Xe tăng và binh sĩ được điều đến Phnom Penh
Sáu xe bọc thép gắn đại liên cùng hai xe tải chở quân đã được nhìn thấy ở khu vực gần thủ đô Phnom Penh, trong bối cảnh căng thẳng hậu bầu cử ở Campuchia chưa có dấu hiệu lắng xuống.
Người dân ngồi gần một chiếc xe bọc thép ở ngoại ô Phnom Penh hôm 8/8. Ảnh: AFP
Việc binh sĩ và các xe bọc thép gắn đại liên xuất hiện ở gần quốc lộ số 5 trên địa phận quận Sen Sok ngày 8/8 đã khẳng định thêm khuyến cáo của chính phủ Campuchia rằng, mọi kế hoạch của phe đối lập nhằm phản đối kết quả bầu cử Quốc hội khóa 5 diễn ra hôm 28/7 sẽ không được dung thứ.
Dù các sĩ quan cao cấp thuộc Quân đội Hoàng gia (RCAF) Campuchia bác bỏ sự liên quan giữa việc điều quân cùng APC với làn sóng cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử, song đây là lần đầu tiên xe tăng trang bị vũ khí nặng xuất hiện ở Phnom Penh. Trước đó, các thiết bị quân sự này chỉ xuất hiện ở khu vực biên giới giáp Thái Lan.
Trả lời Nhật báo Campuchia trong quân phục của đơn vị bảo vệ thủ tướng, Thiếu tướng RCAF Phen Sothy tuyên bố, ông và các binh sĩ đang đưa xe bọc thép về Phnom Penh để bảo dưỡng, đồng thời bác những đồn đoán rằng xe bọc thép tiến vào Phnom Penh có liên quan tới tình tình căng thẳng hậu bầu cử.
Tuy nhiên, chính phủ Campuchia tuyên bố việc điều binh sĩ đến Phnom Penh là cần thiết để đối phó với bất cứ cuộc bạo động nào, trong trường hợp xảy ra những vụ biểu tình chống đối kết quả bầu cử.
Hôm qua, đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập đã phản đối quyết định này của chính phủ. Một số phương tiện truyền thông nước ngoài dẫn lời người phát ngôn CNRP Yim Sovann khẳng định: “ây là một hành động hăm dọa dân chúng mang tính bất hợp pháp”.
Video đang HOT
Ông Yim Sovann nhấn mạnh rằng phe đối lập không muốn bạo động và nói rằng biểu tình ôn hòa là lựa chọn cuối cùng nếu như không đạt được thỏa thuận.
Trước đó, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã kêu gọi đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền và CNRP tiếp tục thảo luận để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những vấn đề phát sinh sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa 5, diễn ra ngày 28/7.
Theo VNE
Quốc vương Campuchia kêu gọi giải pháp hòa bình
Nhà Vua Campuchia Norodom Sihamoni hôm qua kêu gọi đảng cầm quyền và đảng đối lập tìm giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp sau cuộc bầu cử, vì lợi ích quốc gia.
"Vì lợi ích của quốc gia và dân tộc, đảm bảo hòa bình và ổn định, tôi kêu gọi hai đảng tiếp tục thảo luận với nhau để tìm ra mộtt giải pháp hòa bình cho các vấn đề còn tồn tại", thông điệp của quốc vương Sihamoni có đoạn. Nhà Vua cũng kêu gọi người dân đoàn kết, sống hạnh phúc bình thường.
Lời kêu gọi của Quốc vương được dưa ra sau khi đảng đối lập Cứu quốc Campuchia (CNRP) bác bỏ kết quả kiểm phiếu của cuộc bầu cử quốc hội ngày 28/7 và đe dọa tổ chức biểu tình.
Nhà Vua Sihamoni. Ảnh: World Press.
Theo kết quả kiểm phiếu, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền giành được đa số với 68 trong tổng 123 ghế quốc hội, và có quyền thành lập chính phủ mới. Thủ tướng Hun Sen cũng tuyên bố ông sẵn sàng đứng ra làm thủ tướng nhiệm kỳ thứ 5, để dẫn dắt đất nước Campuchia tiếp tục phát triển.
So với kỳ bầu cử trước, đảng CNRP đã giành được thêm nhiều ghế, nhưng chủ tịch đảng là ông Sam Rainsy - chính trị gia từng bị tuyên án 11 năm tù và mới trở về từ nơi lưu vong sau khi được vua ân xá - không bằng lòng, tố là có gian lận trong bầu cử.
Ông Sam Rainsy đòi Liên hợp quốc làm trọng tài trong việc điều tra, tuy nhiên yêu sách này bị Ủy ban bầu cử quốc gia (NEC) bác bỏ. NEC tuyên bố sẽ chỉ lập một thực thể bao gồm nhân sự của ủy ban, CPP và CNRP làm thành viên, trong khi các quan chức quốc tế làm quan sát viên.
Trước đó, sau khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, hội đồng quan sát viên quốc tế do chính phủ Campuchia mời đến giám sát, đã họp báo kết luận rằng cuộc bầu cử diễn ra tự do và công bằng.
Phát biểu tại cuộc họp báo sáng 29/7, thay mặt nhóm các quan sát viên quốc tế đến từ hai tổ chức gồm Đại hội quốc tế các Đảng Chính trị châu Á (ICAPP) và Đại hội Quốc tế Những người Dân chủ châu Á-Thái Bình Dương Trung dung (CAPDI), ông Jose Devenecia, Chủ tịch Đại hội quốc tế các Đảng Chính trị châu Á nêu rõ, những điều này cho thấy dân chủ ở Campuchia đã được củng cố.
Ông Jose Devenecia cũng khẳng định tương lai của Campuchia sẽ tốt đẹp, thanh bình. ICAPP và CAPDI ủng hộ quá trình bầu cử vừa qua ở Campuchia, và công nhận cuộc bầu cử đã diễn ra thành công, theo VOV.
Trong hai tuyên bố được đưa ra chiều 30/7, các quan sát viên quốc tế của Trung Quốc và Hungary đều khẳng định, bầu cử Quốc hội Campuchia đã diễn ra tự do, công bằng và minh bạch. Một tuyên bố khác của các quan sát viên đến từ Hàn Quốc nhấn mạnh: "Bầu cử Quốc hội Campuchia năm 2013 diễn ra ổn định và yên bình hơn rất nhiều những cuộc bầu cử trước đó. Các chiến dịch vận động tranh cử được thực hiện tự do, hòa bình và không bạo lực".
Các nước phương Tây cũng tỏ ý không bằng lòng với lời đe dọa biểu tình từ phe đối lập. Hàng thông tấn AKP hôm qua cho hay trong cuộc gặp mới đây giữa các đại sứ EU và Anh với Bộ Nội vụ Campuchia, các vị đại sứ bày tỏ hy vọng phe đối lập sẽ không có biểu tình, bởi "điều đó khiến người dân lo sợ".
Sẽ thành lập chính phủ theo đúng lịch trình
Kết quả kiểm phiếu chính thức dự kiến được công bố 14/8. Theo hiến pháp, quốc hội mới phải được triệu tập trong vòng 60 ngày tính từ ngày bầu cử. Tuy nhiên phó chủ tịch CNRP từng đề cập khả năng đảng này sẽ tẩy chay phiên họp đầu tiên.
Đáp lại, Thủ tướng Hun Sen khẳng định rằng quốc hội mới và chính phủ sẽ được thành lập theo đúng lịch trình dự kiến, cho dù đảng đối lập có tham gia phiên họp đầu tiên hay không.
"Chính phủ mới sẽ được thành lập với sự đồng ý của 50 phần trăm và một nghị sĩ của quốc hội mới", ông nói. "Tôi sẽ làm thủ tướng trong nhiệm kỳ 5 năm tới".
"Nếu các nghị sĩ của bất kỳ chính đảng nào không đến dự phiên họp thứ nhất của quốc hội, có nghĩa là họ đã từ bỏ ghế nghị sĩ, vì thế các ghế trống sẽ được chuyển cho các đảng khác trong quốc hội".
Các cử tri ủng hộ đảng Nhân dân Campuchia. Ảnh: Sambo News.
Sau khi có kết quả kiểm phiếu sơ bộ, ngày 1/8, Đảng và chính phủ Việt Nam đã có thư chúc mừng cuộc bầu cử dân chủ thành công của Campuchia và chúc mừng CPP giành thắng lợi.
Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã gửi điện, thư chúc mừng đến Campuchia và CPP, trong đó có các nước như Trung QuốcLào, Thái Lan, nhiều nước ASEAN khác, Bangdalesh, Nga, Hungary, Mỹ, Nhật, Liên minh châu Âu. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng lên tiếng ca ngợi bầu không khí hòa bình trong cuộc bầu cử ở Campuchia.
Theo VNE
Campuchia thay tư lệnh quân cảnh Phnom Penh Chính phủ Campuchia hôm nay bổ nhiệm Phó Tư lệnh quân cảnh, tướng Pi Sen, thay trung tướng Da Kim Ay làm Tư lệnh quân cảnh thủ đô Phnom Penh. Quyết định trên được đưa ra chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa 5 diễn ra hôm 28/7 vừa qua. Một số nguồn tin cho rằng tướng Da Kim Ay...