Xe tăng, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria
Máy bay Mỹ hộ tống lực lượng đặc nhiệm, xe tăng, máy bay phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ vào đất Syria để phối hợp chống IS
Ngày 24-8, máy bay Mỹ đã hộ tống lực lượng đặc nhiệm, xe tăng, máy bay phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ vào đất Syria để phối hợp chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Xe tăng, máy bay và lính Thổ Nhĩ Kỳ qua Syria qua ngả TP biên giới Jarablus thuộc tỉnh Aleppo. Phóng viên Reuters tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria thấy có sáu xe tăng của Thổ Nhĩ Kỳ bên đất Syria.
Hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 24-8 cho biết mục tiêu của chiến dịch là IS và phần tử người Kurd thuộc đảng PYD vốn chiếm ưu thế ở Bắc Syria.
“Chiến dịch bắt đầu ở Bắc Syria vào lúc 4 giờ sáng (giờ địa phương) nhắm vào các nhóm khủng bố liên tục đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ như IS và PYD – các tay súng người Kurd ở Syria”.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào TP Jarablus (tỉnh Aleppo, Syria) ngày 24-8. Ảnh: REUTERS
Chiến dịch mang tên Tấm khiên Euphrates, là chiến dịch quân sự đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện sau cuộc đảo chính ngày 15-7. Đây là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ đưa một lượng lớn quân và vũ khí vào Syria để chống khủng bố kể từ tháng 11-2015 khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga trên không phận Syria.
Video đang HOT
Ngay sau khi vào đất Syria, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nã pháo vào TP Jarablus. Máy bay Thổ Nhĩ Kỳ và máy bay Mỹ cũng tiến hành không kích các mục tiêu IS trong khu vực. Nguồn tin quân sự Thổ Nhĩ Kỳ cho biết không kích đã nhắm trúng 12 mục tiêu của IS, trong khi đó pháo bắn trúng 70 mục tiêu của IS. Đầu tuần này, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố sẽ quét sạch IS khỏi khu vực biên giới sau khi IS đánh bom đám cưới ở Thổ Nhĩ Kỳ làm gần 60 người chết.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông Biden là quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ kể từ sau cuộc đảo chính thất bại ngày 15-7 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Reuters dẫn lời một quan chức chính phủ Mỹ cấp cao tháp tùng ông Biden qua Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Mỹ muốn giúp Thổ Nhĩ Kỳ đẩy lùi IS ra xa biên giới với Syria. Theo quan chức này, không kích của Mỹ ở Syria nhắm vào IS chứ không phải vào PYD. Mỹ xem PYD là một đồng minh trong cuộc chiến chống IS. Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ lại xem PYD là mối đe dọa an ninh khi lực lượng này ủng hộ các phần tử người Kurd thuộc đảng PKK đòi ly khai ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Xe tăng và xe bọc thép Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Gaziantep (Thổ Nhĩ Kỳ) trên đường tiến sang biên giới Syria ngày 24-8. Ảnh: REUTERS
Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ hy vọng cùng với việc đẩy lùi IS xa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, hai nước sẽ ngăn chặn được tuyến đường IS khai thác để buôn lậu và tuyển mộ tay súng nước ngoài.
Tuy nhiên, với riêng Thổ Nhĩ Kỳ, chiến dịch Tấm khiên Euphrates này còn nhằm mục tiêu ngăn chặn các tay súng người Kurd ở Syria chiếm được TP Jarablus, ngăn cản đà hỗ trợ các tay súng người Kurd đòi ly khai ở Thổ Nhĩ Kỳ, theo Reuters.
Từ khi nội chiến Syria bắt đầu năm 2011, các tay súng người Kurd đã chiếm được một diện tích lớn lãnh thổ ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ xem con sông Euphrates là ranh giới đỏ mà các tay súng người Kurd ở Syria không được vượt qua.
Trong ngày 24-8, Thủ lĩnh PYD Saleh Muslim tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ đã tự bước vào “đầm lầy” Syria, sẽ sa lầy và bị đánh tơi tả như IS.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Việt Nam mua hệ thống mô phỏng để huấn luyện tăng T-90?
Việc Việt Nam mua hệ thống mô phỏng lái xe tăng của Kazakhstan có thể là nhằm phục vụ huấn luyện lái xe tăng mới.
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo công ty Almaty cho biết, Việt Nam và Kazakhstan đã ký một biên bản ghi nhớ về việc cung cấp hệ thống mô phỏng huấn luyện xe tăng - thiết giáp.
"Hai bên đã ký một biên bản ghi nhớ và sẽ có một biên bản nữa về việc xuất khẩu, đây mới chỉ là sự khởi đầu trong việc chúng tôi sẽ cung cấp các trang thiết bị sang Việt Nam", ông Alexander Klimenko - lãnh đạo Almaty cho biết.
Phía Almaty đã giới thiệu nhiều thành tựu của mình cho phía đối tác Việt Nam. Cụ thể là hệ thống mô phỏng huấn luyện với đầy đủ các tính năng của máy bay trực thăng Mi-17, đặc biệt cả tính năng nhào lộn của Mi-17. Đáng lưu ý, phía Almaty cũng giới thiệu tới Việt Nam hệ thống mô phỏng huấn luyện với đầy đủ các tính năng cho xe tăng T-72.
Xe tăng T-90MS.
Là một doanh nghiệp đứng đầu của Kazakhstan trong lĩnh vực này, cùng với việc công ty có thể hoàn tất tất cả các giai đoạn trong việc cho ra đời những sản phẩm hiện đại với chi phí cạnh tranh. Hiện Almaty đang sử dụng khoảng 200 chuyên gia trong nước.
Hiện tại, công ty có thể cho ra đời khoảng 20 bộ thiết bị mô phỏng huấn luyện xe tăng mỗi năm, nhưng trong trường hợp có thêm các đơn hàng mới, việc mở rộng sản xuất không thành vấn đề.
Trong những năm qua, Almaty đã cung cấp cho quân đội Kazakhstan khoảng 30 hệ thống mô phỏng huấn luyện xe tăng và một hệ thống mô phỏng huấn luyện máy bay trực thăng.
"Nhờ vào chính sách sửa đổi của chính phủ trong năm 2013, công ty chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng xuất khẩu dài hạn với các bộ quốc phòng của các nước như Bangladesh, Liên bang Nga và Việt Nam", lãnh đạo Almaty trao đổi với báo giới.
Việc Việt Nam mua hệ thống lái tăng mô phỏng có thể là nhằm phục vụ huấn luyện chiến sĩ vận hành xe tăng thế hệ mới. Trước đó đã dấy lên nhiều thông tin đồn đoán cho là Việt Nam đã nhập khẩu các xe tăng T-90MS hiện đại.
Theo Kiến Thức
Xe tăng Đài Loan rơi xuống sông, 3 người thiệt mạng Ba binh sỹ Đài Loan đã thiệt mạng khi chiếc xe tăng chở họ rơi xuống sông khi trời mưa to sau một buổi tập bắn tại miền Nam vùng lãnh thổ này. Vào lúc 10 giờ 30 phút (giờ địa phương) ngày 16.8, chiếc xe tăng CM11 chở 5 binh sỹ đang trên đường trở về doanh trại ở huyện Bình Đông,...