Xe tải tông xe máy trên cao tốc: Có phải chịu trách nhiệm?
Cơ quan chức năng sẽ xem xét yếu tố lỗi của các bên để xác định mức bồi thường và việc có xem xét trách nhiệm hình sự trong vụ việc hay không.
Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, ngày 5-2 vừa qua xảy ra một vụ tai nạn trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương, người điều khiển xe máy đi ngược chiều bị xe tải tông tử vong. Sau vụ việc, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc liên quan đến trách nhiệm pháp lý của các bên trong vụ việc này. Người thì cho rằng xe máy đi trên đường cao tốc có lỗi nên phải bồi thường, người thì cho rằng tài xế ô tô phải bồi thường.
Vậy pháp luật quy định thế nào trong trường hợp trên?
Không có lỗi vẫn có thể phải bồi thường
Cơ quan chức năng bước đầu xác định khoảng 22 giờ ngày 5-2, trên tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương thuộc địa bàn xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, Long An, xe tải 84C-055.83 do tài xế TQT (30 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) điều khiển lưu thông theo hướng miền Tây – TP.HCM va chạm với xe máy 54K4-0215 do ông THV (61 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau) điều khiển chạy ngược chiều tại làn đường dành cho ô tô. Sau va chạm, ông V tử vong tại chỗ. Công an huyện Bến Lức (Long An) đang thụ lý điều tra vụ việc.
Người dân điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc. Ảnh: NGUYỆT NHI
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một kiểm sát viên cho biết việc điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc là trái quy định của Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết 02/2022 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao thì ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ngay cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp: Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Áp dụng trong vụ tai nạn xảy ra trên cao tốc TP.HCM -Trung Lương thì về nguyên tắc, chủ sở hữu, người điều khiển xe tải 84C-055.83 phải bồi thường thiệt hại cho ông V (người điều khiển xe máy đi ngược chiều) ngay cả khi không có lỗi, trừ trường hợp việc ông V tử vong hoàn toàn do lỗi cố ý của ông này (cố tình đi vào đường cao tốc).
Tuy nhiên, khi xem xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần xét yếu tố lỗi của ông V, vì theo quy định tại Điều 585 BLDS và Nghị quyết 02 thì trường hợp cơ quan điều tra kết luận ông V cũng có một phần lỗi thì ông V sẽ không được nhận toàn bộ khoản bồi thường mà sẽ bị trừ đi phần được bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi đó.
Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, cơ quan chức năng sẽ xác định ai là chủ sở hữu chiếc xe tải, tài xế T hay người khác. Nếu tài xế T không phải chủ sở hữu thì xác định xem chủ sở hữu giao xe đúng luật hay không, các bên có thỏa thuận về trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn hay không…
Từ đó, căn cứ vào hướng dẫn tại Nghị quyết 02 để xác định ai phải bồi thường. Đơn cử, trường hợp kết quả điều tra cho thấy tài xế T là chủ sở hữu chiếc xe tải nói trên thì tài xế này phải có trách nhiệm bồi thường.
Video đang HOT
Hay như trường hợp nếu chủ sở hữu giao xe cho tài xế T không đúng quy định (ví dụ giao xe cho người không có bằng lái, không đủ điều kiện tham gia giao thông…) thì chủ sở hữu xe phải bồi thường.
Có xem xét trách nhiệm hình sự?
Về việc xem xét trách nhiệm hình sự trong vụ việc, vị kiểm sát viên cũng cho biết để xác định có hay không yếu tố hình sự thì cần phải xem xét toàn diện, đầy đủ yếu tố lỗi của các bên khi tham gia giao thông trên đường cao tốc.
Đồng quan điểm, luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, giảng viên Học viện Tư pháp Cơ sở TP.HCM) cũng cho biết việc có khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong trường hợp này hay không còn phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra.
Cụ thể, cơ quan điều tra sẽ xác minh, thu thập các tài liệu, chứng cứ, tiến hành trưng cầu giám định để xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Xác định lỗi của các bên trong vụ án, xác định có lỗi của người điều khiển ô tô hay không, chẳng hạn như vượt quá tốc độ, có sử dụng rượu bia, không đảm bảo khoảng cách an toàn trên cao tốc theo quy định…
Trường hợp kết luận điều tra xác định có lỗi của tài xế ô tô và đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Xe không có bảo hiểm, bên bị thiệt hại vẫn được nhận hỗ trợ
Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định từng loại đường, phần đường và loại xe cơ giới được phép lưu thông trên những loại đường này.
Theo đó, Điều 26 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định rõ người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, mô tô… không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Do đó, trong vụ việc này người điều khiển xe máy đã đi vào loại đường không được phép lưu thông là hành vi trái quy định.
Về các khoản bồi thường, hỗ trợ, trong trường hợp xe tải không tham gia bảo hiểm bắt buộc hoặc các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm (hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, tài xế hoặc của người bị thiệt hại; thiệt hại đối với tài sản do tài xế điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy…) thì người bị thiệt hại vẫn được Quỹ bảo hiểm xe cơ giới chi trả một khoản tiền hỗ trợ nhân đạo theo quy định tại Nghị định 03/2021.
Cụ thể, mức chi hỗ trợ nhân đạo sẽ bằng 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/một người/một vụ đối với trường hợp tử vong.
Ông BÙI VĂN QUẢN, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM
Sân Mỹ Đình bê bối nghiêm trọng, ai chịu trách nhiệm ?
Những bê bối tại Khu liên hợp thể thao quốc gia gây bức xúc dư luận suốt thời gian qua, nhưng đến thời điểm hiện tại hầu hết các cá nhân liên quan đều chưa được làm rõ trách nhiệm cũng như chưa bị xử lý nghiêm.
Báo cáo thủ tướng về sân Mỹ Đình ngay trong tháng 1
Ngày 5.1, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản gửi Bộ VH-TT-DL yêu cầu báo cáo về thực trạng hệ thống cơ sở thi đấu thể thao. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, ngay trong tháng này, Bộ VH-TT-DL phải tiến hành rà soát và báo báo Thủ tướng về thực trạng của hệ thống cơ sở thi đấu thể thao, nhất là các cơ sở thuộc quyền quản lý của Bộ VH-TT-DL. Bộ cần làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chất lượng các công trình thi đấu thể thao, trong đó có Khu liên hợp thể thao quốc gia (viết tắt là khu liên hợp). Gần đây, khi dự khán sân Mỹ Đình theo dõi trận đấu của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2022, Thủ tướng cũng đã bày tỏ quan điểm về phương thức khai thác tài sản công tại khu liên hợp - công trình được Bộ VH-TT-DL giao Tổng cục TDTT quản lý.
Mặt cỏ sân Mỹ Đình bị các đội bóng châu Á chê quá xấu. Ảnh HOÀNG QUÂN
Khu liên hợp được khởi công xây dựng vào quý 1/2002 và khánh thành vào tháng 9.2003. Với hai hạng mục quan trọng là sân Mỹ Đình và Cung thể thao dưới nước, thiết chế thể thao trị giá 53 triệu USD (hơn 1.200 tỉ đồng) này đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao khi trở thành dấu ấn đặc biệt tại SEA Games 22 - đại hội thể thao tầm cỡ khu vực do Việt Nam lần đầu đăng cai năm 2003. Nhưng sau 21 năm, khu liên hợp hiện đang là công trình gây nhiều nhức nhối bởi một loạt bê bối về nợ thuế, vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý tài sản công.
Sự xuống cấp của các hạng mục chính tại sân Mỹ Đình là thứ mà ai cũng có thể nhìn thấy (mặt cỏ tàn úa, héo khô; các khu vực ghế ngồi ở khán đài cũ kỹ, bụi bẩn; một số phòng chức năng nhếch nhác, thậm chí phòng VIP có thời điểm còn bị dột khi mưa; nhiều khu vực bậc thang bị nứt do lâu không được gia cố, nhà vệ sinh hôi hám), nhưng có những sự "xuống cấp" mà hậu quả để lại của nó là cực kỳ nghiêm trọng. Cũng chính vì lý do này mà Chính phủ đã chỉ đạo ngành thể thao phải đánh giá trung thực về thực trạng các công trình phục vụ thi đấu, mà khu liên hợp chính là điểm nóng nhất, gây nhức nhối nhất.
Sân Mỹ Đình chưa xứng đáng là hình ảnh của thể thao quốc gia. Ảnh ĐỘC LẬP
Những sai phạm của khu liên hợp
Những vụ bê bối tại khu liên hợp bắt đầu xảy ra dưới thời ông Cấn Văn Nghĩa làm giám đốc (từ năm 2009 - 2018). Trong giai đoạn này, khu liên hợp đã tìm mọi giải pháp khai thác các mặt bằng thuộc quyền sở hữu tại khu liên hợp, để đem về nguồn thu cho đơn vị nhưng cách khai thác có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và trước đó là của Kiểm toán Nhà nước, khu liên hợp đã tự ý cho thuê mặt bằng, không đấu giá và công khai mức giá; chưa thực hiện kê khai, nộp tiền thuê đất của các hợp đồng cho thuê mặt bằng ngắn hạn và dài hạn. Trong nhiều năm liền, khu liên hợp không chỉ cho thuê đất khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ VH-TT-DL, Bộ Tài chính mà còn có dấu hiệu làm sai nguyên tắc trong sử dụng tài chính công, tài sản công. Đặc biệt, khu liên hợp đã cho thuê đất với giá rất rẻ, quá chênh lệch với giá thị trường mà không tham khảo ý kiến Bộ Tài chính nên đã làm thất thoát cả trăm tỉ đồng của nhà nước. Được phép thực hiện thí điểm hợp tác liên doanh, liên kết khai thác cơ sở vật chất, khu liên hợp đã nộp thuế nhưng chưa thực hiện kê khai, nộp tiền thuê đất của các hợp đồng cho thuê mặt bằng ngắn hạn theo quy định của Chính phủ.
Trong giai đoạn từ năm 2009 - 2018, khu liên hợp đã ký hàng trăm hợp đồng cho thuê mặt bằng với khoảng 42 doanh nghiệp tại các khu đất đã giải phóng mặt bằng đang chờ thực hiện dự án. Đây là những việc làm sai nguyên tắc về quản lý sử dụng đất vì chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Theo quy định của pháp luật, việc khu liên hợp sử dụng đất để cho thuê mặt bằng thì khu liên hợp trở thành đối tượng phải nộp tiền thuê đất. Tuy nhiên, khi thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp, khu liên hợp chỉ thu tiền cho thuê mặt bằng các khu đất mà không thu tiền thuê đất của các doanh nghiệp để nộp ngân sách nhà nước. Khu liên hợp phải nộp ngân sách nhà nước tiền thuê đất nhưng trong suốt nhiều năm liền, đơn vị này chưa nộp cho cơ quan thuế vì hoàn toàn không còn khả năng chi trả.
Tháng 6.2022, cơ quan thuế thông báo khoản nợ của khu liên hợp là 855 tỉ đồng. Nhưng vì không trả đúng hạn, khoản nợ xấu tính đến hết năm 2022 phát sinh lên đến con số khổng lồ 1.000 tỉ đồng. Cơ quan thuế đã thông báo quyết định tiến hành cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với khu liên hợp, với hạn đến tháng 6.2023. Nếu từ nay đến đó, khu liên hợp không trả được nợ, thì số tiền nợ phát sinh vào khoảng gần 1.500 tỉ đồng.
Trước SEA Games 31, dàn đèn sân Mỹ Đình xuống cấp nghiêm trọng sau 20 năm sử dụng và hiện đã được thay mới. Ảnh MINH TÚ
Mới chỉ nguyên giám đốc bị kỷ luật
Trong kết luận thanh tra về khu liên hợp (thời kỳ năm 2009 - 2018), Thanh tra Chính phủ có nêu, Tổng cục TDTT, Bộ VH-TT-DL là cơ quan chủ quản giai đoạn 2009 - 2018 có tổ chức nhiều cuộc kiểm tra hiện trạng nhà đất, cơ sở vật chất nhưng không phát hiện được việc khu liên hợp hợp tác đầu tư với một số doanh nghiệp. Bộ VH-TT-DL, Tổng cục TDTT đã thiếu sự kiểm tra, rà soát việc thực hiện liên doanh, liên kết nên không phát hiện được những vi phạm của khu liên hợp. Những kết luận này đã phần nào chỉ ra được sự thiếu sâu sát, thiếu trách nhiệm của ngành thể thao trong khâu quản lý khu liên hợp. Thật đau xót khi công trình thể thao lớn nhất Việt Nam hiện không còn tiền để hoạt động, không còn kinh phí để bảo dưỡng, cải tạo các hạng mục quan trọng. Nếu SEA Games 31 không được tổ chức tại Việt Nam vào hồi tháng 5.2022, không được nhà nước đầu tư nâng cấp khu liên hợp, thì chắc chắn hiện trạng của sân Mỹ Đình và Cung thể thao dưới nước còn trở nên tệ hại hơn nữa.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao trong nhiều năm trời khu liên hợp để xảy ra nhiều sai phạm, tình trạng nợ thuế đất kéo dài, dẫn đến cạn kiệt tài chính, mà lãnh đạo ngành thể thao không can thiệp kịp thời, không đưa ra chỉ đạo quyết liệt để chấn chỉnh những sai phạm trong công tác điều hành của Ban giám đốc khu liên hợp (thời kỳ 2009 - 2018). Liệu có phải chỉ do buông lỏng, chủ quan của lãnh đạo ngành thể thao, hay vẫn biết mà làm ngơ, hay còn vì lý do (có thể khuất tất, tiêu cực) nào khác nữa.
Mặt cỏ sân Mỹ Đình không được chăm sóc đúng cách như nhiều sân khác tại Việt Nam. Ảnh VƯƠNG ANH
Được biết, mỗi năm, các đơn vị trực thuộc Bộ VH-TT-DL, Tổng cục TDTT phải báo cáo rất chi tiết về kết quả hoạt động trong một năm tại đơn vị mình, trong đó có báo cáo tài chính, đặc biệt đối với các đơn vị được giao tự chủ tài chính 100% như khu liên hợp. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Thanh Niên, khu liên hợp đã báo cáo không đầy đủ, không rõ ràng, thậm chí còn có những nội dung chưa đúng với sự thật. Nhưng lãnh đạo ngành thể thao không nắm bắt được thực tế diễn ra, để các sai phạm kéo dài triền miên từ năm này qua năm khác. Bộ VH-TT-DL cũng từng có văn bản yêu cầu khu liên hợp thu hồi lại đất cho thuê nhưng không đốc thúc một cách quyết liệt, không giám sát kỹ việc thu hồi, không cùng giải quyết những khó khăn phát sinh tại khu liên hợp khi các khoản nợ thuế mỗi lúc một tăng.
Lãnh đạo ngành thể thao nói gì ?
Sau khi nhận được chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu báo cáo thực trạng hệ thống cơ sở thi đấu thể thao, tại cuộc họp khẩn về các vấn đề nóng liên quan đến thể thao Việt Nam, trong đó có khu liên hợp, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng đã giao Tổng cục TDTT chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ VH-TT-DL, các đơn vị liên quan, đối chiếu để đánh giá lại thực trạng về hệ thống cơ sở thi đấu thể thao thuộc Bộ.
"Thực trạng ở đây là phải biết được hiện nay Bộ đang quản lý bao nhiêu cơ sở thể thao, những cơ sở đó có lịch sử hình thành từ năm nào, đầu tư bao nhiêu tiền, hằng năm được đầu tư bao nhiêu. Như sân Mỹ Đình chẳng hạn, đã đầu tư hơn 20 năm thì phải xác định được khấu hao nó là như thế nào. Khu liên hợp sẽ tự chủ hoàn toàn như hiện tại hay tự chủ một phần, hay mô hình nào phù hợp, đó là câu hỏi mà chúng ta phải sớm trả lời. Không thể để tình trạng này kéo dài", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.
Còn theo Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Đặng Hà Việt, do những tồn tại để lại của giai đoạn trước (kết luận của Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ), khu liên hợp hiện đang gặp vấn đề khó khăn về nguồn lực để vận hành, chi trả lương, thu nhập cho đội ngũ nhân viên. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tình trạng như hiện nay tại khu liên hợp. Trung Ninh
Tháng 6.2021, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng cho chuyển thông tin (tài liệu hồ sơ, chứng cứ) cho Cơ quan CSĐT Bộ Công an để thụ lý, xem xét theo quy định của pháp luật đối với một số nội dung liên quan đến khu liên hợp. Hiện vẫn chưa có kết luận của cơ quan điều tra về các vụ việc này và ngành thể thao đang chờ. Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị lãnh đạo Bộ VH-TT-DL, Tổng cục TDTT kiểm điểm làm rõ và xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể có liên quan các sai phạm, vi phạm của khu liên hợp, trong đó có lãnh đạo Tổng cục TDTT (theo từng thời kỳ) liên quan các sai phạm, vi phạm này. Tuy nhiên, việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ bị chậm, không đúng tiến độ như yêu cầu của cơ quan thanh tra là cuối năm 2021 phải hoàn tất quy trình kiểm điểm, xử lý các sai phạm. Đến thời điểm này, chỉ duy nhất ông Cấn Văn Nghĩa (đã về hưu cuối năm 2018) bị nhận hình thức kỷ luật ở mức độ khiển trách. Các lãnh đạo ngành thể thao trực tiếp liên quan các vụ việc của khu liên hợp (thời kỳ 2009 - 2018) vẫn chưa phải tiến hành kiểm điểm cá nhân; và nhiều người âu lo, vụ việc có thể sẽ bị "chìm xuồng" và những cá nhân mắc lỗi sẽ không bị xử lý nghiêm minh dù để lại hậu quả nghiêm trọng.
Tiết lộ nội dung công văn khẩn của Đồng Tháp sau vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m Sau vụ việc bé trai rơi xuống trụ bê tông, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành một văn bản được nhiều người quan tâm. Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thời gian qua, vẫn còn một số chủ đầu tư và nhà thầu chưa quan tâm đúng mức, còn sự chủ quan trong công tác quản lý, giám sát an toàn lao động...