Xe tải ‘luồng xanh’ chở nhiều thi hài mắc Covid-19 từ TP.HCM về Bến Tre hỏa táng
Liên quan đến vụ việc xe tải luồng xanh chở nhiều thi hài mắc Covid-19 từ TP.HCM về Bến Tre hỏa táng, Công an tỉnh Bến Tre đang thực hiện các thủ tục để xử lý vi phạm.
Trong 2 ngày 15 và 16.8, một tài xế xe tải “luồng xanh” đã chở 46 thi hài từ TP.HCM về Bến Tre để hỏa táng, trong đó có nhiều thi hài tử vong do mắc Covid-19.
Chiều 16.8: Thông báo thêm 368 ca Covid-19 tử vong tại 15 tỉnh thành
Tối 16.8, trao đổi với PV Thanh Niên , ông Huỳnh Vĩnh Khánh, Chủ tịch UBND TP.Bến Tre, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.Bến Tre (Bến Tre), cho biết ông đã yêu cầu chủ cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên (tọa lạc tại xã Phú Hưng, TP.Bến Tre) ngưng ngay việc tiếp nhận thi hài chở về từ TP.HCM và các tỉnh, thành khác để hỏa táng trong lúc dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
“Hiện cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên đang tiếp tục xử lý những thi hài đã nhận và tôi đã yêu cầu chủ cơ sở phải ngưng ngay việc tiếp nhận thi hài từ nơi khác chở tới để hỏa táng. Tôi có làm việc với Công an TP.Bến Tre và được biết do xe tải chở thi hài đến đã được cấp giấy ưu tiên “luồng xanh” chở hàng hóa nên mới qua được các chốt kiểm soát dịch Covid-19″, ông Khánh nói.
Cơ sở mai táng này bị Chủ tịch UBND TP.Bến Tre yêu cầu không được tiếp nhận những thi hài chở về từ TP.HCM và các nơi khác đến để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. ẢNH: CTV
Theo báo cáo của Công an xã Phú Hưng, TP.Bến Tre, trong khoảng thời gian từ 9 giờ ngày 15.8 đến 0 giờ 30 ngày 16.8, cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên có tiếp nhận 46 thi hài từ TP.HCM chở về bằng xe tải và tiến hành hợp đồng hỏa táng. Người chở thi hài là tài xế L.P.H điều khiển xe tải BS 64C – 07784.
Làm việc với Công an xã Phú Hưng, tài xế H. cho biết bản thân có xét nghiệm kết quả âm tính với Covid-19 trong ngày 13.8. Sáng 15.8, H. chở 18 thi hài từ TP.HCM tới cơ sở Phúc Lạc Viên để hỏa táng (chưa có hợp đồng trước với cơ sở). Số thi hài này có nhiều địa chỉ khác nhau tại TP.HCM, trong đó có 13 trường hợp tử vong do bệnh Covid-19. Trước khi đến Bến Tre, H. đã tới 2 cơ sở hỏa táng ở Long An và Tiền Giang nhưng bị từ chối do quá tải.
Bản tin Covid-19 ngày 16.8: TP.HCM chia 3 giai đoạn để kiểm soát dịch bệnh, đổi chiến lược điều trị “5 tầng” thành “3 tầng”
Thấy cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên vẫn còn tiếp nhận nên khoảng 16 giờ ngày 15.8, H. chở thêm 10 thi hài từ TP.HCM đến để hợp đồng hỏa táng. Khoảng 0 giờ 30 ngày 16.8, H. tiếp tục chở 18 thi hài từ TP.HCM tới cơ sở hỏa táng Phúc Lạc Viên và đều được tiếp nhận.
Theo nguồn tin từ Công an tỉnh Bến Tre, tài xế L.P.H đã vi phạm về việc chưa thực hiện thông báo với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14.12.2020 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn và kiểm soát lây lan Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh”. Đồng thời, H. đã vi phạm Điểm a, Khoản 3, Điều 16 Nghị định 117 của Chính phủ quy định về “Xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế”.
Liên quan đến vụ việc xe tải “luồng xanh” chở nhiều thi hài mắc Covid-19 từ TP.HCM về Bến Tre hỏa táng, hiện Công an tỉnh Bến Tre đang thực hiện các thủ tục để xử lý vi phạm của tài xế H. theo quy định.
Kết nối tiêu thụ hàng hóa và hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân
Để bảo đảm lưu thông hàng hóa, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các bộ, ngành và các địa phương đã triển khai các giải pháp tích cực tạo thuận lợi kết nối giữa các hợp tác xã, tổ chức, nông dân với các doanh nghiệp và đầu mối thu mua, tiêu thụ hàng hóa mang lại hiệu quả cao.
Đồng thời, hỗ trợ về đời sống cho người dân , đảm bảo giữa phòng, chống dịch với phát triển kinh tế - xã hội.
Dừa khô nguyên liệu sắp vào vụ thu hoạch. Ảnh minh họa: baodongkhoi.vn
Theo ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, ngành chức năng Bến Tre tiếp tục theo dõi chặt tình hình sản xuất, tiêu thụ nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh, cập nhật danh sách đầu mối cung ứng một số sản phẩm nông sản. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản cho người dân hạn chế tồn đọng, ùn ứ trong thời gian tỉnh tiếp tục thực hiện giãn cách. Bên cạnh đó, khuyến khích người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ nông sản trên Sàn thương mại điện tử của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (sàn postmart.vn) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (sàn voso.vn), kể cả các sản phẩm thông thường chưa phải là sản phẩm OCOP.
Sở phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các điểm bán hàng bình ổn và hàng hóa thiết yếu; hỗ trợ người dân các xã tiêu thụ nông sản trong mùa dịch nhất là sản phẩm nông sản có sản lượng lớn. Ngoài ra, phối hợp ngành y tế tổ chức ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng tham gia chuỗi sản phẩm nông nghiệp, hoạt động trong cơ sở chế biến, sơ chế, đóng gói, giết mổ, đầu mối thu gom nông sản, thủy sản và thương lái thu mua nông sản trên địa bàn.
Để nâng cao tiêu thụ sản phẩm và tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cho người dân, UBND tỉnh Bến Tre ban hành kế hoạch về tổ chức thu hoạch và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay.
Theo đó, UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu các địa phương, các sở, ban, ngành trong tỉnh cần tập trung tối đa cho phòng chống dịch, xây dựng phương án "3 tại chỗ" trong tổ chức thu hoạch và tiêu thụ nông sản; bố trí các tổ, đội chống dịch ở các tuyến đường, cửa ngõ ra vào vùng nông sản tập trung của địa phương để hỗ trợ phương tiện, người thu mua ra vào thu hoạch thuận tiện, đồng thời kiểm soát tốt phòng chống dịch COVID-19 trong suốt thời gian thu hoạch và tiêu thụ.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh, với những nông sản không thể kéo dài thời gian thu hoạch cần tiếp tục kết nối với các đầu mối sẵn có, đồng thời mở rộng kết nối tiêu thụ đến các tỉnh mà tình hình dịch bệnh đã ổn định. Những nông sản nào có thể neo lại, chờ thu hoạch sau, các cơ quan chức năng cần có hướng dẫn về mặt kỹ thuật để người dân thực hiện đảm bảo năng suất, chất lượng.
Thành phố Đà Nẵng đã có kế hoạch áp dụng biện pháp giãn cách toàn xã hội từ ngày 16-23/8/2021 để phòng chống lây lan và tiến đến kiểm soát tốt dịch COVID-19 trên địa bàn, Tổ công tác đặc biệt miền Bắc - miền Trung đã làm việc với Sở Công Thương Đà Nẵng để trao đổi các biện pháp bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường Đà Nẵng và phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh.
Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cho thị trường Đà Nẵng trong thời gian cận trước và trong khi thành phố áp dụng giãn cách toàn xã hội, Bộ Công Thương đã có công văn số 4921/BCT-TTTN ngày 14 tháng 8 năm 2021 chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối hàng hóa lớn có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, tăng lượng hàng hóa dự trữ để cung ứng cho các địa bàn dân cư trong thời gian trước và trong khi thành phố áp dụng giãn cách toàn xã hội.
Cùng với đó, tổ chức các điểm bán hàng lưu động, triển khai các hoạt động bán hàng trực tuyến; phối hợp với các Tổ COVID-19 cộng đồng cung ứng hàng hóa theo đặt hàng của người dân trong thời gian thành phố áp dụng giãn các toàn xã hội.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng đã trao đổi và đề nghị Sở Công Thương Đà Nẵng cập nhật kế hoạch cung ứng, phân phối một số hàng hóa thiết yếu trong các tình huống phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho phù hợp với yêu cầu và diễn biến mới.
Ngoài ra, ngày 14/8, Tổ công tác đặc biệt miền Bắc - miền Trung đã tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch với UBND thành phố Đà Nẵng. Theo đó, Tổ đã góp ý kiến với thành phố đã xây dựng phương án cụ thể, hiệu quả nhằm bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu đến các tổ dân phố và có phương án hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đáng lưu ý, kế hoạch giãn cách của thành phố Đà Nẵng đã áp dụng thí điểm tại quận Sơn Trà trước đây và hiện còn 3 phường vẫn đang áp dụng do vẫn còn ca nhiễm COVID-19. Vì vậy, thành phố sẽ cấm người dân ra khỏi nhà trong 1 tuần kể cả đi mua hàng hóa.
Việc cung ứng hàng hóa được giao cho chính quyền tại từng quận, huyện bởi mỗi quận, huyện đều có các siêu thị, cửa hàng dược phẩm hoạt động để cung ứng hàng hóa thiết yếu; việc mua hàng được đặt online hoặc đăng ký qua tổ dân phố.
Đặc biệt, tại các tổ dân phố có Tổ COVID-19 cộng đồng đảm trách việc cung ứng hàng hóa gồm từ 6-8 người, huy động từ Đoàn thanh niên hoặc Hội phụ nữ cung ứng hàng hóa cho từ 20-30 hộ dân của mỗi tổ.
Còn tại Hà Nội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết vừa trình HĐND thành phố xem xét ban hành quy định về việc hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt cho các hộ dân và một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021.
Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thành phố đề xuất, hỗ trợ để giảm giá 100% đối với các trường hợp: Cơ sở cách ly, khám chữa tập trung bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm COVID-19 trên địa bàn thành phố. Các hộ dân thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở mức sinh hoạt 1 (tối đa là 68.690 đồng/hộ dân, áp dụng đối với 10m3/hộ dân theo giá nước sạch mức sinh hoạt 1 tại Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND thành phố).
Nhiều tỉnh kéo dài thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16 Phú Yên, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thay vì kết thúc ngày 15/8. Chiều 14/8, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND Phú Yên quyết định, TP Tuy Hòa, thị xã Đông Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa và huyện Tuy An giãn cách xã...