Xe tăng chủ lực T-99 – điểm nhấn lễ duyệt binh Trung Quốc
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-99 sẽ dẫn đầu đội hình khí tài tham gia lễ duyệt binh của Trung Quốc ngày 3/9.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-99 của Trung Quốc. Ảnh: Worldoftanks
Trong lễ duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm 70 năm Thế chiến II kết thúc ở châu Á vào ngày 3/9 ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ giới thiệu nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại để thể hiện sức mạnh quân sự. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-99 sẽ là đối tượng đáng chú ý nhất, CCTV ngày 27/8 đưa tin.
Với trọng lượng khoảng 60 tấn, xe tăng hạng nặng T-99 được tạp chíFocus của Đức bình chọn là mẫu tăng tốt thứ ba thế giới, chỉ xếp sau Leopard 2 do Đức sản xuất và M1A2 Abrams của Mỹ.
Xe tăng T-99 có pháo nòng trơn 125 ly, ngoài ra nó còn có khả năng bắn được các tên lửa chống tăng dẫn đường và được trang bị một động cơ diesel 1.500 mã lực mạnh mẽ.
Trong lễ duyệt binh ngày 3/9, đội hình xe tăng T-99 hình mũi tên sẽ dẫn đầu 27 khối khí tài quân sự diễu qua quảng trường Thiên An Môn. Trên tấm giáp trước mũi chiếc T-99 đầu tiên của đội hình này là một ngôi sao vàng, thể hiện rằng trong chiếc xe tăng đó có một viên tướng, ông She Guiyan, người chỉ huy đội hình xe tăng cho biết.
“Lần này những chiếc xe tăng tham dự duyệt binh sẽ được đánh số khác nhau. Chẳng hạn như số hiệu của chiếc xe tăng này là TJ102. TJ có nghĩa là tấn công, và số ‘1′ thể hiện rằng chiếc xe nằm trong đội hình đầu tiên, và số ‘02′ có nghĩa rằng nó là chiếc xe đi thứ hai trong đội hình. Tất cả các khí tài trong 27 đội hình đều được chia thành những nhóm nhỏ tùy theo chức năng của chúng”, ông She nói.
Xe tăng T-99 ra mắt lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh vào năm 2009 kỷ niệm 60 năm Quốc khánh Trung Quốc. Những chiếc T-99 tham dự lễ duyệt binh lần này có thiết kế như cũ, song các bộ phận của nó đã được nâng cấp vài lần.
Video đang HOT
Xe tăng Trung Quốc luyện tập cho lễ duyệt binh. Ảnh: CCTV
Những chiếc xe tăng tham dự lễ duyệt binh lần này được trang bị hệ thống hình ảnh kỹ thuật số mới, được tích hợp camera, thiết bị định tầm, các hệ thống giám sát và xử lý. Hệ thống này có thể giám sát được 4 xe tăng cùng một lúc theo thời gian thực và giúp lái xe có thể thao tác kịp thời, Ding Hu, người lái chiếc xe tăng đầu tiên trong đội hình duyệt binh, cho hay.
“Nhiều người nghĩ rằng xe tăng T-99 hiện nay gần như giống hệt với các phiên bản trước đó. Nhưng tôi có thể nói rằng chúng khác hẳn về chất. Đây là một bước tiến lớn từ cơ giới hóa đến thông tin hóa. Việc lái một chiếc xe tăng đời cũ là một thách thức thể lực đối với tài xế, nhưng hiện nay thách thức đó đòi hỏi trí tuệ của người lái nhiều hơn”, Ding nói.
Trong cuộc duyệt binh, những chiếc T-99 sẽ diễu qua quảng trường Thiên An Môn trong tình trạng mở hết các cửa, và lái xe sẽ phải điều khiển xe tăng mà không nhìn vào các bảng thiết bị bên trong.
“Điều này sát với thực tế chiến đấu hơn, khi các lái xe gần như không có cơ hội nhìn vào các nút bấm, công tắc khi điều khiển xe tăng trên chiến trường. Họ phải nhìn về phía trước và quan sát những gì đang diễn ra xung quanh, và tay họ phải tìm được các nút bấm mà mắt không cần nhìn. Thông qua huấn luyện, chúng tôi ngày càng trở nên quen thuộc hơn với việc vận hành loại xe tăng này”, Guo Jianchuan, người lái xe tăng mang số hiệu TJ102 tiết lộ.
Tổng cộng 12.000 binh sĩ, 500 khí tài quân sự và gần 200 máy bay các loại sẽ tham gia vào cuộc duyệt binh quy mô lớn dưới sự chứng kiến của đại diện 49 quốc gia và các tổ chức quốc tế ở Bắc Kinh trong ngày 3/9.
Trí Dũng
Theo VNE
Cận cảnh lễ quốc khánh lần 50 hoành tráng của Singapore
Singapore ngày 9.8 đã kỷ niệm 50 năm ngày quốc khánh bằng nhiều hoạt động long trọng, bao gồm lễ duyệt binh quy mô lớn và màn bắn pháo bông hoành tráng.
Pháo bông đỏ rực bầu trời ở Vịnh Marina (Singapore) tối 9.8 - Anh: Reuters
Theo ước tính, khoảng 250.000 người đã tham dự vào các hoạt động lễ hội và quy mô của dịp lễ quốc khánh lần này rất lớn, với sự tham gia của khoảng 50 máy bay quân sự, 177 xe tăng và nhiều loại khí tài khác, AFP đưa tin.
Singapore đã tách khỏi liên bang Malaysia vào ngày 9.8.1965 để trở thành một quốc gia độc lập theo chế độ cộng hòa.
Các hồi còi hú lên vào lúc 9 giờ sáng ngày 9.8 (giờ địa phương) để báo hiệu lễ kỷ niệm được bắt đầu, và ngay sau đó đài truyền hình và đài phát thanh phát đi đoạn ghi âm hồi năm 2012, ghi lại giọng cố Thu tương Lý Quang Diệu đọc lại bản tuyên ngôn độc lập.
Thu tương 2 nước Malaysia và Thái Lan, quốc vương Brunei và phó tổng thông Indonesia, cùng các quan chức Trung Quôc, Úc và Nhât Ban đã có mặt tại lễ lập quốc của Singapore, theo AFP.
Hiệp sĩ đen, tên gọi của phi đội chiến đấu cơ F-16 bay biểu diễn thuộc lực lượng Không quân Singapore, đang trình diễn màn nhào lộn trên không - Anh: Reuters
Tiêm kích F-16 thuộc phi đội Hiệp Sĩ Đen bay thành đội hình số 50 - Anh: Reuters
Trực thăng thuộc lực lượng Không quân Singapore mang theo quốc kỳ bay ngang khu trung tâm tài chính của đảo quốc này nhân dịp lễ quốc khánh - Anh: Reuters
Thu tương Lý Hiển Long vẫy tay chào người dân khi ông xuất hiện tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Singapore - Anh: Reuters
Một phụ nữ Singapore đã không cầm được nước mắt khi được xem video ghi lại hình ảnh của cố Thu tương Lý Quang Diệu nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày lập quốc của nước này. Đây cũng là dịp để người dân Singapore bày tỏ lòng biết ơn đối với ông Lý, người đã có công lèo lái đảo quốc này thành một trong những cường quốc châu Á - Anh: Reuters
Người dân Singapore thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa tại Vịnh Marina - Anh: Reuters
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Mỹ triển khai vũ khí hạng nặng đến Ba Lan năm tới Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan ngày 27/8 cho hay Mỹ sẽ triển khai các vũ khí hạng nặng tới quốc gia thành viên EU này vào năm tới, trong bối cảnh căng thẳng khu vực vẫn lên cao vì Nga và cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Một mẫu xe tăng của Mỹ (Ảnh: armyrecognition) Washington hồi tháng 6 cho hay nước này...