông Dũng lo ngại.
Video đang HOT
Nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do bị trượt.
Doãn Hòa – Nguyễn Duy
Theo Dantri
1.500 dân bị "cô lập" vì lũ cuốn trôi cầu
Trận lụt của cơn bão số 11 đã cuốn phăng chiếc cầu phao nối thôn Đông Bình với "thế giới" bên ngoài. Gần 1.500 người dân cùng học sinh cả tháng nay phải "lụy" đò để đi làm, đi học...
Thôn Đông Bình (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) từ bao đời nay nối với đất liền bởi chiếc cầu phao mỏng manh, nguy hiểm. Cứ mỗi mùa mưa lũ về chiếc cầu lại bị trôi khiến người dân buộc phải đi đò.
Trở lại thôn Đông Bình sau lũ, chứng kiến cảnh người dân xếp hàng chờ đò mới thấy nỗi vất vả của người dân nơi đây khi cây cầu duy nhất bắc qua sông Duy Vinh (một nhánh sông Thu Bồn) nối thôn với thế giới bên ngoài bị lũ cuốn đi.
Cầu phao qua thôn Đông Bình khi chưa bị lũ cuốn trôi
Chiều muộn, bà Đỗ Thị Nhàn tay cầm tay xách chờ đò trở về nhà sau một ngày rời Đông Bình làm việc, tâm sự: "Tui thức dậy từ 4 giờ sáng ra đón đò để đi làm mới kịp, nhiều người dậy muộn là chờ đò cả tiếng mới có, có khi trễ công việc".
Theo bà Nhàn, tội nhất là các trường hợp bị ốm đau của thôn Đông Bình này. Bà kể hôm trước có một trường hợp bị đau ruột thừa, người nhà đưa ra bến đò đến gần 1 tiếng đồng hồ sau mới lên được đò, cũng may chở đến bệnh viện còn kịp. Cũng có nhiều trường hợp bị té xuống sông nhưng rất may là chưa có trường hợp nào bị chết đuối.
Bão số 11 và cơn lũ sau đó cuốn cầu trôi lên bờ
Công nhân đi làm bị trễ giờ, còn học sinh nếu không ra sớm cũng bị trễ là chuyện bình thường từ khi chiếc cầu phao bị lũ cuốn trôi. Em Nguyễn Viết Lực (học sinh lớp 7, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Duy Vinh) cho biết, bình thường khi còn cầu phao thì 6 giờ dậy chuẩn bị đi học là vừa. Còn đi đò phải dậy từ 5 giờ sáng có khi còn bị trễ đò. "Mà đò buổi sáng đông lắm, chen chúc đứng mỏi chân", em Lực cho biết.
Cũng đứng chờ chuyến đò buổi chiều sau khi làm việc ở ủy ban xã, ông Đỗ Văn Thái - Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Duy Vinh - thống kê mỗi ngày có khoảng 500 lượt người của thôn Đông Bình đi đò, trong đó có khoảng 150 em học sinh các cấp. Mỗi ngày hai lượt đi và về là 4 ngàn đồng (trừ học sinh được miễn phí) thì một tháng mỗi người tốn hơn 100 ngàn đồng mà không an toàn.
Ông Thái cho biết vừa qua xã cũng vận động người dân đóng góp để làm lại cầu với mỗi hộ từ 1-1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền đó với người dân ở đây quá lớn mà người dân thì chỉ đi làm thuê, làm chiếu cói kiếm mỗi ngày chỉ vài chục ngàn đồng sống qua ngày.
"Dân ở thôn Đông Bình giờ chỉ còn lại đa số là người già, phụ nữ và học sinh; còn thanh niên trai tráng khỏe mạnh đi ra ngoài làm ăn hết rồi. Dân ở thôn khó khăn lắm, tội nhất là các cháu học sinh đi học phải chờ đò có khi trễ học", ông Thái tâm sự.
Quá bức xúc trước việc hàng ngày phải đi đò trễ nải công việc, người dân thôn Đông Bình đã làm đơn kiến nghị gởi đến ủy ban xã Duy Vinh đắp một con đê ngăn sông để làm đường giao thông.
Sản phẩm chiếu cói của người dân Đông Bình phải lụy đò khi vận chuyển ra chợ
Trong đơn kiến nghị, người dân tha thiết: Thôn Đông Bình là một đảo của xã Duy Vinh, suốt 38 năm nay chúng tôi phải cam chịu cảnh sống vất vả qua sông lụy đò, sinh hoạt của chúng tôi quá khó khăn, lắm thiệt thòi so với dân trong xã. Chỉ có người dân thôn Đông Bình mới cảm nhận được nỗi khổ của họ, còn người ngoài không sao hình dung được cảnh sống nơi ốc đảo...Theo người dân, cứ đến mùa mưa thì học sinh bỏ học, người đau ốm chờ chết, người quá cố không có nơi chôn cất.
Từ những bức xúc đó, người dân thôn Đông Bình kiến nghị xã cho đắp con đê ngăn sông lại để làm đường giao thông nối thôn Đông Bình với đất liền.
Còn trưởng thôn Đông Bình, ông Võ Đức Cường cho biết: Bà con trong thôn đã phản ảnh quá nhiều việc đi lại, nhất là các em học sinh và công nhân. Giờ phải có cách giải quyết cấp bách để người dân thôn Đông Bình đi lại làm ăn trong những tháng cuối năm này.
Trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch xã Duy Vinh - ông Phan Công Nhanh - cho biết, bão lũ số 11 đã làm đứt cầu phao dài 300m qua sông nối thôn Đông Bình với xã không thể sử dụng lại được. Trước những bức xúc về đi lại của người dân, xã đã làm việc với huyện để xin kinh phí sửa chữa.
Theo ông Nhanh, xã cũng làm việc với các hộ dân thôn Đông Bình để bàn việc làm cầu. Phương án đưa ra là đắp đập mỗi bên dài 100m ra giữa sông, còn 100m ở giữa sông làm cầu bê tông xi măng rộng 2,5m. Kinh phí cho phương án này khoảng 1,4 tỉ đồng, dân đóng góp khoảng 300 triệu còn lại xã đi xin huyện và các nguồn khác.
Mỗi ngày hàng trăm người dân và học sinh thôn Đông Bình phải lụy đò để đi làm, đi học
Phương án khác đưa ra là làm cầu bằng tre thì kinh phí khoảng 450 triệu đồng. Tuy nhiên, làm bằng tre thì chỉ sử dụng được một thời gian, đến khi mưa lũ thì cầu lại hỏng tiếp.
Ngoài ra, xã cũng đã thuê một đơn vị tư vấn thiết kế cầu bê tông vĩnh cửu với tổng kinh phí 9,2 tỉ nhưng theo ông Nhanh, hồ sơ đã trình Ủy ban tỉnh nhưng không thấy trả lời.
"Phương án khả thi nhất hiện nay là đắp đất hai bên và làm cầu ở giữa nhưng hiện nay kinh phí rất khó khăn. Vận động mỗi hộ dân đóng góp 1 triệu đồng nhưng sức dân không kham nổi mà xã đi xin cũng khó. Nếu có đơn vị hay doanh nghiệp hảo tâm nào tài trợ một phần thì bà con sẽ đỡ khổ", ông Nhanh nói.
Ông Nhanh cho biết thêm: Tuy khó nhưng lãnh đạo xã quyết tâm từ nay đến tết Nguyên đán phải làm để cho dân đi, nếu không cuộc sống của người dân Đông Bình càng khó khăn khi hàng ngày phải thức khuya dậy sớm đi đò, công việc làm ăn, học hành bị ách tắc.
Công Bính
Theo Dantri
Taxi tông xe máy, 2 người bị thương nặng Khoảng 6 giờ 20 ngày 20.11, tại ngã tư Phan Bội Châu - Trần Phú (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam), chiếc taxi BS 92A-000.02 đã tông vào xe máy BS 92N2-3210, khiến 2 người bị thương nặng. Hiện trường vụ tai nạn Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, 2 vợ chồng ông Hồ Tới (49 tuổi) và bà Đoàn Thị Liễu...