‘Nóng’ nạn ‘cò’ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện TP Hồ Chí Minh
Nạn ‘cò’ hiện vẫn là vấn đề ‘ nóng’ tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố Hồ Chí Minh, thách thức đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực xây dựng môi trường phục vụ văn minh, hiện đại, nghĩa tình của các bệnh viện trên địa bàn Thành phố.
Mặc dù Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1 đã chuyển sang cơ sở mới nhưng “cò” tại cơ sở cũ vẫn còn hoạt động. (Ảnh: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp)
Sáng 8/2, thông tin từ Sở Y tế Thành phố, Thanh tra Sở đã triển khai 3 đoàn kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật của các phòng khám tư nhân xung quanh khu vực có thông tin về hiện tượng “cò” khám, chữa bệnh.
Kết quả kiểm tra đột xuất 1 phòng khám đa khoa, 4 phòng khám chuyên khoa tư nhân, phát hiện 1 phòng khám chuyên khoa Nội (ở gần Bệnh viện Ung bướu cơ sở cũ) trên địa bàn quận Bình Thạnh có dấu hiệu hoạt động của “cò” dẫn dụ người bệnh đến khám, chữa bệnh.
Video đang HOT
Các phòng khám còn lại, tuy chưa phát hiện có dấu hiệu “cò”, nhưng đều có sai phạm về các quy định chuyên ngành trong quá trình hoạt động khám, chữa bệnh.
Thanh tra Sở Y tế đang phối hợp với cơ quan đơn vị liên quan tiến hành xử lý đối với các cơ sở, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các phòng khám có dấu hiệu liên kết với “cò” tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng cho biết, Sở Y tế Thành phố yêu cầu tất cả bệnh viện, các cơ sở khám, chữa bệnh phải rà soát, củng cố hoạt động đội bảo vệ của cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường phối hợp với lực lượng công an địa phương bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu vực đông người, nhất là khu vực đăng ký khám bệnh.
Các bệnh viện đẩy mạnh việc triển khai các ứng dụng đăng ký khám bệnh từ xa; tăng cường truyền thông để người bệnh cảnh giác với nạn “cò”; nhất là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm nếu phát hiện tình trạng “cò” ngang nhiên hoạt động trong bệnh viện.
Sở Y tế kiến nghị Công an Thành phố vào cuộc chỉ đạo lực lượng công an địa phương tăng cường hỗ trợ các bệnh viện và có biện pháp quyết liệt đối với tệ nạn “cò” tại các bệnh viện.
Tết Quý Mão: Gần 3.500 trường hợp phải cấp cứu vì đánh nhau
Thông tin của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế chiều tối ngày 27/1, tức mùng 6 Tết Quý Mão cho thấy trong kỳ nghỉ Tết Quý Mão có đến 3.443 ca cấp cứu vì đánh nhau, 43% trong số đó là 1.487 ca phải nhập viện điều trị, theo dõi và có 11 trường hợp tử vong.
Chiều tối ngày 27/1, tức mùng 6 Tết Quý Mão, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin về tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn, ngộ độc của các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc trong dịp Tết cho biết, tính đến 7 giờ ngày 27/1, tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh 127.396 bệnh nhân.
Sau 7 ngày nghỉ Tết (từ sáng 29 đến sáng mùng 6), tổng số ca khám, cấp cứu tại các bệnh viện là 381.216 ca, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú là 173.351 ca, tăng 38,9%. Tổng số ca phẫu thuật các loại là 19.435 ca, tăng 11,4%.
Trong dịp Tết Quý Mão đã có gần 3.500 trường hợp phải cấp cứu vì đánh nhau. Trong ảnh, bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Đức sáng mùng 5 Tết Quý Mão.
Cũng trong kỳ nghỉ Tết Quý Mão có đến 3.443 ca cấp cứu vì đánh nhau, 43% trong số đó là 1.487 ca phải nhập viện điều trị, theo dõi và có 11 trường hợp tử vong.
Về số ca khám, cấp cứu và nhập viện do tai nạn giao thông, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, đã có gần 30.000 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng 10,4% so với cùng kỳ Tết năm ngoái. Trong đó, gần 11.000 trường hợp phải nhập viện điều trị (tăng 15%), 235 người tử vong vì tai nạn giao thông, giảm 7% so với Tết 2022.
Bên cạnh đó, số ca cấp cứu do ngộ độc, rối loạn tiêu hóa và tai nạn liên quan đến pháo, vật liệu nổ cũng gia tăng. Trong 7 ngày nghỉ Tết đã có 813 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, chiếm 0,2% trong tổng số khám, cấp cứu; 2 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).
Về tai nạn lao động, sinh hoạt, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho hay, trong 7 ngày nghỉ Tết có 13.950 ca khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động, chiếm 4,3% trong tổng số khám, cấp cứu tại bệnh viện, trong đó có 23 ca tử vong.
Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, số liệu thống kê cho thấy, tai nạn giao thông tăng số nhập viện, nhưng giảm số ca tử vong; tai nạn đánh nhau giảm, trong khi đó tai nạn do pháo nổ tăng cao so với Tết Nhâm Dần 2022.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đánh giá, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Quý Mão 2023, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho nhân dân.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ người nhà tố bệnh viện tắc trách khiến bé 3 tuổi tử vong Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Bệnh viện Sản Nhi tỉnh này làm rõ vụ cháu bé 3 tuổi tử vong nghi hóc hạt bí, người nhà tố bệnh viện tắc trách. Công văn của Bộ Y tế nêu rõ ngày 27/1, một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải bài viết phản...