Xe tăng tương lai FCS của quân đội Mỹ
Xe tăng tương lai FCS (Future Combat System – Hệ thống chiến đấu tương lai) của quân đội Mỹ sẽ được trang bị những công nghệ tối tân nhất.
Xe tăng dự kiến được trang bị hệ treo chủ động nhờ đó có thể thay đổi chiều cao xe tăng trong khoảng từ 64-79 inch (1,6256-2,0066 m). Khi ở độ cao tối đa, xe tăng sẽ có khoảng sáng gầm xe 19 inch giống như ở tăng M1 Abrams.
Vỏ giáp đầu xe sẽ là 40 inch. Vỏ giáp sẽ sử dụng tất cả các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực công nghệ bảo vệ chủ động và thụ động. Thân và tháp xe được lắp giáp điện từ ở phía trước và bên sườn.
8 ống phóng lựu khói được gắn chìm dưới vỏ giáp tháp xe. Hệ truyền động điện kết hợp với hệ treo chủ động cho phép xe đạt tốc độ gần 45 dặm/h. Trọng lượng tương đối nhỏ làm tăng khả năng triển khai chiến lược các đơn vị xe tăng, một máy bay vận tải C-5 sẽ có thể chở 2-3 xe tăng, đồng thời sẽ gia tăng số lượng xe tăng có thể chở bằng đường biển, đường sắt hay đường nhựa.
Pháo sẽ là biến thể cải tiến XM291 vốn ban đầu được phát triển để hiện đại hóa tăng M1 Abrams. Cấu tạo của pháo gồm nòng pháo và cơ cấu chống giật.
Nòng pháo XM291 sẽ được làm bằng vật liệu composite để giảm trọng lượng và cải thiện độ cân bằng của vũ khí. Pháo còn có một áo chống nhiệt độc đáo có áp dụng công nghệ tàng hình nên độ bộc lộ của xe tăng trên radar không gia tăng khi nòng pháo bị nung nóng khi bắn. Những cải tiến đối với pháo còn bao gồm việc hoàn thiện thiết kế khóa nòng, áo chống nhiệt và phát triển cơ cấu chống giật kiểu module.
Những thay đổi đối với cấu tạo của pháo cho phép tăng cỡ nòng pháo khi cần đến 140 mm bằng thao tác thay nòng đơn giản.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia quân sự, các loại đạn pháo 120 mm và 125 mm hiện có tiêu diệt hiệu quả các loại xe tăng hiện có trong trang bị. Bởi vậy, hiện giờ lắp pháo 140 mm là không có ý nghĩa. Nhưng với sự xuất hiện của các loại xe mới với khả năng bảo vệ tăng cường, uy lực của pháo 120 mm có thể không còn đủ nữa. Lúc đó có thể tiến hành hiện đại hóa vũ khí của xe tăng với chi phí tối thiểu.
Người ta phát triển một máy nạp đạn tự động vạn năng cho xe tăng FCS. Tính vạn năng của nó là ở chỗ có thể lắp nó cho các xe tăng hiện có như M1 khi tiến hành hiện đại hóa. Máy nạp đạn tự động này cũng có thể làm việc với pháo 140 mm mà không cần phải cải tạo gì. Các máy nạp đạn có thiết kế như thế đã được lắp cho tăng Leclerc của Pháp, và Type 90 của Nhật. Như vậy, khi lắp máy nạp tự động này cho tăng Abrams, kíp xe có thể sẽ giảm xuống còn 3 người.
Do không có nhu cầu bức thiết lắp pháp 140 mm cho xe tăng nên người ta không vội vã phát triển pháo này, đồng thời cũng xem xét các phương án vũ khí thay thế khác. Trong số đó có pháo nhiên liệu lỏng vốn được xem là vũ khí của xe tăng tương lai.
Phương án vũ khí thay thế tiềm năng thứ hai là pháo điện từ. Ưu điểm chính của nó là chúng có thể đẩy đạn đi với tốc độ trên 3000 m/s, cao hơn 2 lần với các loại pháo tối tân mới đưa vào trang bị. Nhưng hiện thời, kích thước, trọng lượng và các vấn đề khác liên quân đến pháo điện tử chưa cho phép sử dụng thực tế pháo này trên xe tăng. Tuy nhiên, các bộ quốc phòng Anh, Mỹ tin tưởng rằng, xét tới sự phát triển kỹ thuật, pháo điện tử có thể trở thành vũ khí chính của xe tăng khoảng từ năm 2015. Đó cũng là yếu tố khiến người ta không vội lắp pháo 140 mm cho các xe tăng hiện đại.
Vũ khí thay thế thứ ba là pháo hybrid (lai ghép) của pháo điện tử và pháo thông thường có tên là pháo điện-nhiệt. Nó được xem là đề xuất cho xe tăng thực tiễn hơn so với pháo điện từ bởi lẽ pháo này chỉ đẩy đạn đi theo cách thông thường và các thiết bị điện của nó chiếm ít không gian hơn.
Pháo điện nhiệt đã được Mỹ đề xuất sử dụng 5 năm trước làm pháo chính cho biến thể mới của tăng Abrams. Nhưng khi thử nghiệm đã phát hiện nhiều khiếm khuyết, cần tiếp tục hoàn thiện trước khi có thể thực sự xem xét làm pháo chính của xe tăng.
Các loại đạn cho FCS sẽ gồm các loại đạn xuyên giáp mới sơ tốc cao hơn mà kết hợp với nòng pháo mới sẽ làm tăng cơ bản sức xuyên giáp mà không làm tăng sự hao mòn nòng pháo. Khả năng xuyên giáp sẽ tăng tới 100%, các đạn này sẽ có độ chính xác cao hơn gần như 70% ở tầm bắn đến 3 km.
Hệ thống điều khiển hỏa lực trên xe sẽ là hệ thống của Israel được phát triển cho các xe bọc thép chở quân hạng nặng và xe tăng Merkava đời mới nhất. Máy tính đường đạn, sensor động học độ nghiêng, sensor gió, thiết bị ổn định và các hệ thống khác của hệ thống điều khiển hỏa lực sẽ cho phép tăng thêm 30% độ chính xác bắn ở cự ly 3 km khi bắn ở tư thế tĩnh và hơn 500% khi bắn trong hành tiến.
Hiện phương án cuối cùng sử dụng động cơ cho tăng FCS chưa được thông qua vì thế đang song song tiến hành phát triển 2 động cơ: động cơ diesel 680 kW (925 mã lực) và động cơ turbine khí 925 kW (1250 mã lực).
Động cơ được kết nối với máy phát điện để cấp điện cho các động cơ điện trên xe làm quay các bánh chủ động. Các động cơ điện trên xe làm chức năng truyền động và làm giảm đáng kể kích thước khoang động cơ. Dự kiến, động cơ sẽ được lắp ở phía sau, còn bộ truyền động điện ở phần trước của thân xe.
Theo Genk
Sau Hybrid, Mercedes ráo riết chuẩn bị S-Class chạy điện
Rào cản lớn nhất hiện tại là dung lượng pin tích hợp!
Dường như Mercedes-Benz đang nỗ lực hết sức mình trong cuộc chơi "xanh". Theo những quan chức công nghệ hàng đầu của đại gia xe Đức, Mercedes sẽ sớm ra mắt một phiên bản S-Class chạy điện. Tuy rào cản lớn nhất hiện tại là dung lượng pin tích hợp nhưng theo các đại diện: một khi Tesla có thể làm được điều này, không có lý do gì Mercedes lại đầu hàng!
Dù vậy, một mẫu S-Class chạy điện hoàn toàn sẽ không thể có mặt một sớm một chiều - đặc biệt là khi phiên bản Hybrid cắm-sạc mới chỉ ngấp nghé xuất hiện. Nếu trở thành hiện thực, S-Class điện chắc chắn phải là chiếc xe mạnh mẽ và có hiệu suất vận hành cực kì tốt.
Trong khi đó, Tesla cũng đã chứng tỏ được rằng thị trường xe điện phân khúc cao cấp là rất tiềm năng. Hơn thế nữa, trưởng kĩ thuật S-Class Uwe Ernsberger cũng cho rằng xe tự hành (một trong những thế mạnh của S-Class mới) sẽ là tiêu chí hàng đầu trong vài năm tới. Để kết hợp được ba tiêu chí này, rõ ràng là điều không hề đơn giản.
Bản thân Mercedes hiện cũng có kế hoạch dẫn trước các đối thủ về xe tự hành. Dù vậy, ông Uwe cũng công nhận rằng còn rất nhiều thách thức mà họ cần vượt qua trước khi đưa công nghệ này ra thị trường nói chung. Phiên bản S-Class 2014 đã được tích hợp khá nhiều các công nghệ tự hành - nhiều trong số đó chưa được kích hoạt do những rào cản pháp lý. Như thế, một khi kết hợp S-Class hiện tại với nền tảng truyền động điện, một đối thủ mạnh của Tesla Model S đã bắt đầu hiện hữu. Cho tới lúc đó, S-Class Hybrid cắm-sạc sẽ vẫn là lựa chọn "xanh" nhất mà người tiêu dùng yêu môi trường có thể hướng tới.
Theo nhiều nhà phân tích, S-Class chạy điện cũng sẽ phải là bước tiến vượt bậc so với B-Class hay SLS chạy điện mà Mercedes đang có hiện nay bởi cả hai dòng xe này đều không đảm bảo được mức hành trình đủ tốt để có thể cạnh tranh với Tesla Model S.
Theo otofun.net
BMW sản xuất siêu xe mừng 100 năm thành lập công ty Sau một thời gian dài nghiên cứu và bàn bạc, dường như BMW đã quyết định làm chiếc siêu xe mới vào đúng dịp kỉ niệm 100 năm thành lập công ty, năm 2016. Như được mong chờ, chiếc xe sẽ có thân hình và khung gầm của i8 nhưng sẽ được trang bị một động cơ thích hợp hơn. Theo những nguồn...