‘Xẻ thịt’ phòng tuyến sông Như Nguyệt là do tình thế cấp bách?
Vụ việc “ xẻ thịt” Phòng tuyến Như Nguyệt đang gây xôn xao dư luận tỉnh Bắc Ninh và đông đảo người dân cả nước. Đấy chỉ là một trong những sai phạm của tập thể lãnh đạo thôn Thọ Đức, xã Tam Đa.
Ngày 10/5, người dân thôn Thọ Đức tiếp tục liên lạc với PV báo điện tử Infonet và thông báo: Hiện nay, Ban QLDA- Sở NN& PTNT vẫn đang cho đào đất tại khu vực mà theo người dân là bến Can Vang.
Vậy là phớt lờ đơn từ của người dân, phớt lờ sự lên tiếng của báo chí, Ban QLDA vẫn tiếp tục xẻ thịt Phòng tuyến Như Nguyệt. Phải chăng sự việc này bắt nguồn từ những sai phạm trong GPMB dự án đắp đê không được giải quyết dứt điểm khiến pháp luật bị coi thường?
Những “khối thịt” phòng tuyến Như Nguyệt được chở về mặt đê
Chi bộ thôn thống nhất gian dối “rút” tiền Nhà nước
Tranh thủ có dự án đắp đê, chi bộ thôn đã thống nhất họp bàn khai khống hàng loạt diện tích đất tạm giao thành đất lâu dài nhằm lấy tiền chênh lệch từ ngân sách Nhà nước. Việc làm này đã bị nhân dân phát hiện và khiếu kiện lên các cơ quan chức năng. Tại Kết luận thanh tra số 552/KL-CT ngày 5/12/2012, do ông Nguyễn Văn Bang, Chủ tịch UBND huyện Yên Phong ký có nội dung như sau:
Video đang HOT
“Có 38 lượt hộ gia đình (không có ruộng đất bị thu hồi) là cán bộ đảng viên trong thôn đã được tập thể lãnh đạo HTX, Thôn Thọ Đức cử ra để nhận tiền bồi thường, hỗ trợ từ đất tạm giao thành đất lâu dài và nộp lại về quỹ thôn Thọ Đức sai quy định”.
Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ các ngày chi bộ họp ra nghị quyết sai trái để “rút” tiền Nhà nước. Số tiền được “rút” ra từ ngân sách Nhà nước là hơn 2 tỉ đồng. Theo lý giải của bản Kết luận Thanh tra, số “tiền gian dối” này được các hộ Đảng viên nhận rồi nộp vào quỹ thôn với mục đích xây dựng các công trình phúc lợi. Nhưng theo một số người dân cho biết, việc làm gian dối, sai trái coi thường pháp luật như vậy thì dù động cơ là gì cũng gây bức xúc cho nhân dân. Nhiều người dân còn tỏ ý nghi ngờ, đến Nhà nước mà chi bộ thôn (đứng đầu lúc bấy giờ là ông Trương Đình Kịp) còn lừa dối, vậy người dân không biết thông tin sẽ bị họ “che mắt” đến đâu?
Điều làm người dân thôn Thọ Đức thật sự bức xúc là khi có kết luận thanh tra, họ là người tố cáo mà họ không hề được hay biết. Ông Nguyễn Văn Liên, người dân thôn Thọ Đức, cho biết: “Tất cả các kết luận thanh tra của huyện với sai phạm của thôn xã nhân dân đều không được biết, tôi nhiều lần lên xin nhưng không được. Vậy là họ xử ngấm xử ngầm với nhau, chúng tôi không hề hay biết.”
Mặc dù có kết luận thanh tra từ tháng 12/2011, nhưng huyện xã không xử lý kỷ luật, hay tạm đình chỉ chức vụ với ông Trương Đình Kịp bí thư thôn, và rồi ông này tiếp tục tham gia vào hoàng loạt những văn bản sai trái của địa phương. Trong biên bản bàn giao mặt bằng trái thẩm quyền bảo lãnh “xẻ thịt” Phòng tuyến Như Nguyệt (ngày 13/3/2012) có chữ ký của ông Trương Đình Kịp với tư cách bí thư thôn.
Bên cạnh đó, theo đơn tố cáo của các cụ trong ban quản lý khu di tích đền Can Vang cũ, sau khi các cụ tố cáo cá nhân ông Trương Đình Kịp và việc phản ứng về khi xã huyện thống nhất cho lấy đất ngay khu vực cửa đền, chính ông Trương Đình Kịp phối hợp với một số người, nhân tết Nguyên tiêu (15/1 Âm lịch) ra tuyên bố “đuổi” Ban chấp hành người cao tuổi thôn, thông báo trên loa đài, không cho Ban chấp hành làm hết nhiệm kỳ. Việc làm này gây mất đoàn kết tại địa phương, khiến dư luận nhân dân rất phẫn nộ. Cũng theo ông Liên, khi những người cao tuổi và dân trong thôn phản ứng mạnh thì xã mới cách chức Bí thư thôn của ông Kịp vào khoảng đầu tháng 4(?!)
Biên bản bàn giao đất do Ban QLDA cung cấp có chữ ký của ông Trương Đình Kịp
Giao, đền bù đất trái thẩm quyền
Trong bài báo trước chúng tôi đã đề cập đến việc thôn, xã, huyện cố tình làm trái pháp luật giao đất trái thẩm quyền, “bảo lãnh” cho Ban Quản lý Dự án- Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Ninh (Ban QLDA) lấy đất trên khu vực phòng tuyến sông Như Nguyệt. Thực tế, việc giao đất trái thẩm quyền vi phạm quy định về quản lý đất đai xuất hiện không chỉ một lần ở dự án này.
Trong kết luận thanh tra số 552/KL-CT ghi rõ: Trong hồ sơ chưa có quyết định thu hồi đất và giao đất của UBND tỉnh Bắc Ninh cho Ban QLDA. Không có cả văn bản cho phép Ban QLDA được chi trả tiền đền bù. Nhưng kết luận cũng cho rằng do tình thế “cấp bách” kè hộ đê vẫn có thể cho phép.
Tuy nhiên, chính sự “cho phép” này lại là nguyên nhân dẫn đến việc “chém trước tâu sau” của Ban QLDA trong việc “xẻ thịt” phòng tuyến Như Nguyệt, trong khi đất của xã Tam Đa còn nhiều điểm có thể lấy. Không cần đánh giá tác động di tích, không cần xin ý kiến của các ngành văn hóa, chỉ cần một cam kết của thôn, xã và huyện, Ban QLDA đã xúc đất ngay gần đền Can Vang. Mặc cho dân kêu cứu, mặc kệ chưa có quyết định giao đất của tỉnh, đơn vị này vẫn cứ làm. Trong cuộc gặp với Ban QLDA, ngày 4/5 vừa qua, ông Nguyễn Ngọc Thuấn, cán bộ dự án, cũng cho biết: “Nhà thầu đã xúc được khoảng 50% khối lượng đất tại khu vực đất gần đền Can Vang”
Chưa được tỉnh giao đất vẫn đào thoải mái, dân kêu cũng mặc!
Sai phạm đã được phát hiện và làm rõ nhưng chậm trễ xử lý không những khiến cho sự việc khiếu kiện kéo dài mà còn “dung túng” cho việc “xẻ thịt” phòng tuyến Như Nguyệt đang diễn ra hiện nay. Rất mong các cơ quan chuyên môn về văn hóa Tỉnh, Trung ương và UBND tỉnh xem xét để không bị mất di tích Quốc gia quan trọng- Phòng tuyến sông Như Nguyệt- nơi biểu tượng cho sức mạnh của lòng dân thời kỳ đánh giặc Tống.
Báo điện tử Infonet sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin đến bạn đọc.
Theo Infonet
Nghẹt thở màn chặn bắt đường dây săn bắt, giết mổ động vật hoang dã
Các phương án chặn bắt đối tượng mua bán, vận chuyển ĐVHD trên ô tô, xe máy, thậm chí đuổi bắt bộ theo đường mòn đều được trinh sát PCTP về môi trường Công an Hà Nội và Công an tỉnh Lạng Sơn sẵn sàng.
Tổng số sản phẩm động vật Trường mua bán, xẻ thịt khoảng 80kg
Chân dung "ông trùm"
Người chủ trì giai đoạn 3 - vận chuyển hàng từ thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn, lên cho các "đầu nậu" là Bế Xuân Trường (SN 1963), nhà ở xã Quang Long, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ngôi nhà tường gạch, mái proximăng nơi gia đình Trường trú ngụ thuộc diện lụp xụp nhất xóm, nằm bên tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Nó ọp ẹp đến mức, mỗi khi tàu hỏa chầm chậm đi qua, những bức tường gạch vôi cũng rung lên bần bật. Thế nhưng chẳng ai ngờ gã đàn ông có vẻ ngoài nghèo khó ấy luôn có hàng chục, hàng trăm triệu đồng tiền "hàng".
Từ lúc chiếc taxi chở ĐVHD "ghé" vào ngôi nhà, xuống "hàng" và đi mất chỉ vỏn vẹn 20 phút. Không một động tĩnh nào cho thấy, "hàng" đi tiếp hay nằm lại đây. Phương án phối hợp với Công an tỉnh Lạng Sơn ập vào kiểm tra, bắt giữ có lúc đã được tính đến, khi lực lượng phục kích ém quân gần 2 giờ đồng hồ tại đây.
Tuy nhiên, đúng 11h30, Bế Xuân Trường bất ngờ phóng xe máy ra khỏi nhà, chở theo sau một bao tải nặng, chằng buộc kỹ lưỡng. Ứng phó với tình huống bất ngờ, Trung tá Phạm Giang Sơn - Đội trưởng Đội 6 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội ra lệnh: "Một ô tô bí mật theo sát, quyết không được để mất dấu". Các mũi trinh sát còn lại tiếp tục theo dõi sát nhà Trường, phòng trường hợp có "đầu nậu" đến lấy "hàng". Chiếc xe máy Honda Dream 12K9-5472 do Trường điều khiển men theo tuyến đường đất, thoát nhanh ra Quốc lộ 1A hướng về TP Lạng Sơn.
Ngồi trên chiếc ô tô trinh sát, chúng tôi nhận thấy sự ranh ma của đối tượng này. Suốt 30km di chuyển từ Đồng Mỏ lên TP Lạng Sơn, đối tượng bất ngờ dừng xe 2 lần giữa đường, ngoái lại sau quan sát kĩ càng. Tuy nhiên, vận dụng chiến thuật đeo bám "thoắt ẩn thoắt hiện", lực lượng công an đã hóa giải nghi ngờ của "đầu nậu" này, bám sát anh ta tới khi "chập" với đầu mối tiêu thụ - Vũ Văn Phú (SN 1964), nhà ở phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn. Trao đổi với PV ANTĐ, trinh sát Đội 3 - Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trong hồ sơ quản lý của công an sở tại, Trường và Phú đều là những đối tượng có biểu hiện hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ĐVHD lâu nay.
Bóc gỡ đường dây quy mô lớn
12h40, trong khi mũi trinh sát ở TP Lạng Sơn đang giám sát chặt chẽ 2 đối tượng Trường, Phú, thì tổ công tác phục kích ở nhà Bế Xuân Trường thông tin, mẻ ĐVHD thứ 2 vừa xuất phát từ Đồng Mỏ. Kế hoạch bắt giữ Trường, Phú lập tức được trinh sát Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội và Công an tỉnh Lạng Sơn triển khai, khi "hàng" đang được chuyển đến nhà Phú ở đường Hùng Vương, TP Lạng Sơn. Kiểm tra bao tải "hàng" mà Trường vận chuyển, cảnh sát thu giữ: 5 đầu, 3 mảnh xương sọ và 18 chân sơn dương, trọng lượng 31kg. Các sản phẩm động vật đều còn tươi, máu chảy lênh láng. Tại cơ quan công an, qua đấu tranh, Trường lúc đầu ngoan cố, không khai nhận hành vi mua bán, vận chuyển ĐVHD. Nhưng sau khi được lực lượng công an động viên, thuyết phục, đưa ra những chứng cứ không thể chối cãi, Trường đã phải thừa nhận, nhập lô "hàng" trên từ các tỉnh miền Trung, mục đích chuyển cho Phú bán kiếm lời, thì bị lực lượng công an bắt giữ.
Sau gần một giờ theo sát, khoảng 13h30 cùng ngày, cũng tại đường Hùng Vương, TP Lạng Sơn, trinh sát Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội và Lạng Sơn tiếp tục phục kích, bắt quả tang Vi Thị Truyền (SN 1965), ở phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn - người vận chuyển mẻ ĐVHD thứ 2 đi tiêu thụ, thu giữ 50kg xương động vật. Qua đấu tranh Trường nhận số xương động vật trên là xương sơn dương.
Đến 24h cùng ngày, việc ghi lời khai, giám định loại nhóm động vật hoang dã mới được 2 đơn vị, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn hoàn thành. Theo Trung tá Phạm Giang Sơn - Đội trưởng Đội 6 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội: Hồ sơ, tang vật vụ việc liên quan đã được Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường CATP Hà Nội bàn giao cho Công an tỉnh Lạng Sơn tiếp tục thụ lý điều tra.
Theo ANTD
Đường dây săn bắt, giết mổ động vật hoang dã (1): Ác hơn cả dã thú Công an TP Hà Nội lần đầu tiên phát hiện, bắt giữ đường dây chuyên săn bắt, xẻ thịt động vật hoang dã (ĐVHD) có tên trong sách đỏ Việt Nam, rồi xuất "chui" ra nước ngoài tiêu thụ. Đầu, chân, xương sơn dương còn tươi sống, vừa bị xẻ thịt Quy trình hoàn hảo Trong số hàng chục chuyên án triệt xóa...