Xe tải “siêu nhỏ” có bắt buộc gắn phù hiệu?
Nhiều người thắc mắc chỉ có 1 chiếc xe tải nhỏ dưới 0,5 tấn chở thuê có phải dán phù hiệu “ xe tải”?
Theo quy định xe tải dưới 3,5 tấn phải gắn phù hiệu “xe tải” trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có trên 5 xe và đăng ký kinh doanh vận tải – Ảnh Khánh Linh
Dù tới thời điểm này, đã qua hơn 1 tháng thực hiện lô trinh găn phu hiêu đôi vơi xe co trong tai thiêt kê dươi 3,5 tân theo quy đinh cua Nghi đinh sô 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, tuy nhiên, Báo Giao thông vẫn nhận được câu hỏi của độc giả đề nghị giải đáp các vấn đề xung quanh quy định này.
Cụ thể, bạn đọc có Emai: ltramlam.plana@gmail.com hỏi: “Gia đình tôi có 1 xe tải “siêu nhỏ” chỉ dưới 0,5 tấn chở thuê, không phải công ty kinh doanh vận tải, cũng không phải hộ kinh doanh vận tải. Trong giấy phép đăng kiểm xe cũng có ghi rõ không kinh doanh vận tải. Như vậy, trong trường hợp này, xe của nhà tôi không cần đăng kí phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình có đúng hay không?”
Trả lời vấn đề này, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, theo Nghị định 86/2014, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô bao gồm 2 hình thức là kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình, bà Hiền cho biết, khoản 1 Điều 50 Thông tư 63/2014 quy định: “Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc các đối tượng như: Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định của Chính phủ; Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàn siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; Có từ 5 xe trở lên; Sử dụng phương tiện có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa”.
Trên cơ sở các quy định trên, đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp (bao gồm các cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh vận tải chỉ chở hàng hóa của mình, không chở hàng thuê) sử dụng phương tiện có khối lượng hành chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn để vận chuyển hàng hóa và có số lượng dưới 5 xe không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu vận tải và gắn thiết bị giám sát hành trình. Như vậy, trường hợp của bạn chỉ có 1 chiếc xe tải thì không phải dán phù hiệu xe tải.
Video đang HOT
“Theo lộ trình quy định tại Nghị định 86, từ ngày 1/7, xe kinh doanh vận tải từ 3,5 tấn trở xuống phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Sau ngày này, trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa và người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải dưới 3,5 tấn không thực hiện các quy định nêu trên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 46/2016 của Chính phủ với mức xử phạt 3-5 triệu đồng”, bà Hiền nói.
Trần Duy
Theo baogiaothong
Cách nào để tài xế không ngủ gục khi lái xe?
Hiện nay việc quản lý hộp đen vẫn còn khả lỏng lẻo, mang tính hình thức và không thể xử lý trực tiếp khi tài xế đang di chuyển.
Để quản lý số giờ chạy của tài xế thì cơ quan chức năng và các đơn vị vận tải đều phải phụ thuộc vào thiết bị giám sát hành trình (GSHT). Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý vẫn còn khả lỏng lẻo, mang tính hình thức và không được kiểm tra, xử lý trực tiếp khi tài xế đang di chuyển.
Việc quản lý giờ chạy là trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải. ẢNH TRƯỜNG GIANG.
Trách nhiệm thuộc về đơn vị kinh doanh
Ông Trần Quang Bình, Vụ Vận tải Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì thông tin từ thiết bị GSHT của xe được sử dụng trong quản lý của Nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu. Đồng thời, đơn vị kinh doanh vận tải phải bố trí nhân sự để theo dõi, khai thác dữ liệu nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành của đơn vị.
Như vậy, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện theo dõi, chấn chỉnh ngay đối với các trường hợp lái xe vi phạm trong quá trình điều hành hoạt động vận tải của đơn vị mình. Đặc biệt là các trường hợp lái xe vi phạm tốc độ, lái xe quá thời gian quy định và các trường hợp ngắt thiết bị.
Đối với công tác quản lý của nhà nước, Tổng cục ĐBVN đã cung cấp ba tài khoản cho các sở GTVT để cập nhật, khai thác dữ liệu từ hệ thống phục vụ công tác quản lý hoạt động vận tải tại địa phương. Trong đó có một tài khoản cung cấp cho lực lượng Thanh tra giao thông, tài khoản này có thể tra cứu dữ liệu của toàn bộ các phương tiện ở tất cả các tỉnh; cung cấp tài khoản cho các bến xe khách trong cả nước (khoảng 541 bến xe) để thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với các phương tiện vận tải.
Khi tài xế lái quá bốn giờ đồng hồ thì thiết bị giám sát hành trình sẽ cảnh báo bằng âm thanh cho người lái. ẢNH TRƯỜNG GIANG.
Đối với các phương tiện vi phạm sẽ bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải. Theo đó, hàng tháng các Sở GTVT sẽ thực hiện trích xuất dữ liệu để thực hiện chấn chỉnh, nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
Thiết bị GSHT sẽ cảnh báo bằng âm thanh cho người lái
Ông Trần Quang Bình cho biết theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị GSHT của xe ô tô, mỗi tài xế đều phải có một thẻ định danh gắn vào đầu đọc của thiết bị GSHT trên ô tô trước khi lái xe trên đường.
Các thông tin trên thẻ bao gồm: thời điểm, tọa độ bắt đầu và kết thúc làm việc của từng tài xế, tên tài xế, số giấy phép lái xe, biển số xe cũng như thời gian lái xe liên tục của người đó.
Đối với người tài xế khi điều khiển phương tiện quá bốn giờ thì thiết bị GSHT sẽ cảnh báo bằng âm thanh. Thông thường, việc cảnh báo này được thực hiện trước khoảng từ 5 - 15 phút đến khi lái đủ bốn giờ để đảm bảo tài xế không bị vi phạm thời gian lái xe liên tục.
Tuy nhiên, thiết bị GSHT chỉ là một công cụ kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý, giám sát ở một mức độ nhất định. Để thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luât về lĩnh vực kinh doanh vận tải và đảm bảo ATGT thì cần phải kết hợp với nhiều biện pháp quản lý khác. Trong đó, vai trò, trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải là hết sức quan trọng.
Tài xế phải biết lượng sức mình
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá bốn giờ. Nhưng không phải cứ đúng thời gian quy định trên thì tài xế mới nghỉ ngơi mà còn tùy vào sức khỏe của mình.
"Theo đó, để tránh sự việc đáng tiếc vừa qua trước tiên tài xế phải biết bảo vệ bản thân, không nên làm việc vượt quá thời gian, đặc biệt không vì ai thúc ép mà dẫn đến những tai nạn đau lòng", ông Thanh nói.
Ông Thanh cũng cho biết, theo Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe tô thì các đơn vị vận tải phải có bộ phận theo dõi an toàn giao thông, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị GSHT của xe. Nên khi xe vi phạm tốc độ hay tài xế làm việc vượt thời gian quy định, chủ doanh nghiệp phải là đơn vị chịu trách nhiệm liên đới.
"Hiện nay xe chạy quá bốn giờ đồng hồ sẽ được thiết bị giám sát hành trình cảnh báo. Nếu doanh nghiệp vận tải không quan tâm đến thiết bị này mà lắp theo kiểu đối phó là không được.... Phải xử lý dứt điểm các lái xe và doanh nghiệp vi phạm", ông Thanh nhấn mạnh và cho rằng bên cạnh những quy định này Nhà nước cần phải khai thác tốt thiết bị GSHT và chế tài mạnh hơn đối với các doanh nghiệp vi phạm.
ĐÀO TRANG - VIẾT LONG
Theo PLO
Bộ trưởng GTVT nhận trách nhiệm vì chậm tham mưu sửa đổi Nghị định 86 Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - vừa báo cáo Chính phủ về tiến độ sửa đổi Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải. Người đứng đầu Bộ GTVT nhận trách nhiệm vì tham mưu sửa Nghị định này chậm so với yêu cầu. Nghị định 86 sửa đổi dự...