Xe tay ga sau một thời gian sử dụng sẽ gặp những lỗi gì?
Xe ga là phương tiện đang dần lấn át xe số bởi vẻ ngoài thời thượng, phù hợp xu thế. Tuy vậy, xe ga lại mang trong mình khá nhiều căn “bệnh” tiềm ẩn gây bất tiện khi sử dụng.
Mặc dù hầu hết người Việt Nam đều có thói quen rửa xe và bảo dưỡng xe trước Tết Nguyên đán để năm mới xe sạch đẹp và không gặp trục trặc những ngày đầu xuân. Tuy nhiên, mọi chuyện cũng không thể như dự đoán, và việc chiếc xe tay ga chẳng may ngã bệnh ngay những ngày đầu xuân năm mới là điều có thể xảy ra.
Và để có thể tự xử lý những lỗi vặt thường gặp trên xe tay ga khi mà các tiệm sửa chữa còn đang đóng cửa thì dưới đây sẽ là một số mẹo mà những chủ sở hữu xe tay ga nên nắm rõ để xử trí nếu gặp phải.
- Sau khi chạy được một thời gian xe tay ga phát ra tiếng động xè xè xạch xạch ngay chỗ dàn mủ màu đen gần chỗ để chân tiếng động này phát ra đều và gõ nhanh hơn mỗi khi lên ga.
Sau khi chạy được một thời gian xe tay ga phát ra tiếng động xè xè xạch xạch
Đây là tình trạng xe bị kêu cò (xú pắp). Nên đem ra tiệm sửa chữa xe máy mở đầu ra chỉnh lại khoảng hở cam cò (nhiều người sử dụng phương tiện lầm tưởng đây là rớt đầu nhưng không phải nhé).
Hoặc tiếng kêu này xuất hiện là do người sử dụng xài nhớt với độ nhớt quá loãng.
Video đang HOT
- Xe tay ga đang chạy bỗng dưng có tiếng kêu rất lạ xạch xạch cọc cọc dọng liên hồi như tiếng kim loại chạm vào nhau ở bên phải gần chỗ cây pô (lỗi này thường gặp với xe Airblade 125 và SH Việt Nam)
Đây là tình trạng mà bộ tăng cam tự động đã bị hư hỏng, xử lý bằng cách thay mới (nếu xe bạn còn bảo hành có thể đem vào hãng để tiến hành thay mới mà không tốn tiền).
Xe tay ga đang chạy bỗng dưng có tiếng kêu rất lạ xạch xạch cọc cọc dọng liên hồi như tiếng kim loại chạm vào nhau
- Xe tay ga chạy bị rần nhiều ở sàn để chân, cảm giác máy tăng tốc không ngọt có lợn cợn, máy có cảm giác khá nóng.
Đây là tình trạng xe tay ga bị thiếu nhớt hoặc nhớt đã hết độ nhớt, cần phải thay nhớt mới.
- Đồng hồ nhiệt nóng hơn bình thường xe vặn ga lên vòng tua cao có cảm giác hụt
Đây là một trường hợp rất nguy hiểm cần tiến hành kiểm tra ngay lập tức nước mát, két nước và quạt gió. Vấn đề về hệ thống làm mát có 3 khả năng: quạt gió bị yếu, két nước bị lủng, hoặc thiếu nước.
- Xe tay ga đang chạy hôm trước còn ngon, hôm sau tự dưng ỳ, nặng, máy kêu.
Nên kiểm tra thắng đĩa và áp suất lốp ngay lập tức. Áp suất lốp xe tay ga đặc biệt là lốp sau rất quan trọng, nếu bị thiếu hơi, xe rất ỳ và dễ dẫn đến cháy nồi sau.
Đi xe tay ga, bao lâu cần thay dây cu-roa?
Dây cu-roa là bộ phận cực kỳ quan trọng trên xe tay ga. Nhưng rất ít người để ý đến nó, hay không biết khi nào phải bảo dưỡng hoặc thay thế.
Dây curoa là gì?
Dây curoa dùng để truyền động cho xe tay ga. Với các dòng xe số hay xe mô tô có phân khối lớn thù người ta sẽ dùng dây xích (dây sên). Hoặc bánh răng (nhông trước, nhông sau) để truyền động cho xe.
Để tạo cảm giác êm ái khi lái xe tay ga. Các nhà sản xuất đã áp dựng phương pháp truyền động vô cấp bằng cách sử dụng dây curoa và hai pu-li (pulley) ở trước và sau. Lợi ích của việc này là người dùng chẳng cần sang số, chỉ việc mở khóa và tăng ga là xe đã chạy được. Vì lực được truyền từ máy ra bánh sau làm cho xe hoạt động êm ái trên đường.
Dây curoa dùng để truyền động cho xe tay ga
Vì nó mang tính chất quan trọng như vậy. Nên khi sử dụng xe nếu không "quan tâm" đến nó sẽ dễ gây ra các hiện tượng. Như: hao xăng, mất lực, giật cục và hư pu-li, lâu dần sẽ rất hại cho máy xe.
Cách nhận biết dây curoa bị gãy và thời điểm cần thay
Tương tự như các dòng xe số dây curoa được dùng để thay thế cho xích tải. Nó cũng là bộ phận nhanh xuống cấp vì phải chịu rất nhiều lực truyền động đến. Hơn thế nữa, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến tới sự vận hành của xe tay ga.
Độ bền của curoa sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng. Quãng đường hoạt động hoặc quá trình chăm sóc xe của người sở hữu ra sao. Lực truyền động từ động cơ đến bánh sẽ thông qua lực ma sát chủ động của dây đai. Chính vì thế, điều kiện làm việc của bề mặt curoa rất khắc nghiệt.
Độ bền của curoa sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng
Xuyên suốt quá trình hoạt động lâu ngày, trong hộp đai sẽ đóng nhiều bụi, khiến dây đai bị mòn nhanh hơn. Nếu để lâu mà không sửa chữa sẽ gây giảm hiệu quả truyền lực. Thêm vào đó, nhiệt năng sinh ra trong quá trình hoạt động tạo ma sát. Sẽ khiến bề mặt dây curoa chai cứng đi, thậm chí có khả năng làm nứt dây.
Thông thường, người lái nên dùng trực quan của mình để kiểm tra tình trạng của bộ phận này. Các dây curoa sau khi hoạt động được một thời gian. Dùng tay bẻ ngược phần răng vào trong sẽ thấy có nhiều khe nứt nhỏ. Trong trường hợp này, thì chưa cần thay thế. Vì nó vẫn có thể làm việc ổn định mà không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc.
Nhưng khi quan sát thấy bề mặt tiếp xúc của 2 dây đai bị nứt, thì cách khắc phục tốt nhất là phải thay mới. Để đảm bảo hiệu quả truyền động cũng như đem lại sự an toàn cho người lái xe. Nếu chỉ có phần lưng dây đai bị nứt thì cũng phải thay mới. Vì lúc này khả năng chịu lực tải hay lực kéo suy giảm và gây đứt nếu tiếp tục sử dụng.
Các nhà sản xuất đều khuyến cao người dùng nên kiểm tra dây curoa thường xuyên. Sau khi đai truyền động được khoảng 8.000 km và thay mới sau khi làm việc được 20.000 km. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ sẽ duy trì hoạt động của xe tốt hơn.
Xe máy để lâu không sử dụng, cần bảo quản thế nào? Đối với xe máy, xe tay ga để lâu ngày không sử dụng, chủ xe cần thực hiện một số mẹo bảo quản để tránh những hư hỏng không đáng có. Rửa sạch xe Xe máy sử dụng hàng ngày thường bám nhiều bụi bẩn, đất cát... Vì vậy, trước khi xác định để xe lâu ngày, không cần sử dụng đến, bạn...