Xe tăng T-55 Việt Nam bắn đạn xuyên giáp và trang bị ERA
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng dàn tăng T-54/55 của Việt Nam vẫn có thể chiến đấu ngang ngửa với tăng hiện đại nhất nhờ loạt trang bị mới.
Theo các thông tin được công khai, Việt Nam đã hợp tác cùng với Israel để nâng cấp xe tăng chiến đấu chủ lực T-54B của Việt Nam lên tiêu chuẩn T-55M3. Gói nâng cấp này được đánh giá là một sự “cải lão hoàn đồng” cho xe tăng T-54/55. T-55M3 là sự kết hợp giữa các hệ thống điện tử, vũ khí của Israel, Thụy Sỹ và Việt Nam.
Xe tăng mới được bổ sung giáp hộp phản ứng nổ Blazer ERA, có khả năng chống chịu tốt hơn với các loại đạn xuyên giáp nổ lõm, súng chống tăng cá nhân họ RPG-7 mà Việt Nam gọi là B41.
Tăng T-55M3 Việt Nam.
Đặc biệt, đã thay thế pháo chính 100mm bằng pháo M68/L7 105mm nòng xoắn của Israel, pháo này có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS sử dụng thanh xuyên. Trang bị súng máy hạng nặng NVS 12,7mm do Việt Nam sản xuất, súng máy đồng trục 7,62mm do Việt Nam sản xuất.
Ngoài ra, xe tăng T-55M3 được bổ sung thêm cối 60mm cho phép tấn công các mục tiêu trên cao mà pháo chính của xe tăng không với tới được. T-55M3 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực do Thụy Sỹ sản xuất.
Máy tính đường đạn thế hệ mới cho phép xe tăng T-55M3 bắn trong khi đang di chuyển, đây là một tính năng mà xe tăng T-54/55 chưa nâng cấp không có được.
Một số nguồn tin cho rằng xe tăng T-55M3 sẽ được trang bị đng cơ mới công suất 1.000 mã lực giúp xe cơ động hơn. T-55M3 được đánh giá là một sự “hồi sinh mới” cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55 huyền thoại.
Video đang HOT
Vậy vì sao Việt Nam không mua thêm xe tăng mới suốt hơn 3 thập niên qua mà cứ giữ mãi lực lượng xe tăng T-54/55 già cỗi? Theo nhận định của nhiều chiến lược gia, ngoài vấn đề ngân sách, có một vấn đề khác còn quan trọng hơn, chính là chiến trường thế giới đã có nhiều thay đổi.
Sự phát triển nhanh chóng của các loại vũ khí chống tăng đã khiến xe tăng ngày càng trở nên lép vế trên chiến trường. Từ chiến trường Iraq năm 2003, đến Libya năm 2011, Syria năm 2013 đều chứng kiến sự thảm bại của xe tăng trước các loại vũ khí chống tăng.
Một chiếc xe tăng siêu hiện đại như Merkava-IV hay một chiếc xe tăng lão làng như T-54/55 khi đối mặt với loại vũ khí chống tăng hiện đại như RPG-29 thì khả năng bị tiêu diệt gần như tương đương nhau. Mặt khác, không-hải chiến mới chính là chiến trường chủ đạo của thế kỷ 21.
Vì vậy, duy trì, nâng cấp lực lượng xe tăng T-54/55 trong khi dành phần lớn ngân sách cho quá trình hiện đại hóa không quân-hải quân là giải pháp khả thi để tăng cường khả năng bảo vệ an ninh quốc gia, sự toàn vẹn chủ quyền Tổ quốc trong tình hình mới.
Theo Đất Việt
Cú "lột xác" bằng vũ khí hiện đại mạnh mẽ nhất trong lịch sử Việt Nam!
Dù xuất phát chậm hơn so với một số quân, binh chủng, tuy nhiên chính lục quân mới là lực lượng có những bước đột phá âm thầm nhưng ngoạn mục với nhiều vũ khí trang bị hiện đại.
"Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa"
Không chỉ là lời bài hát đầy xúc cảm, mà thực sự nó được đúc kết qua nhiều cuộc chiến. Mỗi người Việt Nam khi nghe, đều thấy một điều gì đó thật thiêng liêng, đậm dấu ấn về công cuộc dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông, như chia sẻ của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng:
"Để đi đến ngày chiến thắng, chúng ta đã phải trả giá rất đắt, bao nhiêu người đã ngã xuống. Có lẽ ngay sau chiến thắng 30-4, ít người nghĩ rằng gần 40 năm sau và có lẽ còn xa hơn nữa, đất nước ta tiếp tục phải nỗ lực hết sức để khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại".
Xe tăng T-55 nâng cấp của Lục quân Việt Nam.
"Mọi thứ có thể đánh đổi để có hòa bình, nhưng có một giá trị không thể đánh đổi là chủ quyền đất nước, là quyền được sống trong độc lập tự do. Hơn nữa, muốn nền hòa bình ấy bền vững thì phải có độc lập tự do, nếu chúng ta lệ thuộc thì nền hòa bình ấy không thể dài lâu, càng không thể đem lại hạnh phúc cho nhân dân mình".
THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH Thứ nhất là ta mua sắm với một tỉ lệ vừa phải, tương xứng với sự phát triển kinh tế của đất nước.Thứ hai, chúng ta mua sắm vũ khí trang bị chỉ vừa đủ để bảo vệ Tổ quốc mình. Chúng ta từng bước hiện đại hóa quân đội. Khi hiện đại hóa quân đội phát triển ở mức cao thì nó sẽ quay lại giúp phát triển kinh tế đất nước, ví dụ khoa học công nghệ quốc phòng phát triển thì có điều kiện chia sẻ nguồn lực cho các lĩnh vực khác.
Quả vậy, biết bao nhiêu xương máu của lớp lớp cha anh đã hy sinh để chúng ta có được độc lập, hòa bình của ngày hôm nay. Thực tế đã chứng minh "Mọi thứ có thể đánh đổi để có hòa bình, chúng ta chọn hòa bình mà dân tộc Việt Nam được quyền hưởng, đó là hòa bình trong độc lập, tự do".
Đâu đó có bạn trẻ mong rằng Quân đội ta cần phải mạnh, cần có những vũ khí trang bị hiện đại bậc nhất, nhưng trên thực tế, đất nước còn nghèo, mỗi thứ vũ khí chúng ta mua sắm được đều xuất phát từ sự cân đối, sao cho hài hòa với điều kiện kinh tế, chính trị - ngoại giao.
Vẫn biết, "Ngày nay, chuyện mua bán vũ khí trang bị là chuyện bình thường, công khai minh bạch không có gì giấu giếm. Chúng ta có thể mua của tất cả các nước và nhiều nước sẵn sàng bán cho ta".
Nhưng, những tàu ngầm Kilo-636, tàu hộ vệ tên lửa hàng hình Gepard-3.9, tên lửa phòng không SPYDER; trực thăng tối tân, xe vận tải quân sự hàng đầu mà quân đội ta được trang bị là những bước phát triển mang tính đột phá mà cách đây chừng bảy tới mười năm chẳng ai nghĩ tới.
Nhưng, "lại nhưng", đứng trước yêu cầu bảo vệ đất nước, lộ trình hiện đại hóa Quân đội như vậy là hợp lý, nhất là nếu có thần dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, thì chúng ta sẽ vượt qua mọi thử thách để đi lên.
Pháo phản lực BM-21M do Việt Nam tự nâng cấp.
Lục quân "lột xác" mạnh mẽ nhất trong lịch sử
Báo cáo Chính trị được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: "Xây dựng QĐND và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại", trong đó định hướng xây dựng QĐND từng bước hiện đại là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Các lực lượng Phòng không-Không quân, Hải quân, Thông tin-liên lạc, Trinh sát kỹ thuật, Tác chiến điện tử để đầu tư tiến thẳng lên hiện đại. Đến nay, về cơ bản các lực lượng này đã đạt những bước tiến vượt bậc cả về vũ khí, trang bị hiện đại và nguồn lực con người có chất lượng cao để vận hành, khai thác.
Đối với lục quân, "phát pháo lệnh" đã được bắn lên, việc thực thi đã được triển khai nhanh nhưng vững chắc.
PHÓ TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG QĐND VIỆT NAM THƯỢNG TƯỚNG VÕ VĂN TUẤN Nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam đã ưu tiên hiện đại hóa cho 5 lực lượng: Quân chủng Hải quân; Phòng không Không quân; Trinh sát kỹ thuật; Tác chiến điện tử, và Thông tin liên lạc. Quân đội Việt Nam không đi viễn chinh, không đi xâm lược. Chúng ta chỉ bảo vệ Tổ quốc nên giải quyết cuối cùng phải là trên đất liền. Do vậy, lực lượng lục quân cần phải được hiện đại hóa. Nhiệm kỳ này chúng ta tiếp tục ưu tiên năm lực lượng ấy và chú trọng ưu tiên hiện đại hóa lực lượng lục quân.
Hiện nay, các lực lượng thuộc Lục quân Việt Nam như Binh chủng Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, được mệnh danh là những "quả đấm thép" đang đứng trước bước ngoặt lớn, sẵn sàng tiếp nhận vũ khí trang bị thế hệ mới, hiện đại, mở màn cho cú "lột xác" bằng vũ khí hiện đại mạnh mẽ nhất trong lịch sử.
Theo Soha News
Những cỗ xe tăng trường tồn qua 6 thập kỷ của Liên Xô Ra đời hơn 60 năm trước, những cỗ xe tăng T-54 và T55 đơn giản, dễ bảo dưỡng và nâng cấp vẫn hứa hẹn là những chiến xa lợi hại trong nhiều thập kỷ tới. Gần đây, phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và quân nổi dậy tại Trung Đông thường sử dụng xe tăng T-55 thu được từ quân...