Xe tăng Nga nã nhầm đồng đội, ít nhất 1 người chết
Ít nhất 1 binh sĩ thiệt mạng, 5 người khác bị thương khi một xe tăng của quân đội Nga nã nhầm đồng đội trong một cuộc tập trận bắn đạn thật hôm qua 7/9, hãng tin RT cho biết.
Một xe tăng của Nga (Ảnh: Sputnik)
Hãng tin RT dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, sự cố xảy ra trong cuộc diễn tập nhắm bắn mục tiêu gần thành phố St. Petersburg.
Một xe tăng nã pháo bay chệch hướng dự kiến, rơi xuống đất và phát nổ gần khu vực có nhóm 6 binh sĩ đang diễn tập. Sự cố khiến 1 binh sĩ thiệt mạng và 5 người còn lại bị thương.
Bộ Quốc phòng Nga đã mở một cuộc điều tra làm sáng tỏ nguyên nhân vụ nổ.
Minh Phương
Video đang HOT
Theo RT
Viễn cảnh khủng khiếp nếu Triều Tiên nã bom nhiệt hạch Mỹ
Chỉ cần một quả bom nhiệt hạch Triều Tiên nổ trên bầu trời Mỹ là đủ để tạo ra thảm họa cực lớn, chưa cần nhằm trúng vào một mục tiêu cụ thể nào.
Một vụ nổ bom hạt nhân. Ảnh minh họa.
Theo News.com.au, bên cạnh vụ thử bom nhiệt hạch ngày 3.9, Triều Tiên cũng cảnh báo khả năng tấn công Mỹ bằng cách tạo ra xung điện từ (EMP).
Một đầu đạn nhiệt hạch gắn trên tên lửa, một khi được kích nổ ở độ cao 400km trên bầu trời Washington sẽ vô hiệu hóa toàn bộ mạng lưới điện, gây thảm họa trên diện rộng.
Chuyên gia về các vấn đề đối ngoại của đài BBC, John Simpson cho rằng, các hệ thống tài chính và mạng lưới giao thông vận tải của Mỹ ở Washington cũng sẽ tê liệt hoàn toàn.
Nếu kịch bản thảm họa đó xảy ra, không chỉ nền kinh tế Mỹ và cả thế giới cũng sẽ chịu ảnh hưởng
Cựu giám đốc CIA James Woolsey từng nhận định, đòn tấn công bằng EMP sẽ khiến Mỹ rơi vào tình trạng "lạnh lẽo, tối tăm và suy thoái".
Bầu trời đêm nhìn từ đảo Hawaii, sau khi Mỹ thử bom nhiệt hạch năm 1962.
"Hai phần ba dân số Mỹ sẽ rơi vào tình cảnh thiếu lương thực, bệnh tật và sự sụp đổ của xã hội", ông Woolsey nói. "Tỷ lệ người thiệt mạng có thể lên tới 90%".
Bệnh viện ở Mỹ sẽ không thể hoạt động mà không có điện. Các dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như điện, gas, nước, liên lạc bị cắt đứt. Mạng lưới sản xuất và phân phối lương thực cũng sụp đổ.
Năm 1962, Mỹ từng kích nổ quả bom nhiệt hạch 1,4 megaton. Quả bom phát nổ ở độ cao khoảng 500km, trên bầu trời Thái Bình Dương đã khiến điện tắt phụt trên đảo Hawaii, dù khu vực này cách xa 2.000km. 8 vệ tinh hoạt động gần đó cũng mất liên lạc.
Nếu Triều Tiên dùng bom nhiệt hạch tạo EMP tấn công thủ đô Washington, Mỹ, việc khắc phục thiệt hại có thể sẽ phải mất hàng năm trời, với khoản chi phí khổng lồ.
Triều Tiên tuyên bố đã lắp được bom nhiệt hạch vào tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Theo các chuyên gia, đòn tấn công bằng EMP dễ dàng hơn so với việc dùng tên lửa hạt nhân đánh thẳng vào mục tiêu.
Triều Tiên kích nổ vũ khí nhiệt hạch ở độ cao 400km nên không cần tên lửa có khả năng sống sót khi bay ra ngoài vũ trụ rồi quay trở lại bầu khí quyển. Tên lửa cũng không cần phải đánh trúng mục tiêu một cách chính xác.
Năm 2015, Triều Tiên từng tuyên bố dùng bom hạt nhân 100 kiloton để tấn công Hàn Quốc. Một đợt tấn công như vậy ở độ cao khoảng 60-70km sẽ hạn chế tối đa khả năng ảnh hưởng đến Bình Nhưỡng.
Nhưng một đợt tấn công như vậy sẽ không giúp Triều Tiên thắng lợi hoàn toàn, theo News.com.au. Ngay cả khi trung tâm đầu não tê liệt, Mỹ vẫn nắm trong tay hàng loạt các tàu ngầm, máy bay ném bom chiến lược mang theo tên lửa hạt nhân.
Đòn tấn công hạt nhân đáp trả của Mỹ nhằm vào Triều Tiên sẽ rất thảm khốc, thậm chí còn khiến nước này "biến mất hoàn toàn trên bản đồ", theo lời một cựu tướng quân đội Mỹ.
Theo Danviet
Binh sĩ Hàn Quốc thiệt mạng khi tập trận Sự cố xảy ra trong lúc tập trận pháo binh của quân đội Hàn Quốc ngày 18/8 khiến 1 binh sĩ thiệt mạng và 6 người khác bị thương, theo hãng tin Yonhap. Một cuộc tập trận bắn đạn thật hồi tháng 4 giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc (Ảnh: AFP) Yonhap dẫn lời một quan chức quân đội Hàn Quốc cho...